Ra mắt Happitopia Hub - hệ sinh thái “khởi nghiệp hạnh phúc” đầu tiên và quy mô nhất Việt Nam

TH&SP Ngày 19/06 vừa qua, hệ sinh thái “khởi nghiệp hạnh phúc” Happitopia Hub đã chính thức ra mắt nhằm góp phần hỗ trợ và “chắp cánh” cho các doanh nghiệp trẻ với mục tiêu tạo ra những “kỳ lân” cho nền kinh tế nước nhà và khu vực.

Vài năm trở lại đây, Đông Nam Á đang nổi lên như một điểm dừng hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Trong đó, Việt Nam nằm trong top 3 điểm đến sáng giá nhất khu vực, chỉ sau Indo và Singapore. Tính riêng ngành công nghệ, trong năm 2019 Việt Nam đã thu hút vốn đầu tư lên tới 800 triệu USD.

Tuy nhiên, một start-up muốn thành công không chỉ cần duy nhất một yếu tố là vốn mà đó là tổ hợp của sự kết hợp hài hòa giữa nhiều nguồn lực. Startup Việt Nam dù phát triển mạnh mẽ nhưng hệ sinh thái khởi nghiệp vẫn là một khái niệm khá mơ hồ và cũng vì lẽ đó, các doanh nghiệp trẻ cũng không nhận được những sự hỗ trợ cần thiết để phát triển, thua thiệt hơn nhiều so với bạn bè quốc tế.

Với tầm nhìn về một Việt Nam hạnh phúc và hùng cường, trước những thời cơ đang hiện hữu và xu thế chuyển động rất nhanh của thế giới, Happitopia Hub – Hệ sinh thái khởi nghiệp hạnh phúc bậc nhất tại Việt Nam được cho ra đời nhằm thay đổi cục diện vào thực trạng khởi nghiệp hiện tại của các doanh nghiệp Việt đồng thời tạo ra cú hích đánh thức thị trường vốn quá ngủ yên.

Vì sao lại là Happitopia Hub?

“Happitopia” là sự kết hợp của 3 từ: Happiness (Hạnh Phúc), Utopia (Xã hội hoàn hảo về mọi mặt, vùng đất ai cũng ước mơ đặt chân đến) và Capital ( Nguồn Vốn). Happitopia Hub mang ý nghĩa là một vùng đất hạnh phúc, hoàn hảo không chỉ đối với con người mà còn cả với doanh nghiệp, các start-up trẻ đều nhận được sự hỗ trợ cần thiết với mục đích xây dựng một xã hội văn minh.

Với quy mô 15.000m2, tọa lạc tại Grand Plaza, 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội, Happitopia Hub được xây dựng để trở thành hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam, phát triển hệ sinh thái cho các startup trẻ tiềm năng, góp phần phát triển lớp doanh nghiệp bứt phá bằng các giải pháp kinh doanh sáng tạo và bền vững, đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội và đất nước. Đây là một hệ sinh thái hoàn toàn phi lợi nhuận với mục tiêu tạo những “Kỳ lân” cho nền kinh tế nước nhà và khu vực.


Không gian làm việc tại Happitopia Hub.

Mô hình Happitopia Hub bao gồm:

Học viện doanh nhân hạnh phúc: được khởi xướng bởi các doanh nhân trên nhiều lĩnh vực: ông Đào Ngọc Thanh (Vinaconex) ông Nguyễn Đỗ Lăng (Apec Group), ông Phạm Đình Đoàn (Phú Thái Holding), ông Đào Thế Vinh (Golden Gate Group), ông Nguyễn Mạnh Hùng (Thái Hà Books), ông Phạm Thanh Hưng (Cen Group), ông Trần Anh Vương (DVN)… và nhiều doanh nhân khác. Học viện Doanh nhân Hạnh phúc được thành lập hoàn toàn phi lợi nhuận, doanh thu sẽ được đóng góp vào các hoạt động của Ngôi nhà Tri Thức, Thư viện Hạnh phúc và Siêu thị Hạnh Phúc 0đ. Đây sẽ là bệ phóng tri thức, đồng hành và hỗ trợ nguồn lực kinh doanh, gieo những hạt mầm vĩ đại cho thế hệ doanh nhân trẻ - “thế hệ doanh nhân mới phụng sự, hạnh phúc, dấn thân”, góp phần phụng sự xã hội và giải quyết các vấn đề đang bỏ ngỏ, đưa Việt Nam trở thành trung tâm sáng tạo, đổi mới, hạnh phúc hàng đầu Châu Á và của thế giới.


