Nước uống chứa nhân sâm của Pepsico: Caffein gấp 8 lần nhân sâm Củ sâm đất - vị thuốc quý trong Đông y |
Cụ thể, bà hoa hỏi như sau: Doanh nghiệp dự kiến nhập khẩu mặt hàng Nhân sâm củ/ rễ khô dùng để làm thực phẩm. Mã HS code 12.11.20.00. Doanh nghiệp có tham khảo mặt hàng này chịu sự quản lí của Cục Bảo Vệ Thực Vật, Bộ NN&PTNT.
Theo phụ lục II, Thông tư 11/2021 TT-BNNPTNT ngày 20/09/2021 Ban hành Bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ NN&PTNT, mặt hàng này thuộc đối tượng: Kiểm dịch thực vật (trừ dạng thành phẩm đã qua chế biến, đóng gói trong bao bì kín khí, có ghi nhãn) và kiểm tra chất lượng (KTCL) do Cục bảo vệ thực vật là cơ quan kiểm tra.
Tuy nhiên, Doanh nghiệp đã liên hệ với Cơ quan Chi Cục Kiểm Dịch Thực Vật Vùng II và Trạm Kiểm Dịch Thực Vật Sân Bay Tân Sơn Nhất, thì cơ quan phản hồi chỉ làm kiểm dịch thực vật và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi. Vì hàng thuộc quản lí của Bộ NN&PTNN cho nên những cơ quan kiểm tra chất lượng khác cũng không thể kiểm tra chất lượng mặt hàng này.
Vì vậy, Doanh nghiệp làm công văn này kính mong Quý Bộ hỗ trợ giải đáp vướng mắc rằng mặt hàng nhân sâm, mã HS 1211.20.00 nêu trên khi nhập khẩu theo mục đích dùng làm thực phẩm sẽ kiểm tra chất lượng theo quy trình như thế nào, và cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra.
Quy trình kiểm tra chất lượng mặt hàng nhân sâm nhập khẩu dùng làm thực phẩm nhập? (Ảnh minh họa) |
Về nội dung trên, Cục Bảo vệ thực vật trả lời như sau:
Về kiểm dịch thực vật
Rễ cây nhân sâm (trừ dạng thành phẩm đã qua chế biến được đóng gói trong bao bì kín, có ghi nhãn), mã HS 1211.20.00 là vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam được quy định tại Mục 9 (Bảng mã số HS đối với danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam) Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 11/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2021 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ NN&PTNT và danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực NN&PTNT (sau đây viết tắt là Thông tư 11/2021/TT-BNNPTNT).
Do vậy, khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra chuyên ngành về KDTV. Cục BVTV sẵn sàng hỗ trợ quý Công ty thực hiện thủ tục này theo quy định pháp luật.
Về kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu
Khoản 1 Điều 39 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 quy định: thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm, trừ một số thực phẩm được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định của Chính phủ; Luật An toàn thực phẩm không quy định kiểm tra chất lượng đối với thực phẩm nhập khẩu;
Theo quy định tại Mục 10 (Bảng mã số HS đối với danh mục thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu) Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 11/2021/TT-BNNPTNT thì mặt hàng “rễ cây nhân sâm” dùng làm thực phẩm, mã HS 1211.20.00 không thuộc thẩm quyền kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ NN&PTNT.
Về việc kiểm tra chất lượng
Nhóm hàng hóa có mã số HS là 1211 (nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật) thuộc danh mục Bảng mã số HS đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi thương mại được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ NN&PTNT và Bảng mã số HS đối với danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi
sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam và thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản thành phẩm quy định tại Mục 14 và Mục 16 Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 11/2021/TT-BNNPTNT.
Để thống nhất một đầu mối kiểm tra theo chỉ đạo của Chính phủ tại các Nghị quyết 19/NQ-CP (nay là Nghị quyết 02/NQ-CP) về một số giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.
Theo đó, cơ quan kiểm dịch thực vật thực hiện đồng thời kiểm dịch và kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu trước thông quan đối với lô hàng (lô vật thể) vừa phải kiểm dịch thực vật vừa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng.