Nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt giảm mạnh

Tính đến hết tháng 5 năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 36,78 nghìn tấn thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, với trị giá 77,5 triệu USD, giảm 42,1% về lượng và giảm 47,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt tăng mạnh Nhập khẩu thịt lợn đông lạnh tiếp tục giảm tháng thứ 3 Năm 2020, nhập khẩu thịt lợn tăng 382% so với cùng kỳ
Từ đầu năm 2022 đến nay, nhập khẩu thịt lợn liên tục giảm do tiêu thụ trong nước chậm, nguồn cung dồi dào
Từ đầu năm 2022 đến nay, nhập khẩu thịt lợn liên tục giảm do tiêu thụ trong nước chậm, nguồn cung dồi dào

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, tháng 5/2022, Việt Nam nhập khẩu 52,62 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, với trị giá 121,2 triệu USD, giảm 26,3% về lượng và giảm 12,2% về trị giá so với tháng 5/2021.

Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 235,32 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 528,67 triệu USD, giảm 23,5% về lượng và giảm 12,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong tháng 5/2022, Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ 33 thị trường trên thế giới. Trong đó, Ấn Độ là thị trường lớn nhất cung cấp thịt và các sản phẩm từ thịt cho Việt Nam trong tháng 5/2022, với 14,13 nghìn tấn, trị giá 45,31 triệu USD, tăng 42,5% về lượng và tăng 41,3% về trị giá so với tháng 5/2021, chiếm 26,85% tổng lượng thịt và các sản phẩm từ thịt nhập khẩu của Việt Nam trong tháng.

Giá nhập khẩu bình quân thịt và các sản phẩm từ thịt từ Ấn Độ về Việt Nam ở mức 3.206 USD/tấn, giảm 0,9% so với tháng 5/2021.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 66,24 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt từ Ấn Độ, với trị giá 205,01 triệu USD, tăng 19,4% về lượng và tăng 14,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Riêng đối với mặt hàng thịt lợn, từ đầu năm 2022 đến nay, nhập khẩu thịt lợn liên tục giảm do tiêu thụ thịt lợn trong nước chậm, trong khi nguồn cung dồi dào.

Trong tháng 5/2022, Việt Nam nhập khẩu 7,18 nghìn tấn thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, với trị giá 13,89 triệu USD, giảm 50,9% về lượng và giảm 58,6% về trị giá so với tháng 5/2021, giá nhập khẩu trung bình đạt 1.934 USD/tấn, giảm 15,6% so với tháng 5/2021.

Tháng 5/2022, thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh được nhập khẩu từ 14 thị trường, trong đó chủ yếu được nhập khẩu từ Brazil chiếm 39,38%; Đức chiếm 21,62%; Nga chiếm 16,82%; Canada chiếm 11,12%...

Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 36,78 nghìn tấn thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, với trị giá 77,5 triệu USD, giảm 42,1% về lượng và giảm 47,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Cơ cấu thị trường cung cấp thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh cho Việt Nam

(% tính theo lượng)

Nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt giảm mạnh
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan. Biểu đồ: Hoài An

Trong 5 tháng đầu năm 2022, cơ cấu thị trường cung cấp thịt lợn cho Việt Nam có sự thay đổi, khi tỷ trọng nhập khẩu từ Nga, Canada, Ba Lan giảm mạnh; trong khi nhập khẩu từ Brazil, Đức và Hà Lan lại tăng mạnh.

Trên thị trường thế giới, trong tháng 6/2022, giá lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ có nhiều biến động, sau khi giảm xuống mức 104,9 UScent/lb vào ngày 09/6/2022, giá có xu hướng tăng trở lại. N

Ngày 28/6/2022, giá lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ giao tháng 7/2022 dao động ở mức 110,1 UScent/lb, tăng 1,6% so với cuối tháng 5/2022 và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Liên minh các nhà sản xuất thịt lợn Nga cho biết, sản lượng thịt lợn của nước này dự kiến sẽ tăng 200 nghìn tấn trong năm 2022, nhưng sẽ khó xuất khẩu.

