Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chính sách quốc phòng của Việt Nam là vì hòa bình, tự vệ, vì nhân dân

Sáng 8/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 (Viet Nam Defence 2022). Triển lãm do Bộ Quốc phòng tổ chức từ ngày 8-10/12 tại Sân bay Gia Lâm (Hà Nội).
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, duyệt đội danh dự tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022. Ảnh: VGP
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, duyệt đội danh dự tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022. Ảnh: VGP

Cùng dự khai mạc triển lãm có Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương.

Về khách quốc tế có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mông Cổ; Chủ nhiệm Chính trị các Lực lượng vũ trang Cuba; các đại sứ, đại diện lãnh đạo bộ quốc phòng, chỉ huy quân đội các nước.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, cùng với xu thế hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam với các nước trên thế giới luôn được Đảng, Nhà nước Việt Nam quan tâm, duy trì và thúc đẩy phát triển.

Với mục đích đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường đối ngoại quốc phòng, tăng cường lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, thúc đẩy hợp tác về công nghiệp quốc phòng, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 là một cơ hội rất tốt để các nhà hoạch định chính sách về quốc phòng, các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng, an ninh gặp gỡ, trao đổi, phát triển hợp tác hướng tới một thế giới hoà bình, hợp tác và phát triển thịnh vượng.

Thủ tướng và các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc triển lãm. Ảnh: VGP
Thủ tướng và các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc triển lãm. Ảnh: VGP

Chính phủ Việt Nam đánh giá cao trách nhiệm và nỗ lực của Bộ Quốc phòng Việt Nam, cũng như sự đóng góp của toàn thể quý vị trong việc chuẩn bị tổ chức và tham gia Triển lãm Quốc phòng Quốc tế lần thứ nhất tại Việt Nam. Có thể nói, vượt qua những khó khăn của đại dịch COVID-19, ngày hôm nay, 170 đơn vị, doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng, an ninh có công nghệ tiên tiến và uy tín của 30 quốc gia từ khắp các châu lục đã có mặt tại đây, thể hiện tình cảm, sự đoàn kết vì một thế giới tốt đẹp hơn.

Tại triển lãm, các doanh nghiệp quốc phòng trong nước và quốc tế sẽ trưng bày và giới thiệu các trang thiết bị quân sự, vũ khí, giải pháp công nghệ cho tất cả các lực lượng hải quân, lục quân, phòng không-không quân, tác chiến không gian mạng, hậu cần, kỹ thuật. Theo Thủ tướng, đây là biểu tượng cho lòng tin, mối quan hệ hữu nghị, hợp tác và phát triển; là tình cảm đầy ý nghĩa của bạn bè quốc tế dành cho đất nước, con người và QĐND Việt Nam anh hùng luôn thể hiện sự chân thành, trách nhiệm với bạn bè quốc tế.

Thủ tướng nhấn mạnh, chính sách quốc phòng của Việt Nam là hoà bình, tự vệ và vì nhân dân. Ảnh: VGP
Thủ tướng nhấn mạnh, chính sách quốc phòng của Việt Nam là hoà bình, tự vệ và vì nhân dân. Ảnh: VGP

Thủ tướng nêu rõ: Bên cạnh xu thế lớn là hòa bình, hợp tác và phát triển, chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng của những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống ngày càng gay gắt, cần phải đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương và đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia dựa trên công lý, lẽ phải và luật pháp quốc tế. Trong đó, tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại về quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa các nước trên thế giới có vai trò rất quan trọng và có thể nói có vai trò quyết định.

Thủ tướng khẳng định, Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; hợp tác vì hòa bình, phát triển, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc; tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

Thủ tướng Chính phủ và các đại biểu tham quan các gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm công nghiệp quốc phòng, khu vực không gian văn hóa Việt Nam, khu trưng bày kinh tế-quốc phòng Việt Nam... .Ảnh: VGP
Thủ tướng Chính phủ và các đại biểu tham quan các gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm công nghiệp quốc phòng, khu vực không gian văn hóa Việt Nam, khu trưng bày kinh tế-quốc phòng Việt Nam... .Ảnh: VGP

Thủ tướng nhấn mạnh, chính sách quốc phòng của Việt Nam là hoà bình, tự vệ và vì nhân dân. QĐND Việt Nam anh hùng hiện đang tích cực tham gia các hình thức hợp tác quốc phòng phù hợp cả song phương và đa phương với các quốc gia trên thế giới.

Hợp tác công nghiệp quốc phòng và đặc biệt là Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022 sẽ mở ra các cơ hội hợp tác, cùng tìm hiểu nghiên cứu xu hướng phát triển của trang bị kỹ thuật, công nghiệp quốc phòng an ninh trên thế giới; đa dạng hóa các kênh mua sắm, tiếp nhận chuyển giao công nghệ của nước ngoài và sản xuất, trang bị khí tài, hậu cần đáp ứng cho lực lượng vũ trang các nước để phục vụ nhu cầu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân trước những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.

