Thị trường hàng hóa: Dồi dào, giá ổn định

TH&SP Sau Tết Canh Tý 2020, các nhà hàng, quán ăn gần như vắng khách bởi ảnh hưởng của dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới virus Corona (Covid-19) gây ra, trong khi đó, người dân TP lại tăng cường mua sắm nhiều mặt hàng thực phẩm tươi sống để phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày. Trước tình hình này, TPHCM đã triển khai nhiều kế hoạch dự trữ, cân đối cung - cầu hàng hóa và đề xuất các giải pháp để ổn định thị trường.



Hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food của Saigon Co.op đã được chuẩn bị nguồn thịt heo an toàn và giá tốt, không lo thiếu hàng


Không có tình trạng “neo giá” sau tết

Theo ghi nhận của chúng tôi, chưa có năm nào một số mặt hàng có nhu cầu sử dụng nhiều sau tết như trái cây các loại, rau củ quả, thủy hải sản, hoa tươi cắt cành lại có giá bán về ngang mức giá trước tết nhanh như năm nay. Bởi lẽ, những năm trước, phải hết tháng Giêng, giá bán các mặt hàng này mới “giảm nhiệt” hoàn toàn.

Có nhiều nguyên nhân khiến cho giá bán nhiều mặt hàng ổn định, trong đó lý do quan trọng nhất là hầu hết các lễ hội tại các đền, chùa trên khắp cả nước đã không được tổ chức vì lo ngại bị lây lan dịch Covid-19. Hai là, do một số loại trái cây như thanh long, dưa hấu bị ùn ứ vì không xuất khẩu được sang nước láng giềng nên nhiều hệ thống siêu thị bước vào “giải cứu” với giá bán rất rẻ, kích thích nhu cầu mua sắm để giải phóng nhanh lượng hàng tồn đọng. Trong khi đó, dưa hấu và thanh long là 2 loại trái cây không chỉ dùng để chưng, cúng rất đẹp mà còn có giá trị dinh dưỡng và giải nhiệt cao, giá lại tốt nên được người tiêu dùng ủng hộ mạnh mẽ.

Tương tự, ở nhóm các loại rau củ quả năm nay cũng ổn định vì thời tiết năm nay khá thuận lợi cho việc xuống giống nên hàng nhiều. Ngay cả những mặt hàng như đậu que, dưa leo, khổ qua, bắp cải…, những năm trước giá bán “leo thang” từ trước và kéo dài đến rằm tháng Giêng mới có dấu hiệu giảm thì năm nay đã rơi vào tình trạng “dội chợ, rớt giá” từ đêm 26 tháng Chạp năm Kỷ Hợi.

Ở nhóm các mặt hàng lương thực, thực phẩm khác như mì ăn liền, bún khô, gạo, nước mắm… ngay sau tết có tin đồn người dân mua gom, dự trữ nhiều vì lo ngại dịch Covid-19 bùng phát. Ngay lập tức, Sở Công thương TPHCM đã làm việc với Hội Lương thực, thực phẩm TP, các DN tham gia Chương trình bình ổn thị trường (BOTT) về chuẩn bị nguồn hàng hóa các mặt hàng thiết yếu và các giải pháp cân đối cung - cầu hàng hóa phục vụ người dân khi dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.

Theo đó, các DN báo cáo đều đã có kế hoạch ứng phó, sẵn sàng cung ứng vượt 30%-50% kế hoạch TP và chuẩn bị đầy đủ nguồn nguyên liệu để duy trì cung ứng, vượt kế hoạch đến hết năm 2020, trong đó một số DN cam kết cung ứng vượt kế hoạch đến hết năm 2021. Đồng thời Sở Công thương đã ban hành kế hoạch đảm bảo cân đối cung - cầu các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, sữa trong giai đoạn ứng phó khẩn cấp đối với dịch Covid-19. Bên cạnh việc chuẩn bị nguồn hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, trong trường hợp dịch bệnh lan rộng ra cộng đồng, các DN sẽ tổ chức các chương trình cung cấp miễn phí các sản phẩm thực phẩm thiết yếu cho người tiêu dùng.

Bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó Giám đốc Sở Công thương TPHCM, cho hay, mục tiêu của kế hoạch nhằm ngăn chặn việc lợi dụng tình hình dịch Covid-19 để đầu cơ, găm hàng, tăng giá gây bức xúc trong dư luận xã hội để người dân an tâm, chủ động phòng chống dịch trên địa bàn TP có hiệu quả, không để lây lan trong cộng đồng, đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân dân.

