Đài Loan lưu ý về Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật Yêu cầu về Kiểm dịch thực vật xuất khẩu sang Nhật Bản Đài Loan gia hạn áp dụng biện pháp tạm thời đối với Chứng thư kiểm dịch động thực vật |
Ông Nguyễn Xuân An hỏi Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (NN&PTNN) như sau: Công ty IKANO Việt Nam, có dự định nhập khẩu 1 số hàng để bán lẻ, loại hàng và HS Code chi tiết như sau:
Xúc Xích rau củ, đã chiên, nấu chin: 20.04.90.90
Khoai tây nghiền, đông lạnh: 20.04.10.00
Xuất xứ: Thụy Điển
Căn cứ theo nghị định 15/2018 NDCP đây là hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc từ thực vật
Căn cứ theo thông tư 11/2021 Bộ NN&PTNT chỉ rõ ra là đây là 2 loại thực phẩm nhập khẩu thuộc diện phải kiểm dịch thực vật.
Như vậy hàng hóa mà công ty IKANO Việt Nam dự kiến nhập khẩu đều được miễn kiểm dịch thực vật vì đã nấu chin, hoặc đông lạnh.
Cụ thể, câu hỏi của ông An như sau: Mặt hàng xuất xứ từ Thụy Điển, nhưng Thụy Điển chưa có trong danh sách các nước được xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật vào Việt Nam, nhưng đó là loại hàng hóa đã nấu chin, đóng gói và đông lạnh, do đó được miễn kiểm dịch – theo cách hiểu của công ty IKANO Việt Nam thì loại hàng này được phép nhập khẩu bình thường, ông An mong Cục bảo vệ thực vật giải đáp thêm nếu công ty IKANO Việt Nam hiểu sai.
Công ty IKANO Việt Nam có cần cung cấp “Phyto Sanitary Certificate” tại thời điểm kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm hay không?
Về phía Thụy Điển, công ty IKANO Việt Nam nhận được phản hồi là cơ quan chức năng Thụy Điển sẽ không cấp Phyto Sanitary Certificate cho thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật đã được chế biến, bao gói sẵn và bảo quản lạnh. Như vậy nếu không cung cấp được Phyto Sanitary Certificate, thì công ty IKANO Việt Nam có được phép dung loại giấy tờ khác để thay thế hay không?
Những loại thực phẩm nhập khẩu thuộc diện phải kiểm dịch thực vật |
Về nội dung trên, Phòng KDTV, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) trả lời như sau:
Đối với câu hỏi 1: Mặt hàng xuất xứ từ Thụy Điển, nhưng Thụy Điển chưa có trong danh sách các nước được xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật vào Việt Nam, nhưng đó là loại hàng hóa đã nấu chín, đóng gói và đông lạnh, do đó được miễn kiểm dịch – theo cách hiểu của công ty IKANO Việt Nam thì loại hàng này được phép nhập khẩu bình thường, ông An kính mong Cục bảo vệ thực vật giải đáp thêm nếu công ty IKANO Việt Nam hiểu sai.
Về lĩnh vực Kiểm dịch thực vật: Theo quy định tại Mục 9, Phụ lục I, Điều 1 Thông tư 11/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2021 của Bộ NN&PTNNT thì hàng có mã số HS 2004.90.90 và mã số HS 2004.10.00 là vật thể thuộc diện KDTV.
Tuy nhiên, xúc xích rau củ (trường hợp không chứa thành phần động vật) đã được chiên, làm chín; khoai tây được chế biến đông lạnh và nghiền đã giảm thiểu nguy cơ mang theo đối tượng KDTV nên đã được loại bỏ ra khỏi danh mục vật thể thuộc diện KDTV và không bắt buộc làm thủ tục KDTV khi nhập khẩu vào Việt Nam.
Về lĩnh vực An toàn thực phẩm: Căn cứ vào Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ, hiện nay Thụy Điển chưa nằm trong danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam. Vì vậy, thực phẩm có nguồn gốc thực vật từ Thụy Điển chưa được phép nhập khẩu vào Việt Nam.
Đối với câu hỏi 2: công ty IKANO Việt Nam có cần cung cấp “Phyto Sanitary Certificate” tại thời điểm kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm hay không?
An toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật là hai lĩnh vực khác nhau. Đối với thủ tục kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, đề nghị quý bạn đọc tham khảo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ. Đối với thủ tục KDTV nhập khẩu, đề nghị bạn đọc tham khảo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2014 của Bộ NN&PTNNT để biết thêm thông tin.
Đối với câu hỏi 3: Về phía Thụy Điển, công ty IKANO Việt Nam nhận được phản hồi là cơ quan chức năng Thụy Điển sẽ không cấp Phyto Sanitary Certificate cho thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật đã được chế biến, bao gói sẵn và bảo quản lạnh. Như vậy nếu không cung cấp được Phyto Sanitary Certificate, thì công ty IKANO Việt Nam có được phép dung loại giấy tờ khác để thay thế hay không?
Theo quy định tại Luật Bảo vệ và KDTV thì vật thể thuộc diện KDTV khi nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải có bản chính Giấy chứng nhận KDTV do Cơ quan KDTV nước xuất khẩu cấp.
Đối với hàng hóa đã được chế biến, bao gói sẵn hoặc bảo quản lạnh thì có những loại vẫn còn nguy cơ mang theo đối tượng KDTV nên khi nhập khẩu sẽ phải thực hiện KDTV, đối với những loại không còn nguy cơ thì đã được loại bỏ khỏi danh mục vật thể thuộc diện KDTV. Vì vậy, đề nghị quý bạn đọc cung cấp thông tin về loại hàng hóa cụ thể để được hướng dẫn chi tiết.