Trong quý I/2022, sản lượng ngành chăn nuôi lợn của Nga đã tăng 5,8% (tương đương tăng 67,5 nghìn tấn) so với cùng kỳ năm 2021 và dự báo cả năm 2022 có thể đạt mốc 4,4 triệu tấn.

Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu thịt lợn đang bị thu hẹp do các chính sách cấm vận từ phương Tây, nên nguồn cung trên thị trường nội địa dự báo sẽ tăng thêm khoảng 100 nghìn tấn. Do dư cung thịt lợn nên Nga hi vọng có thể gia tăng tiêu thụ ở thị trường trong nước.

Còn tại Trung Quốc, triển vọng nhu cầu đối với thịt lợn của Trung Quốc vẫn khá thấp do các biện pháp phong tỏa chống dịch Covid-19 và sự chuyển đổi tiêu thụ sang thịt gia cầm.

Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, 5 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc đạt 680 nghìn tấn, trị giá 1,34 tỷ USD, giảm 65,3% về lượng và giảm 75,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chủ yếu nhập khẩu từ Tây Ban Nha, Brazil, Đan Mạch, Canada, Hà Lan, Hoa Kỳ...

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc trong năm 2022 được dự báo giảm gần 20% và đẩy thương mại toàn cầu xuống mức thấp hơn. Trong khi đó, nhu cầu của các nước nhập khẩu lớn khác có sự phục hồi sau thời gian gián đoạn nguồn cung cấp liên quan đến đại dịch.

Hoài An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá tiêu bật tăng mạnh, doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu khởi sắc

Giá tiêu bật tăng mạnh, doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu khởi sắc

Giá tiêu trong nước hôm nay (1/7) tăng vọt từ 3.000 – 8.000 đồng/kg, đạt ngưỡng 136.000 – 138.000 đồng/kg tại nhiều địa phương. Cùng lúc, giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam cũng tăng tới 470 USD/tấn, phản ánh tín hiệu phục hồi tích cực từ thị trường toàn cầu.
Giá cà phê hôm nay tiếp tục chịu áp lực giảm: Triển vọng sản lượng toàn cầu ở mức kỷ lục

Giá cà phê hôm nay tiếp tục chịu áp lực giảm: Triển vọng sản lượng toàn cầu ở mức kỷ lục

Sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2025–2026 dự báo đạt mức cao kỷ lục, trong khi áp lực dư cung từ Brazil và xu hướng tiêu thụ chững lại khiến giá cà phê tiếp tục trong đà điều chỉnh nhẹ trên thị trường quốc tế.
Gạo và rau quả “hụt hơi”: Cảnh báo chiến lược hay cơ hội tái cấu trúc?

Gạo và rau quả “hụt hơi”: Cảnh báo chiến lược hay cơ hội tái cấu trúc?

6 tháng đầu năm 2025, trong khi xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực, thì gạo và rau quả – hai ngành hàng chủ lực – lại ghi nhận mức giảm đáng kể về giá trị. Tình trạng này không chỉ phản ánh khó khăn trước mắt từ thị trường, mà còn là dấu hiệu cho thấy cần sớm điều chỉnh chiến lược phát triển, tái cấu trúc mô hình xuất khẩu để thích ứng với yêu cầu ngày càng cao từ các đối tác quốc tế.
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, Thông tư 40/2025/TT-BCT chính thức có hiệu lực, thiết lập quy định mới về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ. Quy trình được số hóa hoàn toàn qua hệ thống eCoSys, góp phần bảo đảm quản lý thống nhất, minh bạch và thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế.
Sầu riêng Việt: Làm sao giữ thị phần ngay trên “sân nhà”?

Sầu riêng Việt: Làm sao giữ thị phần ngay trên “sân nhà”?