Tăng kết nối với các tỉnh, thành

Về các giải pháp cân đối cung - cầu mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19, trong ngắn hạn, TP tiếp tục theo dõi sát tình hình, diễn biến cung - cầu đối với mặt hàng thực phẩm thiết yếu, chủ động xây dựng, đề xuất các phương án nhằm ổn định thị trường. Phối hợp Sở Thông tin - Truyền thông thực hiện cung cấp thông tin chính xác tình hình diễn biến thị trường, giá cả hàng hóa... xử lý kịp thời các thông tin sai lệch gây tâm lý bất ổn cho người tiêu dùng. Tiếp tục phối hợp với các sở ngành chức năng, đơn vị có liên quan, DN BOTT, DN sản xuất, kinh doanh trên địa bàn triển khai hiệu quả chương trình BOTT các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu ban hành kèm theo Quyết định số 1223/QĐ-UBND ngày 28-3-2019 của UBND TPHCM.

TP cũng vận động, khuyến khích các DN trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, dự trữ, cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, bao gồm lương thực (gạo, mì gói, bún khô …), đường, dầu ăn, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả... Cam kết cung ứng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn. Trong tháng 2-2020, các DN sản xuất phối hợp hệ thống phân phối sẽ tổ chức bán hàng giảm giá từ 10%-15%, tùy theo mặt hàng đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu.

Trong dài hạn, TP chủ động làm việc với các địa phương có nguồn cung lượng hàng lớn cho TP như Đồng Nai, Bình Dương, Lâm Đồng, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang... để nắm bắt tình hình hoạt động nuôi trồng, sản xuất, cung ứng hàng hóa. Phối hợp sở công thương các tỉnh, thành trong cả nước tổ chức thực hiện công tác thông tin thị trường để các DN tổ chức sản xuất hiệu quả, chăn nuôi, trồng trọt tập trung, gia tăng sản lượng, tích cực tái đàn, đảm bảo tuân thủ quy trình sản xuất thực phẩm an toàn, chăn nuôi theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, Lifsap, đảm bảo nguồn cung, đáp ứng đúng nhu cầu thị trường của TP và cả nước. Tập trung triển khai các giải pháp trọng tâm thực hiện Chương trình hợp tác thương mại, kết nối cung - cầu giữa TPHCM và các tỉnh, thành năm 2020; hỗ trợ các DN tiếp cận các nguồn vốn với lãi suất ưu đãi để mở rộng, đầu tư sản xuất, chăn nuôi tạo nguồn hàng; tổ chức đào tạo, chuyển giao công nghệ để nâng cao năng lực DN, cải tiến chất lượng, sản lượng sản phẩm; ký kết, tổ chức thu mua, bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các tỉnh, thành có chất lượng cao, ổn định; tăng cường liên kết, xây dựng chuỗi cung ứng khép kín… đảm bảo cung ứng trực tiếp đến tay người tiêu dùng.

Đặc biệt, trong trường hợp dịch bệnh lan rộng trong cộng đồng, người tiêu dùng có tâm lý dự trữ hàng hóa, Sở Công thương chủ động làm việc với các hệ thống phân phối có kế hoạch phân phối, cung ứng hàng hóa theo hình thức, phương thức phù hợp, tránh tình trạng đứt hàng cục bộ gây tâm lý hoang mang; vận động các DN sản xuất, kinh doanh có chính sách, chế độ chăm lo người lao động hợp lý để an tâm tăng gia sản xuất, đảm bảo nguồn thực phẩm cung ứng trong giai đoạn cấp bách.

Phối hợp Cục Quản lý thị trường TP, UBND các quận, huyện tăng cường kiểm tra và xử lý kiên quyết việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn; phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh, khan hiếm cục bộ để đầu cơ, gom hàng, tăng giá bất hợp lý, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Đồng thời ngăn chặn kịp thời các hành vi sản xuất, kinh doanh, buôn bán, hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Sở Công thương TP phối hợp các sở ngành liên quan, xác định vai trò, trách nhiệm, phân công cụ thể nhằm triển khai đồng bộ, thực hiện quyết liệt chỉ đạo của UBND TP đảm bảo cân đối cung - cầu các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trong giai đoạn ứng phó khẩn cấp đối với dịch Covid-19.