Hội thảo Phá băng Bất động sản và cơ hội bứt phá do Học viện Doanh nhân Hạnh phúc tổ chức.

Vườn ươm G2G: Vườn ươm doanh nghiệp được tạo ra với mong muốn đào tạo các doanh nhân trẻ, các Startup tìm được thế mạnh, xây dựng được triết lý và bản sắc văn hóa của bản thân, của doanh nghiệp mình, từ đó xác định phương pháp và con đường để đi từ “Tốt” đến “Vĩ đại”.

Quỹ đầu tư khởi nghiệp Happitopia Capital: Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp Happitopia Capital có trị giá 5 triệu đô được tập trung đầu tư vào những ý tưởng sáng tạo Lĩnh vực Công nghệ, tài chính, du lịch, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, môi trường. Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp sẽ đồng hành cùng các dự án từ giai đoạn học viện, vườn ươm, thực hiện và phát triển thực tế nhằm giúp các ý tưởng tuyệt vời không “chết yếu” giữa chừng mà sẽ hội tụ đủ tiềm lực để bứt phá phát triển.

Ngoài ra, để tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho các startup, Happitopia Hub đem đến quần thể không gian hỗ trợ quy mô rộng lớn và bậc nhất tại Việt Nam. Không gian làm việc không giới hạn và đa năng, là nơi chia sẻ, giao lưu trò chuyện với các thành viên trong hệ sinh thái cùng các chuyên gia đầu ngành tại Co-working Space và Public Space. Các phòng thí nghiệm, thư viện với trăm nghìn đầu sách cũng được tích hợp để các bạn trẻ có thể tìm tòi và trau dồi kiến thức. Đồng thời khu vườn sáng tạo Creation Garden sẽ là nguồn cảm hứng cho các ý tưởng lớn ra đời. Đối với ban nghệ thuật sẽ là không gian riêng để có thể trưng bày những tác phẩm nghệ thuật, những sản phẩm thời trang từ những local brand độc đáo. Các doanh nghiệp start-up sẽ còn được sử dụng những dịch vụ giải trí, thể thao, ăn uống như phòng gym, yoga, phòng thiền, spa, phòng sữa mẹ, khu vui chơi cho trẻ em…Đối với những dự án có ý tưởng đột phá mang nhiều ý nghĩa văn hóa dân tộc tạo ra nhiều giá trị cộng đồng thì sẽ có cơ hội nhận được khoản đầu tư từ quỹ Happitopia Capital. Happitopia mong muốn qua đây sẽ trở thành người bạn đồng hành trân quý của các startup phụng sự, start-up hạnh phúc để cùng cống hiến hết mình cho xã hội.


Không gian giàu tính nghệ thuật và sáng tạo tại Happitopia

Đại diện của Happitopia Hub, ông Nguyễn Đỗ Lăng chia sẻ: “Thế hệ doanh nhân trẻ chính là tương lai của nền kinh tế và gốc rễ sự phát triển của tổ quốc. Mang trong mình sứ mệnh đóng góp tạo nên một thế hệ tương lai hạnh phúc và yêu thương, Happitopia Hub mong muốn được hỗ trợ và làm tất cả mọi thứ trong khả năng để có thể đồng hành cùng những ý tưởng của thời đại mới".

Gia Hân

Gia Hân

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giữ nguyên liệu, nâng giá trị thương hiệu dừa

Giữ nguyên liệu, nâng giá trị thương hiệu dừa

Việc xuất khẩu thô ồ ạt đang khiến ngành dừa Việt Nam đánh mất cơ hội nâng cao giá trị. Đã đến lúc cần có chính sách điều tiết hợp lý nhằm giữ nguồn nguyên liệu cho chế biến sâu, phát triển các sản phẩm giá trị cao và nâng tầm thương hiệu quốc gia.
Sáp nhập tỉnh thành và bài toán giữ hồn di sản

Sáp nhập tỉnh thành và bài toán giữ hồn di sản

Việc sắp xếp lại địa giới hành chính đặt ra thách thức lớn cho công tác bảo tồn di sản văn hóa. Khi cấu trúc quản lý thay đổi, việc bảo toàn giá trị gốc và đảm bảo tính liên tục của ký ức vùng đất đòi hỏi cách tiếp cận linh hoạt, bền vững và lấy cộng đồng làm trung tâm.
Vải thiều Việt cần thương hiệu riêng

