“Tấm vé” quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp

TH&SP Đại dịch Covid19 xuất hiện đã ảnh hưởng đến mọi khía cạnh đời sống, gia đình, xã hội. Sáng 7h00 không còn thấy cảnh bố mẹ lũ lượt đưa con đến trường, các hàng quà sáng đông đúc, những ngã tư đèn xanh đèn đỏ người đứng đợi như nêm…. Trẻ con từ háo hức khi được nghỉ Tết Nguyên đán lâu đến thế, sang chán chường mệt mỏi khi suốt ngày phải chơi ở trong nhà, khi ra đường phải đeo khẩu trang. Cuộc sống như đảo lộn, khẩu trang từ một thứ rẻ như bùn sang đắt như vàng, nước rửa tay mọi khi để đầy trên các kệ hàng kèm theo rất nhiều thứ khuyến mại thì nay tranh nhau xếp hàng mãi mới mua được một chai. Thế mới biết mỗi thứ đều có giá trị riêng của nó miễn là đúng lúc, đúng thời điểm.
Quá khứ - Khi bình yên


Hàng không là một lĩnh vực vận tải có những đặc thù và vị thế riêng của nó. Cách đây khoảng 20 năm (khoảng những năm 1999-2010) thì khi đi máy bay không đông như bây giờ. Đi máy bay không đơn giản là việc đi lại mà có khi lúc đấy nó còn là sự khẳng định của vị thế xã hội, khả năng tài chính của một con người. Thời gian trước, do khả năng kinh tế còn hạn chế việc di chuyển của hành khách bằng hàng không chủ yếu tập trung vào các đường bay nước ngoài là chính. Các chuyến bay trong nước có nhưng không nhiều mà chủ yếu là đường bay giữa Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại. Vì lý do trên mà có những thời điểm việc đi máy bay gắn liền với “đi Tây” (đi nước ngoài), khi bước lên máy bay như bước lên đi đến “thiên đường”.

Hẳn không ít gia đình chứng kiến cảnh người thân đi máy bay khi ra đưa, đón tại sân bay phải nhờ vả mãi mới được thuê hay xin một chuyến xe. Do hoàn cảnh khó khăn nên nhiều người khi đi máy bay không ăn xuất ăn trên máy bay để cầm về làm quà cho gia đình. Đôi khi chỉ là gói đường, gói sữa, cái thìa nhựa hay gói khăn ướt có tên hãng hàng không mà mình vừa đi. Bây giờ nghĩ đến những thứ đấy thấy hết sức bình thường nhưng nếu cách đây 20-30 năm ở một vùng quê nông thôn Việt Nam thì hình ảnh ấy chắc hẳn rất xa xỉ.

Trong các lĩnh vực thì vận tải hàng không bao giờ cũng có những khác biệt về cách thức và nghiêm ngặt trong quy trình thực hiện. Các bạn sẽ ít khi bắt gặp khi tham gia các phương tiện vận chuyển khác mà phân biệt hành khách Vip hay khách thường, đi cửa ưu tiên, được phục vụ ăn uống ưu tiên… Sự phân biệt thứ hạng của khách hàng thường là thể hiện khả năng kinh tế mà người khách phải chi trả để có được hay là sự quan hệ gắn bó lâu dài của hàng khách đối với doanh nghiệp hàng không đó. Chúng ta cũng hiếm khi thấy sự đầu tư đồng bộ, bài bản về cơ sở hạ tầng, phương tiện và nhân viên ở vận tải đường bộ, đường thuỷ, đường sắt. Ở các lĩnh vực này các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào đầu tư phương tiện là chính, ví dụ như ngành đường sắt thì đầu tư toa xe, đầu máy; ngành vận tải đường bộ thì chủ yếu tập trung vào nâng cấp xe, chất lượng hình thức xe; ngành vận tải đường thuỷ thì chủ yếu nâng cấp tầu, thuyền.


Hành khách lúc bình thường tại sân bay Nội Bài (Nguồn ảnh Internet)

Trong các lĩnh vực thì hàng không là một lĩnh vực đầu tư rất lớn, đối tượng hành khách chủ yếu là người có khả năng, nguồn lực về kinh tế. Sự đầu tư trong ngành hàng không rất bài bản từ khâu bán vé đến khâu làm thủ tục hay tiếp viên phục vu trên chuyến bay, phi công lái máy bay…. Sự cạnh tranh của các hãng hàng không rất đa dạng đôi khi chỉ là “book vé” làm sao cho đơn giản thuận tiện hay chăm sóc khách hàng sau chuyến bay như thế nào. Từ những chuyên biệt trong đầu tư lĩnh vực hành không nên các doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực này cũng phải là doanh nghiệp có tầm nhìn xa, có nội lực tốt và triển khai bài bản.