Các DN BOTT giữ vai trò chủ lực

Theo Kế hoạch số 716 của Sở Công thương TPHCM về đảm bảo cân đối cung - cầu các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, sữa trong giai đoạn ứng phó khẩn cấp đối với dịch Covid-19 thì nguồn cung chủ yếu từ 3 nguồn chính sau: Các DN tham gia chương trình BOTT, chiếm 30%-40% thị phần; Các chợ đầu mối (mặt hàng rau củ quả, thủy hải sản, thịt gia súc) chiếm 60%-70% thị phần; các DN khác chiếm 10%-20% thị phần.

Cụ thể, ở nhóm các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, TP sẽ dự trữ lương thực 3.319,9 tấn/tháng và 9.959,8 tấn/3 tháng; trứng gia cầm 62,4 triệu quả/tháng và 187,1 triệu quả/3 tháng; đường: 1.748,5 tấn/tháng và 5.245,5 tấn/3 tháng; thực phẩm chế biến 631,7 tấn/tháng và 1.895,1 tấn/3 tháng; dầu ăn 929,5 tấn/tháng và 2.788,5 tấn/3 tháng; rau củ quả 6.409 tấn/tháng và 19.227 tấn/3 tháng; thịt gia súc: 2.224,7 tấn/tháng và 15.674,1 tấn/3 tháng; thịt gia cầm: 11.780,6 tấn/tháng và 35.341,8 tấn/3 tháng.

Đối với mặt hàng sữa, TP sẽ dự trữ sữa bột dành cho trẻ em 71 tấn/tháng và 212,9 tấn/3 tháng; sữa bột chức năng (dành cho người cao tuổi, người bệnh, người gầy, giảm cân và bệnh tiểu đường): 75 tấn/tháng và 225 tấn/3 tháng; sữa bột dành cho bà mẹ mang thai 11,7 tấn/tháng và 35,1 tấn/3 tháng; sữa nước 130.051,17 lít/tháng và 390.153,50 lít/3 tháng.

Trong đó, TP giao nhiệm vụ cụ thể cho một số DN chủ lực như Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM; Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV, Công ty Lương thực Thành phố, Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản Vissan, Công ty TNHH Lương thực Tấn Vương, Công ty CP Thực phầm Bình Tây, Công ty CP Lương thực, thực phẩm Colusa, Công ty CP Thương mại Thành Thành Công, Công ty CP Đầu tư Vinh Phát Wilmar… tập trung chuẩn bị lượng lớn hàng hóa đảm bảo cung ứng thị trường trong gia đoạn phòng chống dịch bệnh (có biểu mẫu và số liệu cụ thể cho từng đơn vị và từng mặt hàng).

Bên cạnh đó, các DN BOTT đã có kế hoạch ứng phó, đảm bảo cung ứng, sẵn sàng cung ứng vượt 30%-50% kế hoạch của TP giao. Một số DN như Công ty CP Đầu tư Vinh Phát Wilmar đảm bảo nguồn dự trữ mặt hàng gạo, duy trì cung ứng đến cuối năm 2020; Công ty TNHH Lương thực Tấn Vương (mặt hàng gạo) đảm bảo cung ứng đến tháng 1-2021; Công ty CP Acecook Việt Nam đảm bảo nguồn cung, duy trì cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm chế biến (mì, phở, hủ tiếu…) đến cuối năm 2020, trong trường hợp dịch bệnh lan rộng cộng đồng, đơn vị sẽ tổ chức các chương trình cung cấp miễn phí các sản phẩm thực phẩm cho người tiêu dùng.

Các chợ đầu mối xây dựng kế hoạch chuẩn bị hàng hóa trong giai đoạn phòng chống dịch; tăng cường kiểm tra, theo dõi số lượng hàng hóa xuất nhập; tình hình giá cả hàng hóa tại nguồn và về chợ; nắm bắt tình hình kinh doanh, kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng của thương nhân trong chợ. Ban quản lý chợ kịp thời thông tin về nhu cầu thị trường đến thương nhân và tăng cường công tác kiểm tra lượng hàng cung ứng, chủ động điều phối, không để xảy ra hiện tượng khan hiếm hàng hóa cục bộ, tăng giá đột biến.

Các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn xây dựng kế hoạch chuẩn bị dự trữ hàng hóa phục vụ phòng chống dịch, tăng lượng hàng dự trữ 2-3 lần so với tháng thường.