Việt Nam hiện đứng thứ hai thế giới về sản xuất và xuất khẩu sầu riêng, chỉ sau Thái Lan. Tuy nhiên, trái với thành công trên thị trường quốc tế, thị trường nội địa lại chứng kiến nghịch lý: người Việt ngày càng chuộng sầu riêng nhập khẩu, đặc biệt là các giống cao cấp từ Malaysia và Thái Lan. Giữ vững thị phần trong nước đang trở thành bài toán cấp thiết đối với ngành sầu riêng Việt Nam.
Giá tiêu trong nước đi ngang, triển vọng dài hạn vẫn tích cực

Giá tiêu trong nước đi ngang, triển vọng dài hạn vẫn tích cực

Giá tiêu hôm nay (29/6) ổn định ở mức 128.000 – 133.000 đồng/kg sau chuỗi tăng nhẹ trong tuần. Dù thị trường thế giới đang chịu sức ép từ thuế quan và nguồn cung eo hẹp, nhiều dự báo vẫn lạc quan về xu hướng giá tiêu trong trung và dài hạn.
Giá cà phê giảm sâu kỷ lục: Nông dân Tây Nguyên đối mặt áp lực kép

Giá cà phê giảm sâu kỷ lục: Nông dân Tây Nguyên đối mặt áp lực kép

Sau hơn hai tháng liên tục giảm, giá cà phê trong nước đã mất gần 30% giá trị, xuống mức thấp nhất trong hơn một năm qua. Trong khi đó, áp lực từ thị trường thế giới và vụ thu hoạch tại Brazil đang khiến triển vọng phục hồi giá trở nên mong manh.
Giá cà phê ổn định trong nước, thế giới nhiều biến động nhẹ

Giá cà phê ổn định trong nước, thế giới nhiều biến động nhẹ

Giá cà phê ngày 29/6/2025 trên thị trường thế giới và trong nước duy trì sự ổn định với những biến động nhẹ. Dù giá thế giới có xu hướng điều chỉnh giảm, thị trường cà phê nội địa vẫn giữ vững mức giá và có chiều hướng tăng nhẹ, tạo tín hiệu tích cực cho người trồng và doanh nghiệp thu mua.
Bảo đảm an toàn nguồn cung xăng dầu quốc gia

Bảo đảm an toàn nguồn cung xăng dầu quốc gia

Nhiều biến động địa chính trị, kinh tế quốc tế đặt ra yêu cầu cao hơn cho việc điều hành thị trường xăng dầu. Việt Nam đang chủ động dự báo và ứng phó nhằm bảo đảm nguồn cung ổn định, giá cả minh bạch, không để đứt gãy chuỗi sản xuất và tiêu dùng.
Giá tiêu trong nước lập đỉnh mới, ngành hồ tiêu Việt Nam cần chiến lược dài hơi để giữ đà tăng

Giá tiêu trong nước lập đỉnh mới, ngành hồ tiêu Việt Nam cần chiến lược dài hơi để giữ đà tăng

Giá tiêu trong nước ngày 29/6 đồng loạt tăng mạnh từ 1.000 đến 5.000 đồng/kg, đưa mặt bằng giá lên mức cao kỷ lục từ 128.000 - 133.000 đồng/kg. Trong khi đó, thị trường tiêu quốc tế ổn định, nhưng sự tăng vọt nhập khẩu tiêu của Trung Quốc đặt ra thách thức lớn, đòi hỏi ngành hồ tiêu Việt Nam xây dựng chiến lược bài bản để giữ vững vị thế trên thị trường toàn cầu.
Giá cà phê giảm nhẹ, thị trường chịu áp lực từ nguồn cung và nhu cầu suy yếu

Giá cà phê giảm nhẹ, thị trường chịu áp lực từ nguồn cung và nhu cầu suy yếu

Giá cà phê thế giới và trong nước đồng loạt điều chỉnh giảm trong bối cảnh triển vọng sản lượng khả quan và nhu cầu tiêu thụ có dấu hiệu chững lại.
Giá tiêu tăng đồng loạt, thị trường nội địa và thế giới sôi động trở lại

