Thủ tướng đề xuất 5 nhóm giải pháp trước những yếu tố khủng hoảng trên thế giới

Chiều 22/9 (theo giờ địa phương), tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận chung Cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 78.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên thảo luận chung Cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 78 - Ảnh: VGP
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên thảo luận chung Cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 78. Ảnh: VGP

Bài phát biểu có chủ đề "Cùng nhau nỗ lực củng cố lòng tin, thể hiện sự chân thành, tăng cường đoàn kết, thúc đẩy hợp tác song phương, đa phương, ứng phó hiệu quả với các thách thức mang tính toàn cầu, toàn dân, thúc đẩy phát triển bền vững, lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực và nguồn lực của sự phát triển".

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, trải qua nhiều đau thương, hy sinh, mất mát từ nhiều cuộc chiến tranh, sự chia cắt, bao vây, cấm vận của thế kỷ trước, Việt Nam thấu hiểu và trân trọng giá trị của hoà bình, hợp tác và phát triển.

Với tinh thần "gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai", bằng sự kiên trì, cố gắng và nỗ lực không mệt mỏi, Việt Nam đã biến thù thành bạn, chuyển đối đầu thành đối thoại, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, đưa đối thủ thành đối tác, và được bạn bè quốc tế xem là hình mẫu của hợp tác, khắc phục và hoà giải sau chiến tranh vì sự phát triển và thịnh vượng chung của các bên.

Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ và trách nhiệm của những nhà lãnh đạo trên thế giới là phải cùng nhau nỗ lực củng cố lòng tin, sự chân thành, tăng cường đoàn kết, thúc đẩy hợp tác đa phương, song phương. Ảnh: VGP
Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ và trách nhiệm của những nhà lãnh đạo trên thế giới là phải cùng nhau nỗ lực củng cố lòng tin, sự chân thành, tăng cường đoàn kết, thúc đẩy hợp tác đa phương, song phương. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng chỉ có lòng tin, sự chân thành và đoàn kết trên phạm vi toàn cầu, với vai trò của Liên Hợp Quốc và sự tham gia tích cực của tất cả các quốc gia, mới giúp cộng đồng quốc tế cùng chung tay giải quyết các khó khăn, vượt qua thách thức, thúc đẩy hoà bình, hợp tác và phát triển thịnh vượng trên toàn thế giới, mang lại hạnh phúc, ấm no cho mọi người dân.

Đánh giá về những khó khăn, thách thức hiện nay, Thủ tướng Chính phủ cho rằng thế giới hiện đang ẩn chứa những yếu tố khủng hoảng nghiêm trọng về lòng tin, về hợp tác đa phương, về nguyên tắc, và về nguồn lực. Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ và trách nhiệm của những nhà lãnh đạo trên thế giới là phải cùng nhau nỗ lực củng cố lòng tin, sự chân thành, tăng cường đoàn kết, thúc đẩy hợp tác đa phương, song phương; ứng phó hiệu quả với các thách thức mang tính toàn cầu, toàn dân, thúc đẩy phát triển bền vững, lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực và là nguồn lực của sự phát triển.

Để làm được điều đó, Thủ tướng đề nghị cộng đồng quốc tế tập trung thực hiện năm nhóm giải pháp chính mang tính toàn cầu, với cách tiếp cận toàn dân, tổng thể, toàn diện và bao trùm.

Thủ tướng đề nghị cộng đồng quốc tế tập trung thực hiện năm nhóm giải pháp chính mang tính toàn cầu, với cách tiếp cận toàn dân, tổng thể, toàn diện và bao trùm. Ảnh: VGP
Thủ tướng đề nghị cộng đồng quốc tế tập trung thực hiện năm nhóm giải pháp chính mang tính toàn cầu, với cách tiếp cận toàn dân, tổng thể, toàn diện và bao trùm. Ảnh: VGP

Thứ nhất là lấy sự chân thành, củng cố lòng tin chiến lược làm tiền đề, nâng tầm trách nhiệm của các quốc gia làm nền tảng, trong đó các nước lớn đóng vai trò hết sức quan trọng, tiên phong trong vun đắp lòng tin, lan toả sự chân thành và tinh thần trách nhiệm.

Thứ hai là giải pháp toàn cầu về thúc đẩy đoàn kết, hợp tác quốc tế, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, đề cao vai trò trung tâm của Liên Hợp Quốc, ủng hộ Kế hoạch thúc đẩy các Mục tiêu Phát triển bền vững; đồng thời, cần lấy đoàn kết thay cho chia rẽ, đối thoại thay cho đối đầu, hợp tác thay cho cô lập.