Khoảng 05 năm trở lại đây (từ năm 2014) thị trường hàng không ở Việt Nam được coi là một miếng bánh béo bở nhiều doanh nghiệp lớn đua nhau đầu tư. Từ thị trường hàng không trước đây gần như một mình một "chợ" với thị phần đa số là của Vietnam Airlines. Đến năm 2019, thị trường hàng không Việt Nam đã có 5 hãng hàng không gồm: Vietnam Airlines, VietJet Air, Jetstar Pacific Airlines, Bamboo Airways và Vietnam Airlines Cargo (chuyên vận tải hàng hoá). Với chủ trương đẩy mạnh các đường bay ngắn nội địa, quốc tế và tập trung vào đối tượng hành khách giá rẻ một số hãng hàng không mới ra đời đã phát triển nhanh chóng thành công. Thị trường hàng không giá rẻ đã đem đến nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, thị phần của các hãng hàng không lớn, chi phối thị trường bị thu hẹp. Cuộc đua cạnh tranh về hàng không giá rẻ đã phản ánh đúng cơ chế kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đều có cơ hội bình đẳng nếu làm tốt, đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng, ngược lại khách hàng cũng được phục vụ tốt hơn, được mua dịch vụ với giá cả hợp lý hơn.

A large passenger jet flying through a blue skyDescription automatically generated

Máy bay của VietJet Air (Nguồn ảnh VietJet Air)

Một số trong số các doanh nghiệp Việt Nam triển khai trong thời gian ngắn, nguồn vốn còn hạn chế, kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư chưa nhiều nhưng đã đạt được kết quả rất tốt đó là VietJet Air. Tuy còn một số khó khăn hạn chế do áp lực về lượng khách hàng, phát triển nhanh, đường bay nhiều… nhưng mấy năm gần đây VietJet Air luôn được khách hàng đánh giá cao, ủng hộ cách làm sáng tạo. VietJet Air được khách hàng tin tưởng đánh giá là một hãng hàng không có giá cả rất phù hợp, cạnh tranh và đường bay đa dạng. Sự ra đời của doanh nghiệp hàng không này đã tạo ra một hướng đi mới phát triển bền vững, tạo sự cạnh tranh lành mạnh đem lại quyền lợi thiết thực, lâu dài cho số đông khách hàng.

Đầu năm 2020 nếu không có đại dịch toàn cầu Covid-19 thì thị trường hàng không Việt Nam đang được ICAO (tổ chức hàng không dân dụng Quốc tế) và các tổ chức tài chính uy tín quốc tế đánh giá là thị trường nhiều cơ hội, tăng trưởng nhanh chóng, ổn định. Vì sự tăng trưởng cao, ổn định của thị trường hàng không nên nhiều doanh nghiệp lớn Việt Nam đang có những kế hoạch đầu tư lâu dài, với số vốn khổng lồ vào thị trường này trong thời gian tới.


Đại dịch – Một tấm vé quyết định vận mệnh một doanh nghiệp

Chúng ta thấy rất rõ thị trường đã thay đổi rất nhiều từ khi các hãng hàng không giá rẻ của Việt Nam ra đời. Từ phương tiện mà chỉ những người có khả năng kinh tế cao mới đi được nay đã thấy những người lao động rất đỗi bình thường sử dụng. Một số doanh nghiệp hàng không trước đây có suy nghĩ không chú trọng thị trường hàng không giá rẻ, chỉ chú trọng mở rộng đường bay dài quốc tế đã phải thay đổi cách nghĩ khi chứng kiến sự tăng trưởng nhanh của nó. Thế mới biết doanh nghiệp to nhiều vốn nhưng nếu không tính toán, đáp ứng đúng nhu cầu thị hiếu khách hàng thì sẽ nhanh chóng bị phá sản hay bị doanh nghiệp khác chiếm mất thị phần.