Theo sggp.org.vn

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá heo hơi ở mức cao, người chăn nuôi thận trọng tái đàn

Giá heo hơi ở mức cao, người chăn nuôi thận trọng tái đàn

Nhìn chung, thị trường heo hơi duy trì ổn định tại hầu hết các tỉnh thành khu vực miền Bắc và miền Trung trong tuần qua. Ghi nhận mới nhất cho thấy heo hơi trên toàn quốc được mua bán với giá từ 67.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá vàng lao dốc, chênh lệch mua – bán lên tới 3 triệu đồng/lượng

Giá vàng lao dốc, chênh lệch mua – bán lên tới 3 triệu đồng/lượng

Sáng 17.5, giá vàng trong nước giảm mạnh ở cả vàng miếng và vàng nhẫn. Trong khi giá vàng thế giới lao dốc hơn 70 USD/ounce trong phiên, các chuyên gia vẫn giữ quan điểm tích cực về xu hướng dài hạn.
Giá heo hơi chững lại, miền Nam vẫn dẫn đầu

Giá heo hơi chững lại, miền Nam vẫn dẫn đầu

Giá heo hơi hôm nay 17/5, đang duy trì mức cao bất thường khi tổng đàn tăng, dịch bệnh được kiểm soát và đặc biệt là giá thức ăn chăn nuôi giảm. Theo đó, giá heo hơi hiện được ghi nhận trong khoảng 67.000 - 75.000 đồng/kg.
Cà phê thế giới mất giá vì áp lực vụ mới, Việt Nam dè dặt bán ra

Cà phê thế giới mất giá vì áp lực vụ mới, Việt Nam dè dặt bán ra

Giá cà phê robusta và arabica đồng loạt giảm mạnh trên các sàn kỳ hạn do nguồn cung toàn cầu tăng, trong khi nông dân Việt Nam hạn chế bán ra vì giá chưa đạt kỳ vọng.
Trung Quốc dẫn đầu nhập khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam

Trung Quốc dẫn đầu nhập khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam

Những tháng đầu năm, bên cạnh nhập những mặt hàng truyền thống như tôm, cá tra, Trung Quốc tăng nhập khẩu ốc hương, nghêu và điệp (các loại nhuyễn thể có vỏ) từ Việt Nam.
Giá vàng trong nước tăng sốc, tiến sát 121 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước tăng sốc, tiến sát 121 triệu đồng/lượng

Sáng 16/5, giá vàng trong nước tăng vọt theo đà tăng của thị trường thế giới, khi đồng USD suy yếu, lạm phát Mỹ hạ nhiệt và căng thẳng địa chính trị gia tăng. Giới phân tích lạc quan về triển vọng dài hạn của kim loại quý này.
Giá heo hơi ổn định nhờ cung cầu cân bằng

Giá heo hơi ổn định nhờ cung cầu cân bằng

Giá heo hơi hôm nay 16/5, đồng loạt giữ giá và đi ngang, hầu như không có một sự điều chỉnh tăng giảm nào trên cả nước sau nhiều phiên biến động trước đó. Theo khảo sát, giá heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 67.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá cà phê Tây Nguyên giảm sốc tới 2.500 đồng/kg

Giá cà phê Tây Nguyên giảm sốc tới 2.500 đồng/kg

Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/5, thị trường cà phê toàn cầu ghi nhận diễn biến trái chiều giữa hai sàn lớn. Trong khi giá robusta trên sàn London tiếp tục giảm do áp lực từ nguồn cung dồi dào, thì giá arabica tại New York lại bật tăng mạnh. Cùng thời điểm, giá cà phê trong nước cũng lao dốc bất thường tại khu vực Tây Nguyên.
Thị trường tiêu nội địa giằng co, giá quốc tế có xu hướng nhích nhẹ

Thị trường tiêu nội địa giằng co, giá quốc tế có xu hướng nhích nhẹ

Sáng nay (16/5), giá hồ tiêu tại các tỉnh, thành trọng điểm trong nước dao động trong khoảng 151.000 – 152.000 đồng/kg, ghi nhận diễn biến trái chiều giữa các khu vực.
Giá xăng dầu đồng loạt tăng từ chiều 15/5

Giá xăng dầu đồng loạt tăng từ chiều 15/5

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu từ chiều nay (15/5), với mức tăng áp dụng cho cả xăng và dầu.
5 mẫu quạt đứng điều khiển từ xa đáng mua cho mùa nóng

5 mẫu quạt đứng điều khiển từ xa đáng mua cho mùa nóng

Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc quạt vừa làm mát hiệu quả, vừa tiện lợi khi sử dụng thì quạt đứng có điều khiển từ xa chính là lựa chọn lý tưởng.
Giá vàng thế giới giảm mạnh do tâm lý lạc quan thương mại toàn cầu