Thứ ba là giải pháp toàn dân về thúc đẩy chính sách lấy người dân làm trung tâm, là mục tiêu, chủ thể, động lực và nguồn lực của sự phát triển bền vững trong mọi tiến trình hoạch định chính sách và trong hành động; không để ai bị bỏ lại phía sau.

Thứ tư là cần thúc đẩy các giải pháp tổng thể về kinh tế, chính trị, xã hội, bảo đảm ổn định, an ninh, an toàn, trong đó có xây dựng, chuyển đổi mô hình kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, giảm bớt các rào cản thương mại, đầu tư, tăng cường các Hiệp định thương mại tự do, cải tổ các thể chế tài chính-tiền tệ quốc tế.

Đoàn Việt Nam tham dự Phiên thảo luận chung Cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 78. Ảnh: VGP
Đoàn Việt Nam tham dự Phiên thảo luận chung Cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 78. Ảnh: VGP

Thứ năm là khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; thúc đẩy tự lực, tự cường, không ngừng đổi mới sáng tạo, phát huy hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh; đồng thời, các nước đang phát triển, chậm phát triển, nhất là các quốc gia chịu hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu, thiên tai dịch bệnh… cần được hỗ trợ về tài chính, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và quản trị điều phối.

Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam tiếp tục kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ; đa dạng hoá, đa phương hoá; là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy của tất cả các nước và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; và sẽ đóng góp mạnh mẽ và có trách nhiệm hơn nữa vào các ưu tiên của Liên Hợp Quốc, trong đó có đẩy mạnh tham gia gìn giữ hoà bình, phấn đấu đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, vừa bảo đảm an ninh lương thực trong nước, vừa góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu.

Nhắc lại lịch sử phát triển và vị thế hiện nay của khu vực Đông Nam Á, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định cam kết cùng các nước trong và ngoài khu vực duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc năm 1982 về Luật Biển; kiềm chế, tránh các hành động đơn phương, giải quyết tranh chấp, khác biệt bằng các biện pháp hoà bình, hợp tác bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý công bằng.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết thúc phát biểu, nhiều bè bạn quốc tế đã chúc mừng Thủ tướng, bày tỏ sự cảm kích trước những đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam và đánh giá cao vai trò và vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên trường quốc tế./.

Thủ tướng: Văn hóa là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh, động lực đột phá cho sự phát triển Thủ tướng: Văn hóa là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh, động lực đột phá cho sự phát triển
Thủ tướng: Tiếp tục củng cố và phát huy lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ và quyết tâm vực dậy công nghiệp Thủ tướng: Tiếp tục củng cố và phát huy lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ và quyết tâm vực dậy công nghiệp
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ASEAN+3 phát huy thế mạnh ứng phó khủng hoảng và tình huống y tế khẩn cấp Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ASEAN+3 phát huy thế mạnh ứng phó khủng hoảng và tình huống y tế khẩn cấp
Dứt khoát không để khủng hoảng năng lượng, bảo đảm cung ứng điện cả trước mắt và lâu dài Dứt khoát không để khủng hoảng năng lượng, bảo đảm cung ứng điện cả trước mắt và lâu dài
Theo VGP

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Huyện Tây Sơn (Bình Định) đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Tây Sơn (Bình Định) đạt chuẩn nông thôn mới

Sáng 1/10, UBND huyện Tây Sơn (Bình Định) tổ chức lễ công bố đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Ulan Bato, bắt đầu thăm cấp Nhà nước Mông Cổ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Ulan Bato, bắt đầu thăm cấp Nhà nước Mông Cổ

Vào lúc 11h30 (giờ địa phương), tức 10h30 (giờ Hà Nội) ngày 30/9, chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến sân bay Thành Cát Tư Hãn, thủ đô Ulaanbaatar, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ từ ngày 30/9 đến 1/10, theo lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh.
Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 10/2024

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 10/2024

Từ tháng 10/2024, một loạt những chính sách liên quan vấn đề kinh tế như chế độ báo cáo định kỳ về cụm công nghiệp; điểm mới của định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng sẽ chính thức có hiệu lực.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm Mông Cổ, Ireland và Cộng hòa Pháp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm Mông Cổ, Ireland và Cộng hòa Pháp

Sáng 30/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, Ireland, tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 30/9 đến ngày 7/10/2024.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, Ireland, Pháp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, Ireland, Pháp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước Mông Cổ, Ireland, tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Pháp, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Xuất cấp hạt giống cây trồng hỗ trợ Lào Cai khôi phục sản xuất

Xuất cấp hạt giống cây trồng hỗ trợ Lào Cai khôi phục sản xuất

Ngày 28/9/2024, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định 1053/QĐ-TTg xuất cấp hạt giống cây trồng từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Lào Cai khôi phục sản xuất do ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Quốc hội xem xét thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương tại Kỳ họp thứ 8

