Doanh nghiệp ngành mía đường trong nước đang gặp nhiều khó khăn do không tiêu thụ được sản phẩm |
Thông tin từ Hiệp hội mía đường Viêt Nam (VSSA) cho biết trong tháng 2/2023, tất cả các nhà máy của ngành đường Việt Nam đã vào vụ ép 2022-2023 và một vài nhà máy đã ngừng ép vì thiếu nguyên liệu mía. Sản lượng lũy kế từ đầu vụ đã ép được 4,1 triệu tấn mía và sản xuất được 387.000 tấn đường các loại.
Theo VSSA, trong tháng 2 thị trường sau kỳ nghỉ tết, sức cầu sản phẩm đường rất thấp. Ngành mía đường Việt Nam đang ở chính vụ ép 2022-2023. Tuy nhiên hầu hết lượng đường sản xuất từ mía không tiêu thụ được, nhiều nhà máy không còn chỗ chứa trong kho, phải chất đường ra ngoài.
Thị trường hoàn toàn bị chiếm lĩnh bởi đường nhập khẩu thuộc hạn ngạch 2022 bổ sung, đường lẩn tránh phòng vệ thương mại từ Indonesia và đường nhập lậu có xuất xứ Thái Lan từ Lào và Campuchia.
Giá đường sản xuất từ mía trong nước tùy phẩm cấp đường (chất lượng và cỡ hạt) và đường nhập lậu (giá có VAT, đ/kg) dao động ở mức như sau:
"Như vậy trong tháng 2 so với giá đường thị trường nội địa trong khu vực bao gồm các nước sản xuất mía đường khối ATIGA, giá đường của Việt Nam đã ở mức thấp hơn hẳn so với các đồng nghiệp, đặc biệt chỉ chưa đến 50% so với giá đường tại Philippines", VSSA nhận định.
Theo VSSA, tồn kho đường từ năm 2022 chuyển sang cộng với nguồn cung đường từ nhập khẩu tiếp tục đưa đường vào thị trường thông qua nhập khẩu trực tiếp chính ngạch và đường gian lận thương mại qua biên giới Tây Nam khiến cho tình trạng thừa cung sẽ tiếp diễn trong tháng 3, vì đang là thời điểm chính vụ ép mía 2022-2023.
Do đó, nếu không có biện pháp kiểm soát hữu hiệu hành vi gian lận thương mại đường nhập lậu và đường nhập khẩu lẩn tránh hàng rào phòng vệ thương mại, đường sản xuất từ mía có thể phải tiếp tục tồn kho hoặc giảm giá bán đường dưới giá thành để có tiền thanh toán tiền mía hoặc giảm giá mua mía của nông dân; dẫn đến hệ quả là hủy hoại chuỗi liên kết mía đường giữa nông dân và nhà máy.
Hiệp hội mía đường Việt Nam cho rằng lượng đường tồn kho lớn khiến giá đường tại thị trường Việt Nam trong tháng 3 sẽ tiếp tục chịu sức ép lớn từ đường nhập khẩu chính ngạch và đường gian lận nhập lậu và sẽ ở mức thấp hơn so với giá đường của các quốc gia trồng mía khối ATIGA (Indonesia, Philippine) và Trung Quốc.
Lao đao vì đường nhập lậu, ngành mía đường cầu cứu khẩn |
Sẽ đấu giá 113.000 tấn đường nhập khẩu |
Người trồng “kết” mía giải khát khiến nhà máy đường “khát” nguyên liệu |