Giá vàng thế giới giảm mạnh do tâm lý lạc quan thương mại toàn cầu

Giá vàng lao dốc hơn 2% trong phiên giao dịch ngày 14/5, xuống mức thấp nhất trong hơn một tháng khi tâm lý lạc quan về triển vọng thương mại toàn cầu thúc đẩy khẩu vị rủi ro, khiến dòng tiền rút khỏi các tài sản trú ẩn an toàn như vàng.
Giá heo hơi tạm thời ổn định sau đợt tăng đầu tuần

Giá heo hơi tạm thời ổn định sau đợt tăng đầu tuần

Giá heo hơi hôm nay 15/5, tạm chững giá tại cả ba miền. Theo đó, heo hơi trên toàn quốc được bán ra với giá từ 67.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá tiêu ổn định ở mức cao trong bối cảnh xuất khẩu giảm

Giá tiêu ổn định ở mức cao trong bối cảnh xuất khẩu giảm

Ghi nhận trong sáng nay, giá tiêu tiếp tục duy trì ổn định ở mức 151.000 – 152.000 đồng/kg tại các tỉnh thành trọng điểm, đánh dấu ngày đi ngang thứ tư liên tiếp của thị trường.
Giá cà phê thế giới giảm mạnh, thị trường nội địa hạ nhiệt

Giá cà phê thế giới giảm mạnh, thị trường nội địa hạ nhiệt

Giá cà phê trên hai sàn giao dịch lớn tiếp tục lao dốc trong phiên ngày 15/5, do nguồn cung tăng và lo ngại về nhu cầu, kéo theo xu hướng giảm tại thị trường nội địa.
iPhone giảm giá kỷ lục tại Việt Nam

iPhone giảm giá kỷ lục tại Việt Nam

Thị trường iPhone chính hãng tại Việt Nam đang nóng hơn bao giờ hết khi các chuỗi bán lẻ ủy quyền đồng loạt giảm giá sâu nhất từ đầu năm.
Hồ tiêu đứng giá, chuyên gia khuyến cáo nên bán hay giữ?

Hồ tiêu đứng giá, chuyên gia khuyến cáo nên bán hay giữ?

Giá hồ tiêu trong nước hôm nay tiếp tục duy trì mặt bằng ổn định tại các vùng trồng trọng điểm, dao động trong khoảng từ 151.000 đến 152.000 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, giá hồ tiêu cũng không có nhiều biến động trong phiên giao dịch gần nhất, bất chấp lo ngại về căng thẳng địa chính trị và nguồn cung hạn chế.
Giá heo hơi đồng loạt tăng, miền Nam dẫn đầu xu hướng

Giá heo hơi đồng loạt tăng, miền Nam dẫn đầu xu hướng

Giá heo hơi hôm nay 14/5, tiếp tục lên nhẹ tại một số tỉnh khu vực miền Nam và Nam Trung Bộ trong sáng nay. Khảo sát mới nhất cho thấy heo hơi trên toàn quốc được mua bán với giá từ 67.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá cà phê thế giới bật tăng mạnh, thị trường trong nước sắp đảo chiều?

Giá cà phê thế giới bật tăng mạnh, thị trường trong nước sắp đảo chiều?

Chốt phiên giao dịch ngày 14/5, giá cà phê trên hai sàn London và New York đồng loạt đảo chiều tăng. Đà phục hồi được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng USD và đồng Real Brazil mạnh lên, làm giảm áp lực bán ra từ quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới. Trong nước, giá cà phê điều chỉnh giảm nhưng được dự báo sẽ sớm tăng trở lại theo xu hướng toàn cầu.
VinFast giới thiệu EC Van – xe tải điện cỡ nhỏ cho doanh nghiệp vận tải đô thị

VinFast giới thiệu EC Van – xe tải điện cỡ nhỏ cho doanh nghiệp vận tải đô thị

VinFast EC Van là mẫu xe tải điện đầu tiên của hãng tại Việt Nam, giá từ 285 triệu đồng. Thiết kế nhỏ gọn, tải trọng trên 600 kg.
Samsung ra mắt Galaxy S25 Edge: Smartphone AI siêu mỏng, giá từ 29,99 triệu đồng

