Thủ tướng yêu cầu tập trung phòng, chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, lũ quét

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 732/CĐ-TTg ngày 8/8/2023 về việc tập trung phòng, chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quét.
Thủ tướng yêu cầu tập trung phòng, chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, lũ quét

Công điện gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải, Công Thương, Quốc phòng, Công an.

Công điện nêu rõ, từ đầu tháng 7 năm 2023 đến nay, sạt lở đất, lũ quét, sạt lở bờ sông, bờ biển tiếp tục gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, nhà cửa, tài sản của Nhân dân, nhiều tuyến giao thông, cơ sở hạ tầng bị hư hại, gây tâm lý bất an trong Nhân dân, nhất là ở một số tỉnh Tây Nguyên, miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng cơ quan liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm túc Công điện số 607/CĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2023; nắm chắc tình hình, chủ động triển khai các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương để kiểm soát, giảm thiệt hại do sạt lở đất, lũ quét, sạt lở bờ sông, bờ biển, trong đó:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

Trước mắt khẩn trương thực hiện ngay một số giải pháp cấp bách để bảo đảm an toàn cho nhân dân tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ quét: Đối với các khu vực đã phát hiện có nguy cơ sạt lở, lũ quét phải kiên quyết di dời người và tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc có phương án chủ động bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản cho người dân, không để xảy ra tình huống bị động, bất ngờ.

Tổ chức hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm, chỗ ở theo quy định để ổn định đời sống cho các hộ bị mất nhà do sạt lở, lũ quét hoặc phải di dời để phòng, tránh sạt lở, lũ quét, không để người dân thiếu đói, không có chỗ ở.

Tiếp tục tổ chức rà soát kỹ, phát hiện kịp thời các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét, nhất là các khu vực có dân cư, trường học, công sở, doanh trại, nhà máy, xí nghiệp,… Chỉ đạo tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân nhận biết về dấu hiệu, nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét để huy động sức mạnh của nhân dân trong việc phát hiện, thông báo các khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét; hướng dẫn kỹ năng để người dân chủ động ứng phó khi có sự cố, hạn chế thiệt hại, đặc biệt cần chú ý có hình thức tuyên truyền, hướng dẫn phù hợp, kịp thời đối với người dân ở thôn, bản vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Về lâu dài: Kiểm soát chặt chẽ công tác quy hoạch xây dựng và hoạt động xây dựng, nhất là việc xây dựng nhà cửa, công trình ở khu vực địa hình sườn dốc, ven sông, suối, kênh rạch, ven biển, vùng có nguy cơ xảy ra tai biến địa chất. Nghiêm cấm và xử lý nghiêm việc chặt phá rừng, nhất là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Tổ chức rà soát, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm, triệt để các trường hợp vi phạm các quy định về quản lý sử dụng đất; quản lý, bảo vệ rừng; hoạt động xây dựng (nhất là hoạt động xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ, đặc dụng); khai thác, tập kết khoáng sản trái phép theo đúng quy định của pháp luật để giảm nguy cơ rủi ro thiên tai, hạn chế xảy ra sạt lở, lũ quét, ngập úng.

Tập trung phòng, chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quét
Tập trung phòng, chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quét

Tổ chức rà soát, chỉ đạo xây dựng dự án, báo cáo cấp thẩm quyền bố trí và huy động nguồn lực để thực hiện các dự án mang tính căn cơ, bài bản, bền vững nhằm phòng, chống sạt lở, chủ động di dời dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm do thiên tai, nhất là khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ quét.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và pháp luật nếu thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo dẫn tới thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng và tài sản của Nhân dân.

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường phổ biến kiến thức, hướng dẫn người dân nhận biết nguy cơ, dấu hiệu có thể xảy ra sạt lở, lũ quét, kỹ năng ứng phó để chủ động sơ tán, di dời trước khi xảy ra sự cố, giảm thiệt hại.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan và huy động các chuyên gia, nhà khoa học khẩn trương tổ chức nghiên cứu, đánh giá cụ thể nguyên nhân sạt lở, nguy cơ tai biến địa chất tại khu vực Tây Nguyên, chủ động thông tin đến cơ quan chức năng và Nhân dân biết để có giải pháp ứng phó phù hợp, tránh hoang mang, bất an trong Nhân dân; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trong tháng 8 năm 2023.