Nếu không có Covid-19 chắc hẳn một đời người được chứng kiến cảnh sân bay Nội Bài, sân bay Tân Sơn Nhất, hàng chục ngày mỗi ngày chỉ có 1-2 chuyến bay chắc không quá nhiều lần. Nhớ lại năm 2019 vào giờ cao điểm buổi sáng, buổi chiều thì ở sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất cảnh xếp hàng chờ nhau cất hạ cánh là thường xuyên. Ở sân bay Tân Sơn Nhất thì hiện tượng tắc đường “cả trên trời và dưới đất” xảy ra như cơm bữa. Đúng là khi chứng kiến cảnh cả sân bay rộng lớn có một nhúm khách mới thấy lượng khách đi hàng không của Việt Nam bình thường lớn như thế nào. Sân bay ở các thành phố lớn chỉ nâng cấp sửa chữa năm trước năm sau đã thấy chật chội, bất cập rồi. Thế mới biết ở các nước phát triển sức cạnh tranh trong hàng không lớn đến như thế nào, với cơ sở hạ tầng đầu tư rất hiện đại, chiến lược tính toán đến hàng trăm năm sau nhưng để có được lượng hành khách như của Việt Nam đang có chắc cũng phải “mơ”.


Máy bay xếp hàng cất cánh ở sân bay khi chưa có dịch Covid-19
(Nguồn ảnh Internet)


Máy bay đỗ tại sân bay khi chưa có dịch Covid-19 (Nguồn ảnh Vietnamnet)

Ngành hàng không Việt mấy năm gần đây số lượng khách hàng càng ngày càng tăng, các hãng hàng không mở thêm đường bay, tăng chuyến lợi nhuận thu về là con số khổng lồ. “Thượng đế” bị “Delayed” một hai tiếng là chuyện xảy ra như cơm bữa, thậm chí nhiều khách hàng vui tính còn đổi tên hãng hàng không thành “Sorry AirLines”.

Bây giờ khi ra sân bay vào quầy làm thủ tục hay cửa an ninh ra máy bay thì đường thông, hè thoáng nhiều khi là một mình một đường. Các hãng hàng không đua nhau giảm giá, thu hút khách hàng, giá vé rẻ đến mức có những chuyến bay Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh mà chỉ có mấy chục nghìn đồng nhưng lượng khách mua vé cũng chỉ một hai chục người. Thế mới biết khách hàng quan trọng như thế nào, để có một hãng hàng không phải bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng nhưng việc nó có tồn tại được hay không lại quyết định bằng những “tấm vé” khách hàng bỏ tiền mua mà đôi khi chỉ là mấy chục nghìn đồng thôi.


Sân bay Tân Sơn Nhất khi dịch Covid-19 (Nguồn ảnh Internet)


Thị trường hàng không Việt Nam được đánh giá là thị trường lớn với dân số gần 100 triệu người, dân cư phân bố theo chiều dài địa lý, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang gần 3000km. Vị trí địa lý chiến lược nên các sân bay lớn của thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh thuận lợi cho làm điểm trung chuyển các chuyến bay trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á. Các cơ sở hạ tầng, sân bay của Việt Nam sẽ được đầu tư mới nên tiếp cận được những phương tiện, thiết bị mới, kỹ thuật hiện đại phù hợp và bắt kịp với sự phát triển của hàng không thế giới.

Từ những yếu tố trên có thể đánh giá thị trường Việt Nam sẽ phát triển nhanh, lợi nhuận cao, khách hàng lớn trong khoảng 10 đến 20 năm tới (từ năm 2020-2040). Qua dịch bệnh Covid-19 cũng là thời gian để cho các doanh nghiệp Việt đang triển khai trong lĩnh vực hàng không có những nhìn nhận đánh giá về thị trường, khách hàng, công việc triển khai được và các tồn tại hạn chế của mình. Các doanh nghiệp sẽ có lợi thế lớn khi đá trên “sân nhà” nhưng nếu chủ quan, không lượng sức mình, thiếu tầm nhìn thì ranh giới giữa “lợi thế” và “quả phạt” là rất mong manh.


Sân bay Nội Bài vắng người khi thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Nguồn ảnh Internet)

Khi đại dịch Covid-19 bùng phát nhiều doanh nghiệp phải dừng hoạt động trong đó có ngành hàng không. Dịch bệnh là điều bình thường, tất yếu nó đã có từ khi xã hội con người xuất hiện. Cũng như con người sẽ có lúc khoẻ lúc ốm, lúc trẻ lúc già cho nên doanh nghiệp cũng phải có tính toán, chuẩn bị để vượt qua mọi khó khăn, thách thức của thiên nhiên và xã hội. Dịch bệnh rồi sẽ qua đi nhưng nếu doanh nghiệp nào có nội lực tốt, có tính toán chuẩn bị, có sự thu xếp hợp lý nguồn lực lúc bình thường để hỗ trợ khi khó khăn thì doanh nghiệp đấy sẽ nhanh chóng vượt qua.