Quốc hội xem xét thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương tại Kỳ họp thứ 8

Sáng 28/9, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.
Thông qua việc sắp xếp cấp huyện, cấp xã của 13 tỉnh, thành phố

Thông qua việc sắp xếp cấp huyện, cấp xã của 13 tỉnh, thành phố

Sáng 28/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của một số tỉnh, thành phố. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.
Thủ tướng nêu 5 bài học kinh nghiệm quan trọng sau siêu bão Yagi

Thủ tướng nêu 5 bài học kinh nghiệm quan trọng sau siêu bão Yagi

Sáng 28/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3.
Phân công quản lý, quy định rõ hóa chất độc hại

Phân công quản lý, quy định rõ hóa chất độc hại

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Hóa chất (sửa đổi), tại Phiên họp thứ 37, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các cơ quan nghiên cứu phân công hợp lý trách nhiệm quản lý Nhà nước về hóa chất. Bên cạnh đó, cần có quy định rõ trong dự án Luật về hóa chất không được sử dụng trong sản phẩm; đánh giá rủi ro đối với sản phẩm chứa hóa chất...
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tham dự Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 42

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tham dự Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 42

Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long - Trưởng đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 42 (AMEM42) và các Hội nghị liên quan từ ngày 26 và ngày 27 tháng 9 năm 2024 tại Viêng Chăn, Lào.
Thủ tướng yêu cầu tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ

Thủ tướng yêu cầu tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ

Tại Công điện số 100/CĐ-TTg ngày 27/9/2024 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ.
Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước Cuba

Vào lúc 21 giờ 45 phút tối 25/9 theo giờ địa phương (sáng 26/9 giờ Hà Nội), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã đến sân bay quốc tế Jose Marti ở Thủ đô La Habana, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Cuba theo lời mời của Bí thư Thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez và Phu nhân.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden

Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, ngày 25/9 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến hoàn thành năm bao nhiêu?

Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến hoàn thành năm bao nhiêu?

Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đề xuất khởi công dự án thành phần cuối năm 2027 và phấn đấu hoàn thành trước 2045.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Hòa bình, ổn định là nền tảng để kiến tạo một tương lai thịnh vượng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Hòa bình, ổn định là nền tảng để kiến tạo một tương lai thịnh vượng

Ngày 24/9 theo giờ địa phương, tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, đã diễn ra Lễ khai mạc phiên Thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khoá 79 với chủ đề “Không để ai bị bỏ lại phía sau: Hành động đoàn kết để thúc đẩy hoà bình, phát triển bền vững, phẩm giá con người vì các thế hệ hôm nay và tương lai”.
Dự kiến khởi công mở rộng đường Lĩnh Nam vào tháng 6/2025

Dự kiến khởi công mở rộng đường Lĩnh Nam vào tháng 6/2025

Theo thông tin từ Quận ủy Hoàng Mai, Dự án đầu tư, nâng cấp, mở rộng đường Lĩnh Nam sẽ được khởi công vào tháng 6/2025.
Yêu cầu người nổi tiếng phải trực tiếp dùng sản phẩm trước khi quảng cáo

Yêu cầu người nổi tiếng phải trực tiếp dùng sản phẩm trước khi quảng cáo

Dự Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đề xuất quy định người có ảnh hưởng khi đăng tải ý kiến, cảm nhận về kết quả sử dụng sản phẩm như mỹ phẩm, thực phẩm bổ sung... trên mạng xã hội phải là người đã trực tiếp sử dụng sản phẩm.
Hà Tĩnh- Quảng Bình nhiều nơi bị ngập sâu gây chia cắt

Hà Tĩnh- Quảng Bình nhiều nơi bị ngập sâu gây chia cắt

Mưa lớn trong nhiều ngày qua đã khiến tuyến đường vào đồng bào Rục với gần 900 người dân ở Quảng Bình bị ngập sâu gây chia cắt.
Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai

Ngày 22/9 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Khoá 79. Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm xin trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm:
Bộ Tài chính đang xem xét, đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính đang xem xét, đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính đang tiến hành rà soát và đánh giá toàn diện Luật Thuế thu nhập cá nhân, bao gồm cả vấn đề về mức giảm trừ gia cảnh, nhằm báo cáo Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội để xem xét sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới.
Cân nhắc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng thiết yếu, phục vụ hoạt động vận chuyển hành khách

Cân nhắc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng thiết yếu, phục vụ hoạt động vận chuyển hành khách

Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 tới. Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật này, đại diện các doanh nghiệp, chuyên gia cho rằng, cần cân nhắc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng thiết yếu như xăng các loại, điều hòa nhiệt độ, xe ô tô phục vụ cho hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách...
Đề xuất mới về sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững

Đề xuất mới về sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 21/2023/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động