Khẩn trương rà soát, cập nhật, hoàn thiện Đề án "Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam" trên cơ sở bảo đảm khoa học, thực tiễn, khả thi và hiệu quả, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt trong tháng 8 năm 2023 để sớm triển khai thực hiện.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai công tác bảo đảm an toàn công trình hồ đập thủy lợi, nhất là các hồ đập xung yếu, hồ đập đã xảy ra sự cố trong mưa lũ vừa qua (như hồ Đắk N'Ting, tỉnh Đắk Nông,…), không để xảy ra sự cố bất ngờ gây thiệt hại về tính mạng của Nhân dân.

Chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống, khắc phục sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng, ổn định cuộc sống cho người dân.

Bộ Giao thông vận tải tiếp tục chỉ đạo rà soát, kiểm tra các tuyến giao thông, nhất là ở khu vực miền núi, trung du Bắc Bộ, miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long; kịp thời phát hiện khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, ngập lụt sâu để có phương án chủ động bảo đảm giao thông và an toàn giao thông, đặc biệt là trên các tuyến cao tốc, quốc lộ và các trục giao thông chính. Chủ động phối hợp, hỗ trợ địa phương khắc phục sự cố sạt lở trên các trục giao thông chính.

Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao chủ động chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn đối với lực lượng và công trình thuộc lĩnh vực quản lý của ngành, nhất là hồ đập thủy điện, hệ thống cung cấp, truyền tải điện.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng khác ở trung ương và địa phương tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tăng cường tuyên truyền pháp luật, phổ biến kiến thức, hướng dẫn kỹ năng nhận biết, ứng phó cho người dân, giảm thiểu thiệt hại do sạt lở.

Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo dõi chặt chẽ tình hình sự cố, thiên tai, sạt lở, chủ động chỉ đạo, điều phối, hỗ trợ các địa phương triển khai công tác ứng phó, tìm kiếm cứu nạn kịp thời, hiệu quả khi có tình huống theo đề nghị của địa phương.

Các Bộ, ngành, địa phương chủ động nắm tình hình, chỉ đạo, triển khai xử lý, khắc phục tình trạng sạt lở theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao; kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền chỉ đạo xử lý đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.

Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai theo dõi chặt chẽ tình hình thiên tai, chủ động chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Giao Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương trong việc thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện./.

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ sạt lở đất nghiêm trọng tại Lâm Đồng Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ sạt lở đất nghiêm trọng tại Lâm Đồng
Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, đê yếu ở phía Bắc Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, đê yếu ở phía Bắc
Thứ trưởng Bộ TN&MT lý giải nguyên nhân sạt lở đất, đá ở Tây Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT lý giải nguyên nhân sạt lở đất, đá ở Tây Nguyên
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ ở miền núi và trung du Bắc Bộ Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ ở miền núi và trung du Bắc Bộ
Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vụ 6 du khách ngộ độc rượu tại Ninh Thuận: 01 bệnh nhân đã tử vong

Vụ 6 du khách ngộ độc rượu tại Ninh Thuận: 01 bệnh nhân đã tử vong

Thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết, ngày 1/4, bệnh nhân 25 tuổi, là người trẻ nhất trong nhóm 6 người bị ngộ độc rượu được chuyển đến cấp cứu, đã tử vong.
Thu giữ gần 2 tấn móng giò, chân gà bốc mùi hôi thối

Thu giữ gần 2 tấn móng giò, chân gà bốc mùi hôi thối

Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Lạng Sơn phối hợp với các cơ quan liên quan đã phát hiện gần 2 tấn móng giò lợn và chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ, đang chuẩn bị được đưa đi tiêu thụ.
Vụ 6 du khách ngộ độc rượu tại Ninh Thuận: Bộ Y tế đề nghị 3 tỉnh thành vào cuộc

Vụ 6 du khách ngộ độc rượu tại Ninh Thuận: Bộ Y tế đề nghị 3 tỉnh thành vào cuộc

Bộ Y tế đã đề nghị 3 địa phương gồm TP.HCM, Tiền Giang và Ninh Thuận phối hợp vào cuộc điều tra, xử lý vụ việc 6 du khách bị ngộ độc rượu tại Ninh Thuận.
Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Một bản đồ địa chấn mới công bố từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho thấy thực tế: Đông Nam Á là khu vực có hoạt động địa chấn dữ dội bậc nhất thế giới.
Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Cá ngừ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng để đảm bảo an toàn và tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng.
Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Bệnh nhân bị chó nhà cắn nhưng không tiêm ngừa, tự xử lý vết thương tại nhà. Sau 2 tháng, bệnh nhân tử vong. Đây là ca tử vong thứ hai nghi do bệnh dại xảy ra tại tỉnh Bình Thuận từ đầu năm đến nay.
Đi du lịch uống rượu trái cây khiến 6 người ngộ độc