"Đây là dịp để tất cả chúng ta thắt chặt hơn mối quan hệ và cũng là cơ hội để Việt Nam được chào đón bạn bè quốc tế, chia sẻ văn hóa, nghệ thuật, giới thiệu về đất nước, con người của Việt Nam - một dân tộc yêu chuộng hoà bình, thân thiện, cần cù, mến khách", Thủ tướng phát biểu.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng của Ban Tổ chức triển lãm, cộng hưởng với sự ủng hộ, yêu mến, quan tâm của quý vị khách quý quốc tế, Thủ tướng tin tưởng và chúc triển lãm sẽ diễn ra thành công tốt đẹp và mang lại nhiều kết quả ấn tượng.

Ảnh: VGP
Ảnh: VGP

Tại lễ khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022. Sau khai mạc, Thủ tướng Chính phủ và các đại biểu đã tham quan các gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm công nghiệp quốc phòng; khu vực không gian văn hóa Việt Nam; khu trưng bày kinh tế-quốc phòng Việt Nam...

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ và các đại biểu thưởng lãm màn bay biểu diễn nhào lộn, "khạc lửa" của dàn máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Trung đoàn Không quân 927 và dàn trực thăng bay biểu diễn kéo cờ Tổ quốc, cờ triển lãm của Trung đoàn Không quân 916 QĐND Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chính sách quốc phòng của Việt Nam là vì hòa bình, tự vệ, vì nhân dân
Thủ tướng Chính phủ và các đại biểu thưởng lãm màn bay biểu diễn nhào lộn, "khạc lửa" của dàn máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Trung đoàn Không quân 927 - Ảnh: VGP

Triển lãm quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2022 được tổ chức trên tổng diện tích hơn 50.000 m2, trong đó diện tích trưng bày trong nhà và ngoài trời hơn 20.000 m2.

Có 174 công ty, tập đoàn, doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp đến từ 30 quốc gia trên thế giới tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm, gồm: Các phương tiện chiến đấu, giải pháp công nghệ, vũ khí, trang bị sử dụng cho lực lượng hải quân, lục quận, phòng không-không quân, tác chiến không gian mạng và các trang thiết bị hậu cần, kỹ thuật.

Cũng trong khuôn khổ Triển lãm quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2022 có các hội thảo về "Chuyển đổi số và ứng dụng trong lĩnh vực quốc phòng", "Hợp tác công nghiệp quốc phòng Việt Nam và các nước" và diễn đàn "Hợp tác công nghiệp quốc phòng Việt Nam-Nhật Bản".

Chính thức khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 Chính thức khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022
Theo VGP

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng, đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại.
Những chính sách giáo dục có lợi cho giáo viên từ tháng 4/2025

Những chính sách giáo dục có lợi cho giáo viên từ tháng 4/2025

Quy định về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo giáo dục Đại học; trách nhiệm của người được hưởng chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt… là những chính sách mới về giáo dục chính thức có hiệu lực kể từ tháng 4/2025.
Không để xảy ra khoảng trống, vướng mắc trong thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Không để xảy ra khoảng trống, vướng mắc trong thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các bộ, ngành, địa phương đóng góp các ý kiến tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác điều phối, phân cấp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hoàn thành mục tiêu của 3 chương trình; không để xảy ra khoảng trống, vướng mắc khi các địa phương thực hiện sáp nhập cấp xã, tỉnh, bỏ cấp huyện.
Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.
Ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy

Ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung cấp thiết phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, tổ chức chính quyền.
Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi Hiến pháp, sáp nhập tỉnh tại Kỳ họp thứ 9

Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi Hiến pháp, sáp nhập tỉnh tại Kỳ họp thứ 9

Chiều 31/3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Ngày 31/3/1975: Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất

Ngày 31/3/1975: Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất

Ngày 31/3/1975, Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất, với tư tưởng chỉ đạo “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đà Nẵng đã lập tạo kỳ tích sông Hàn ở Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đà Nẵng đã lập tạo kỳ tích sông Hàn ở Việt Nam

“Đà Nẵng đã tạo nên kỳ tích sông Hàn ở Việt Nam trong phát triển kinh tế xã hội với mô hình năm cao là tri thức cao, văn hóa cao, thu nhập cao, quản trị cao và mức sống cao”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.
Ngày 29/3/1975: Giải phóng thành phố Đà Nẵng

Ngày 29/3/1975: Giải phóng thành phố Đà Nẵng

15h ngày 29/3/1975, lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của quân và dân ta tung bay trên nóc Tòa thị chính và trụ sở chỉ huy Quân đoàn 1 ngụy quyền Sài Gòn.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Dự kiến cả nước sẽ còn 34 tỉnh, thành phố