Vải thiều Việt cần thương hiệu riêng

Mặc dù vải thiều Việt Nam được mùa, chất lượng cao nhưng lại gặp khó trong tiêu thụ và xuất khẩu do chưa xây dựng được thương hiệu mạnh, thiếu đầu tư bài bản vào mẫu mã, truy xuất và chiến lược thị trường dài hạn.
Chỉ dẫn địa lý – “Hộ chiếu” giúp nước mắm Phú Quốc vươn tầm quốc tế

Chỉ dẫn địa lý – “Hộ chiếu” giúp nước mắm Phú Quốc vươn tầm quốc tế

Nước mắm Phú Quốc, được công nhận chỉ dẫn địa lý từ năm 2012, không chỉ là niềm tự hào của Việt Nam mà còn là “tấm hộ chiếu” quan trọng để bảo vệ thương hiệu và phát triển thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, để giữ vững vị thế và chống lại hàng giả, hàng nhái, Phú Quốc cần tiếp tục hoàn thiện quy chuẩn địa phương và ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý sản phẩm.
Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Trước làn sóng biến động phức tạp của thị trường gạo thế giới, khi giá cả chịu ảnh hưởng đồng thời từ cung vượt cầu, tỷ giá đồng tiền và chính sách điều tiết nội địa, bài toán cạnh tranh không còn đơn thuần là giá bán, mà đã nâng lên thành cuộc đua về thương hiệu quốc gia. Trong cuộc chơi ấy, Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ – ba cường quốc gạo lớn nhất thế giới – đang chọn những con đường khác nhau để trụ vững.
Nguy cơ cung vượt cầu và bài toán xây dựng tên tuổi ngành cau Việt Nam

Nguy cơ cung vượt cầu và bài toán xây dựng tên tuổi ngành cau Việt Nam

Việt Nam từ lâu được biết đến là một quốc gia xuất khẩu cau lớn trên thế giới. Tuy nhiên, gần đây thị trường cau nội địa lại chứng kiến sự tăng đột biến trong nhập khẩu và phát triển trồng mới cau ồ ạt, dẫn đến nguy cơ cung vượt cầu. Vấn đề này đặt ra thách thức lớn trong việc xây dựng tên tuổi, nâng cao giá trị cho ngành cau Việt Nam nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
Từ Bắc Giang đến San Francisco: Hành trình khẳng định vị thế nông sản Việt

Từ Bắc Giang đến San Francisco: Hành trình khẳng định vị thế nông sản Việt

Vải thiều Bắc Giang lần đầu tiên có mặt trong chuỗi bán lẻ lớn hàng đầu nước Mỹ – Costco – đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược đưa nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế. Thành công này là kết quả của sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu và hệ thống phân phối toàn cầu, tạo nên hình mẫu lý tưởng cho việc xây dựng thương hiệu nông sản.
Sầu riêng Việt Nam và bài toán chất lượng: Được mùa nhưng chưa chuẩn

Sầu riêng Việt Nam và bài toán chất lượng: Được mùa nhưng chưa chuẩn

Sầu riêng Việt Nam đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng với giá trị vượt tỷ đô, đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng nóng về sản lượng cùng những bất cập về chất lượng và quy chuẩn đang khiến thương hiệu sầu riêng Việt Nam đối diện với nhiều thách thức. “Được mùa nhưng chưa được chuẩn” là thực trạng cần sớm giải quyết để xây dựng một thương hiệu sầu riêng Việt Nam bền vững và phát triển lâu dài.
Thương hiệu hồ tiêu Việt trước cơ hội dẫn dắt chuỗi cung ứng toàn cầu

Thương hiệu hồ tiêu Việt trước cơ hội dẫn dắt chuỗi cung ứng toàn cầu

Giá hồ tiêu thế giới biến động mạnh, nguồn cung thiếu hụt đang tạo ra cơ hội hiếm có để hồ tiêu Việt Nam khẳng định vị thế và dẫn dắt chuỗi cung ứng toàn cầu. Đã đến lúc doanh nghiệp Việt cần chuyển từ xuất khẩu thô sang xây dựng thương hiệu giá trị cao để khai thác bền vững tiềm năng hàng đầu thế giới.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động