Đi du lịch uống rượu trái cây khiến 6 người ngộ độc

6 người đàn ông đã phải nhập viện cấp cứu sau khi uống rượu trái cây trong chuyến đi du lịch tại tỉnh Ninh Thuận. Trong số 6 người đã có một bệnh nhân bị hôn mê sâu.
37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP.HCM tổ chức điều tra để xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm khiến 37 người phải nhập viện sau khi ăn bánh mì.
Bộ Y tế tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch sởi tại thành phố Đà Nẵng

Bộ Y tế tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch sởi tại thành phố Đà Nẵng

Trong ba tháng qua, Đà Nẵng đã ghi nhận 3.074 ca mắc sởi, trong đó hơn một nửa là trẻ đang đi học. Trước tình hình này, các bệnh viện trên địa bàn đã xây dựng kế hoạch ứng phó dịch nhằm kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan.
Miền Bắc sắp đón thêm đợt không khí lạnh

Miền Bắc sắp đón thêm đợt không khí lạnh

Theo dự báo, từ ngày 1/4, cường độ không khí lạnh suy yếu dần, khoảng ngày 5/4, bộ phận không khí lạnh tăng cường trở lại miền Bắc.
Bất ngờ, người gầy cũng có thể bị gan nhiễm mỡ

Bất ngờ, người gầy cũng có thể bị gan nhiễm mỡ

Theo nghiên cứu công bố trên Tạp chí Gastroenterology năm 2019, khoảng 50-70% bệnh nhân gan nhiễm mỡ là người béo phì, trong khi số còn lại là người gầy.
Nhai kẹo cao su có thể hấp thu hàng nghìn hạt vi nhựa vào cơ thể

Nhai kẹo cao su có thể hấp thu hàng nghìn hạt vi nhựa vào cơ thể

Nghiên cứu mới cho thấy, mỗi 1g kẹo cao su thải ra trung bình 100 mảnh vi nhựa, với một số loại kẹo cao su thải ra hơn 600 mảnh vi nhựa. Trọng lượng trung bình của một thanh kẹo cao su là 150g.
Khi động đất xảy ra, cần làm gì nếu bạn đang ở trên tầng cao?

Khi động đất xảy ra, cần làm gì nếu bạn đang ở trên tầng cao?

Các chuyên gia khuyến cáo, trong trường hợp xảy ra động đất khi đang ở trong các tòa nhà cao tầng, cần tránh xa cửa sổ, cửa ra vào và vách tường, vì đây là những khu vực dễ sụp đổ đầu tiên. Ngay khi cảm nhận được rung chấn, hãy tìm nơi trú ẩn an toàn như chui xuống gầm bàn, gầm ghế hoặc gầm giường để tránh bị thương do đồ vật rơi xuống.
Những loại rau củ tốt cho thận

Những loại rau củ tốt cho thận

Thận giúp loại bỏ chất thải và duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Bổ sung rau củ giàu dinh dưỡng vào chế độ ăn có thể hỗ trợ chức năng thận.
Vụ Nha khoa Valis Group bị đình chỉ hoạt động: UBND TP Buôn Ma Thuột ra chỉ đạo "nóng"

Vụ Nha khoa Valis Group bị đình chỉ hoạt động: UBND TP Buôn Ma Thuột ra chỉ đạo "nóng"

Mặc dù Nha khoa Valis Group đã bị Thanh tra Sở Y tế Đắk Lắk yêu cầu "lập tức ngừng hoạt động" nhưng cơ sở này vẫn mở cửa hoạt động. Do đó, UBND TP Buôn Ma Thuột đã có công văn chỉ đạo "nóng".
Giá tiêm vắc xin viêm màng não mô cầu là bao nhiêu?

Giá tiêm vắc xin viêm màng não mô cầu là bao nhiêu?