Tổng Bí thư Tô Lâm: Dự kiến cả nước sẽ còn 34 tỉnh, thành phố

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, dự kiến sắp tới cả nước sẽ còn 34 tỉnh, thành phố trên cơ sở sáp nhập từ 63 tỉnh, thành phố hiện nay.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý kết thúc hoạt động của thanh tra bộ, sở, huyện

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý kết thúc hoạt động của thanh tra bộ, sở, huyện

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương; kết thúc hoạt động của thanh tra bộ, sở, huyện.
Trình UNESCO đưa “Võ cổ truyền Bình Định” vào danh sách Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại

Trình UNESCO đưa “Võ cổ truyền Bình Định” vào danh sách Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại

Việt Nam trình UNESCO xem xét, đưa Di sản văn hóa phi vật thể 'Võ cổ truyền Bình Định' vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Việt Nam gửi điện thăm hỏi về vụ động đất nghiêm trọng xảy ra tại Thái Lan và Myanmar

Việt Nam gửi điện thăm hỏi về vụ động đất nghiêm trọng xảy ra tại Thái Lan và Myanmar

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện thăm hỏi khi được tin vụ động đất nghiêm trọng xảy ra tại Thái Lan và Myanmar, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công tiêu biểu

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công tiêu biểu

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), chiều 28/3, tại thành phố Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Trung -Tây Nguyên.
Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Chính phủ Brazil quyết định gia nhập nhóm hơn 70 quốc gia đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Đề xuất quy định về sàn giao dịch các-bon trong nước

Đề xuất quy định về sàn giao dịch các-bon trong nước

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định sàn giao dịch các-bon trong nước, hướng dẫn việc giao dịch, lưu ký, thanh toán hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các-bon trên sàn giao dịch các-bon trong nước.
Công nhận thành phố Hoa Lư hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Công nhận thành phố Hoa Lư hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 672/QĐ-TTg ngày 27/03/2025 công nhận thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình hình thành sau sắp xếp, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí ngay trong tháng tới

Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí ngay trong tháng tới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu phải hành động ngay từ bây giờ, nhằm cải thiện các chỉ tiêu chất lượng không khí ngay trong tháng tới, quý tới, cuối năm để bảo vệ sức khỏe người dân.
Thủ tướng phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Thủ tướng phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Phong trào "Bình dân học vụ số" có ý nghĩa quan trọng, nhân văn sâu sắc đối với sự phát triển đất nước, thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong công cuộc phát triển quốc gia số, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số, phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.
Bộ Nội vụ khuyến khích đặt tên xã mới theo tên huyện cũ kèm số thứ tự

Bộ Nội vụ khuyến khích đặt tên xã mới theo tên huyện cũ kèm số thứ tự

Bộ Nội vụ khuyến khích các địa phương đặt tên xã mới theo tên của huyện cũ kèm theo số thứ tự để dễ dàng quản lý và cập nhật dữ liệu điện tử.
Từ 20/3, Đảng viên sinh con thứ ba không bị kỷ luật

Từ 20/3, Đảng viên sinh con thứ ba không bị kỷ luật

Theo hướng dẫn mới của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, từ 20/3, Đảng viên sinh con thứ ba không còn bị xử lý kỷ luật.
Đưa hợp tác Việt Nam - Singapore trở thành điển hình hợp tác trong khu vực

Đưa hợp tác Việt Nam - Singapore trở thành điển hình hợp tác trong khu vực

Sáng 26/3, ngay sau Lễ đón chính thức tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.
Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Bộ Nội vụ đề xuất chấm dứt mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM

Bộ Nội vụ đề xuất chấm dứt mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi. Dự thảo luật dự kiến được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 tới đây.
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ tư Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ tư Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng nhấn mạnh, Đại hội Đảng lần thứ XIV có ý nghĩa quan trọng mang tính bước ngoặt.
Lý do Bộ Nội vụ dừng trình Đề án sắp xếp huyện xã theo quy định cũ

Lý do Bộ Nội vụ dừng trình Đề án sắp xếp huyện xã theo quy định cũ

Bộ Nội vụ nêu rõ, các nhiệm vụ được tạm dừng là những công việc địa phương đang thực hiện theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước đó. Còn đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp xã theo kết luận 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư vẫn đang được thực hiện, không có gì thay đổi.
Lấy ý kiến nhân dân để sửa Hiến pháp trong 1 tháng

Lấy ý kiến nhân dân để sửa Hiến pháp trong 1 tháng

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, dự kiến việc lấy ý kiến nhân dân để sửa Hiến pháp trong 1 tháng. Thời gian lấy ý kiến diễn ra trong tháng 5, tháng 6.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động