Samsung ra mắt Galaxy S25 Edge: Smartphone AI siêu mỏng, giá từ 29,99 triệu đồng

Samsung ra mắt Galaxy S25 Edge với thiết kế siêu mỏng 5,8mm, chip mạnh, camera 200MP và loạt tính năng AI. Giá từ 29,99 triệu đồng.
Vàng rớt 3%, người mua đỉnh lỗ hơn 6 triệu đồng mỗi lượng

Vàng rớt 3%, người mua đỉnh lỗ hơn 6 triệu đồng mỗi lượng

Thị trường vàng thế giới vừa trải qua một phiên giảm sốc khi khẩu vị rủi ro của giới đầu tư trở lại, sau thông tin Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận tạm thời nhằm giảm thuế quan. Giá vàng mất tới 3% trong phiên giao dịch ngày 12/5.
Giá heo hơi tăng nhẹ, nông dân vẫn dè chừng trước rủi ro

Giá heo hơi tăng nhẹ, nông dân vẫn dè chừng trước rủi ro

Giá heo hơi hôm nay 13/5, đã trở lại đà tăng tại một số địa phương trong sáng nay. Khảo sát mới nhất cho thấy heo hơi trên toàn quốc có giá bán dao động từ 67.000 - 74.000 đồng/kg.
Giá tiêu trong nước đi ngang, giao dịch thận trọng

Giá tiêu trong nước đi ngang, giao dịch thận trọng

Giá tiêu trong nước tiếp tục ổn định trong ngày thứ hai liên tiếp, dao động trong khoảng 151.000 – 152.000 đồng/kg. Trong khi đó, thị trường hồ tiêu thế giới ghi nhận diễn biến trái chiều, phụ thuộc vào cung cầu và thời tiết tại các khu vực sản xuất chủ lực.
Giá cà phê lao dốc: Arabica thấp nhất trong 2,5 tuần, Robusta chạm đáy 1 tháng

Giá cà phê lao dốc: Arabica thấp nhất trong 2,5 tuần, Robusta chạm đáy 1 tháng

Thị trường cà phê thế giới đồng loạt giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần do áp lực từ đồng USD tăng cao, nguồn cung gia tăng và tác động từ các diễn biến thương mại toàn cầu. Giá cà phê trong nước cũng mất mốc 128.000 đồng/kg, phản ánh xu hướng giảm chung của thị trường.
Giá vàng giảm mạnh đầu tuần, xu hướng thị trường vẫn chưa rõ ràng

Giá vàng giảm mạnh đầu tuần, xu hướng thị trường vẫn chưa rõ ràng

Sau một tuần biến động mạnh, giá vàng mở đầu tuần mới với đà giảm sâu, trong khi giới phân tích vẫn chia rẽ về xu hướng sắp tới. Diễn biến giá vàng đang phản ánh sự thận trọng của giới đầu tư trước các yếu tố địa chính trị và kinh tế toàn cầu.
Hàng Việt "lên ngôi" nhờ làn sóng mở rộng chuỗi bán lẻ hiện đại

Hàng Việt "lên ngôi" nhờ làn sóng mở rộng chuỗi bán lẻ hiện đại

Các “ông lớn” bán lẻ như WinCommerce, Thế Giới Di Động, Saigon Co.op… đang mở rộng mạnh mẽ hệ thống cửa hàng tiện lợi đến tận vùng sâu, vùng xa, không chỉ nhằm chiếm lĩnh thị phần mà còn tạo bước đệm để hàng Việt phủ sóng toàn quốc sâu rộng hơn bao giờ hết.
Giá heo hơi “đóng băng” toàn quốc: Chờ sóng mới?

Giá heo hơi “đóng băng” toàn quốc: Chờ sóng mới?

Khảo sát trong sáng đầu tuần ngày 12/5 cho thấy heo hơi hạ giá nhẹ tại một số tỉnh khu vục miền Nam và Nam Trung Bộ. Theo đó, giá heo hơi trên toàn quốc hiện dao động từ 67.000 - 74.000 đồng/kg.
Giá hồ tiêu sẽ thủng mốc 150.000 đồng/kg?

Giá hồ tiêu sẽ thủng mốc 150.000 đồng/kg?

Giá tiêu nội địa sáng nay giữ ổn định so với hôm qua, dao động quanh mốc 151.000 – 152.000 đồng/kg. Tuy nhiên, so với tuần trước, mặt hàng này đã giảm trung bình từ 3.000 – 5.000 đồng/kg, trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động và các doanh nghiệp tiếp tục chờ đợi các tín hiệu từ các cuộc đàm phán thương mại lớn.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động