Viêm màng não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề. Do đó, việc tiêm vắc xin phòng bệnh là rất quan trọng.
Miền Bắc chuyển rét từ chiều nay

Miền Bắc chuyển rét từ chiều nay

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết chiều tối nay 28/3, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới thời tiết Bắc Bộ, sau đó lan rộng đến các nơi khác ở phía Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ.
Hàng loạt học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Hàng loạt học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Trong hai ngày 26 và 27/3, hàng chục học sinh thuộc hệ thống Trường Tiểu học - THCS Tuệ Đức (TP Thủ Đức, TP.HCM) có biểu hiện đau bụng sau khi dùng bữa trưa, xế và sáng tại trường, nghi ngờ do ngộ độc thực phẩm.
Những loại hạt tốt cho mắt nên ăn thường xuyên

Những loại hạt tốt cho mắt nên ăn thường xuyên

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Một đôi mắt sáng, khỏe đẹp sẽ giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp. Dưới đây các loại hạt dinh dưỡng nếu bạn bổ sung hằng ngày sẽ giúp sáng mắt.
“Xiên bẩn” tung hoành, Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ ngộ độc

“Xiên bẩn” tung hoành, Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ ngộ độc

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo, các thức ăn đường phố như thịt nướng, xiên que... tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm do điều kiện bảo quản, chế biến, nguy cơ nhiễm vi sinh vật, hóa chất.
74 trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh viêm não mô cầu ở Thái Bình

74 trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh viêm não mô cầu ở Thái Bình

Chiều 25/3, thông tin từ CDC Thái Bình cho biết, đơn vị này dang giám sát, quản lý và triển khai phòng chống dịch não mô cầu tại xã An Ấp, huyện Quỳnh Phụ, đồng thời theo dõi các trường hợp tiếp xúc gần và hướng dẫn sử dụng kháng sinh dự phòng.
Nhịn ăn gián đoạn có thực sự tốt cho sức khoẻ?

Nhịn ăn gián đoạn có thực sự tốt cho sức khoẻ?

Nhịn ăn gián đoạn là một phương pháp ăn uống xoay vòng giữa thời gian ăn và thời gian nhịn ăn. Phương pháp này hỗ trợ giảm cân và tốt cho sức khỏe.
Loét toàn thân do đắp dịch kiến ba khoang chữa ngứa

Loét toàn thân do đắp dịch kiến ba khoang chữa ngứa

Tin theo bài thuốc "truyền miệng", nam thanh niên 25 tuổi ở Hưng Yên bị loét toàn thân do đắp kiến ba khoang chữa ngứa.
Nguy kịch sau khi tin lời thầy lang chữa bệnh bằng "nước kiềm"

Nguy kịch sau khi tin lời thầy lang chữa bệnh bằng "nước kiềm"

Tự ý ngừng thuốc điều trị Basedow để uống nước kiềm tại nhà thầy lang biết ở trên facebook, người phụ nữ 67 tuổi rơi vào hôn mê, nguy kịch.
Vì sao Thanh tra Sở Y tế Đắk Lắk yêu cầu Nha khoa Valis Group ngưng hoạt động?

Vì sao Thanh tra Sở Y tế Đắk Lắk yêu cầu Nha khoa Valis Group ngưng hoạt động?

Thanh tra Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đã yêu cầu Nha khoa Valis Group lập tức ngưng hoạt động, chấm dứt các hoạt động quảng cáo các dịch vụ khám, chữa bệnh trên mạng xã hội.
Sởi có thể trải qua giai đoạn ủ bệnh mà không xuất hiện triệu chứng

Sởi có thể trải qua giai đoạn ủ bệnh mà không xuất hiện triệu chứng

Sau khi nhiễm virus sởi, thời gian ủ bệnh kéo dài từ 7 đến 14 ngày, trong giai đoạn này, cơ thể chưa có triệu chứng rõ ràng nhưng vẫn có khả năng lây nhiễm.
Những loại trái cây nên tránh ăn trước khi ngủ

Những loại trái cây nên tránh ăn trước khi ngủ

Trái cây giàu dinh dưỡng nhưng không phải lúc nào cũng thích hợp để ăn, đặc biệt là trước khi đi ngủ, vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng giấc ngủ.
Men vi sinh tốt cho tiêu hóa nhưng không phải ai cũng dùng được

Men vi sinh tốt cho tiêu hóa nhưng không phải ai cũng dùng được

Men vi sinh mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa và sức khỏe đường ruột. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để sử dụng.
Thanh niên 25 tuổi bị liệt tứ chi sau khi ăn pate đóng hộp

Thanh niên 25 tuổi bị liệt tứ chi sau khi ăn pate đóng hộp

Nam thanh niên 25 tuổi tại TP.HCM bị sụp mi, mắt không cử động, liệt tứ chi do ngộ độc botulinum sau khi ăn pate đóng hộp bảo quản sai cách.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động