Khó khăn là khó khăn chung nhưng sẽ có doanh nghiệp nhanh chóng tính toán, thu xếp ổn định vượt qua và cũng có những doanh nghiệp phá sản không vượt qua được. Kinh tế thị trường là thế nó không có chỗ cho sự bi luỵ, đứng im không hành động. Các doanh nghiệp hãy tự cứu chính mình trước khi trông chờ vào sự cứu giúp của người khác. Thánh Gióng trước khi được phong Thánh đã phải lên ngựa, mặc giáp sắt, nhổ tre Ngà làm vũ khí chiến đấu, chiến thắng giặc Ân các bạn ạ!

Nguyên Phúc

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nhiều hộ gia đình “sốc” khi nhận hoá đơn tiền điện

Nhiều hộ gia đình “sốc” khi nhận hoá đơn tiền điện

Nguyên nhân chính khiến hóa đơn tiền điện tăng cao được lý giải do nắng nóng. Ngoài ra, còn một lý do khác là hóa đơn tính tiền điện bị nhảy bậc theo biểu giá lũy tiến 6 bậc.
Vì sao giá cà phê mất đến 30.000 đồng/kg chỉ trong một tuần?

Vì sao giá cà phê mất đến 30.000 đồng/kg chỉ trong một tuần?

Giá cà phê hôm nay 5/5 trong khoảng 102.000 - 103.500 đồng/kg, như vậy giá cà phê nội địa đã “bốc hơi” khoảng 30.000 đồng/kg chỉ trong một tuần.
“Cháy vé” máy bay đi Điện Biên

“Cháy vé” máy bay đi Điện Biên

Vé máy bay đi Điện Biên sẽ tiếp tục "nóng" lên khi gần đến dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Theo khảo sát, các chuyến bay giữa Hà Nội - Điện Biên đã hết sạch vé, các chuyến bay từ TPHCM còn rất ít vé một chiều.
Chuyên gia dự báo: Giá vàng trong nước sẽ còn tăng “nóng”

Chuyên gia dự báo: Giá vàng trong nước sẽ còn tăng “nóng”

Giá vàng miếng tăng lên kỷ lục mới, sát mốc 86 triệu đồng/lượng. Nhiều chuyên gia dự báo, nếu tình trạng cung vàng miếng SJC không đủ cầu vẫn tiếp diễn, giá vàng trong nước sẽ còn tăng “nóng”.
Bộ Tài chính lý giải nguyên nhân giá vé máy bay tăng cao

Bộ Tài chính lý giải nguyên nhân giá vé máy bay tăng cao

Một số ý kiến cho rằng giá vé máy bay tăng cao quá mức, một phần do phải chịu thuế, phí không hề nhỏ, Bộ Tài chính đã chính thức lên tiếng về thông tin này.
Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, có kịch bản ứng phó phù hợp

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, có kịch bản ứng phó phù hợp

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa thế giới và trong nước để chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời.
Chuyên gia: Giá vàng biến động khó lường, không nên đầu tư "lướt sóng"

Chuyên gia: Giá vàng biến động khó lường, không nên đầu tư "lướt sóng"

Nhu cầu mua vàng hiện lên rất cao, các nhà đầu tư cần thận trọng, nên chia nhỏ dòng vốn vào các kênh đầu tư khác để tránh thua lỗ.
Tổng cục Thuế kiến nghị bắt buộc không dùng tiền mặt mua, bán vàng

Tổng cục Thuế kiến nghị bắt buộc không dùng tiền mặt mua, bán vàng

Tổng cục Thuế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, trình cấp thẩm quyền quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng.
Nắng nóng, giá dừa tươi tăng gấp 4 lần so với ngày thường

Nắng nóng, giá dừa tươi tăng gấp 4 lần so với ngày thường

Hiện giá dừa tươi đã tăng lên 130.000 đồng/chục, cao gấp 4 lần so với trước đó. Không những giá cao mà còn biến động mạnh, giá buổi sáng báo khác chiều mua vào đã khác.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động