Giá tiêu tăng đồng loạt, thị trường nội địa và thế giới sôi động trở lại

Giá tiêu hôm nay (27/6) tại thị trường trong nước tiếp tục tăng 2.000 – 3.000 đồng/kg, lên mức 126.000 – 128.000 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, giá tiêu của Indonesia cũng tiếp tục tăng cao, trong khi các nước khác nhìn chung không đổi.
Giá cà phê phục hồi trên sàn quốc tế, giảm sâu trong nước

Giá cà phê phục hồi trên sàn quốc tế, giảm sâu trong nước

Ngày 27/6, giá cà phê thế giới đồng loạt tăng trở lại nhờ đồng USD giảm sâu, thúc đẩy lực mua bù bán. Tuy nhiên, tại thị trường trong nước, giá cà phê giảm mạnh do áp lực dư cung và nhu cầu tiêu thụ yếu.
Giá xăng tăng lần thứ ba liên tiếp, dầu mazut hạ nhiệt

Giá xăng tăng lần thứ ba liên tiếp, dầu mazut hạ nhiệt

Liên Bộ Công Thương – Tài chính vừa công bố điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều hành ngày 26/6. Theo đó, giá xăng và phần lớn các loại dầu tiếp tục tăng, đánh dấu phiên điều chỉnh tăng thứ ba liên tiếp.
Nội địa dẫn dắt, ngành thép vững đà tăng trưởng

Nội địa dẫn dắt, ngành thép vững đà tăng trưởng

Giữa bối cảnh xuất khẩu gặp khó, thị trường nội địa nổi lên là trụ đỡ quan trọng, giúp ngành thép Việt Nam giữ vững đà phục hồi nhờ đầu tư công, nhu cầu hạ tầng tăng mạnh và hiệu quả từ các chính sách phòng vệ thương mại.
VCCI kiến nghị bỏ điều kiện vốn 1.000 tỷ đồng với doanh nghiệp sản xuất vàng miếng

VCCI kiến nghị bỏ điều kiện vốn 1.000 tỷ đồng với doanh nghiệp sản xuất vàng miếng

Trong văn bản góp ý gửi Ngân hàng Nhà nước về Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất không áp dụng điều kiện vốn tối thiểu 1.000 tỷ đồng đối với doanh nghiệp sản xuất vàng miếng. Đồng thời, VCCI cũng kiến nghị gỡ bỏ các điều kiện kinh doanh chưa phù hợp với vàng trang sức và tinh giản thủ tục nhập khẩu vàng.
Bộ Công Thương đề xuất lộ trình sử dụng xăng E10 từ năm 2026

Bộ Công Thương đề xuất lộ trình sử dụng xăng E10 từ năm 2026

Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm về cung ứng xăng dầu, Bộ Công Thương cho biết đang xây dựng lộ trình áp dụng xăng sinh học E10 từ ngày 1/1/2026, đồng thời đề xuất sửa đổi Quyết định 53 để phù hợp với tình hình thực tế.
Giá tiêu trong nước bật tăng, thế giới khởi sắc trở lại

Giá tiêu trong nước bật tăng, thế giới khởi sắc trở lại

Giá tiêu hôm nay (26/6) tại thị trường nội địa tăng 1.000 – 2.000 đồng/kg, lên mức 124.000 – 126.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá tiêu xuất khẩu tại nhiều nước cũng ghi nhận đà tăng trở lại sau thời gian chững giá.
Giá cà phê rớt sâu chưa từng thấy trong hơn một năm qua

Giá cà phê rớt sâu chưa từng thấy trong hơn một năm qua

Giá cà phê trong nước và thế giới đồng loạt giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 26/6. Robusta trên sàn London rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 13 tháng rưỡi, trong khi arabica cũng chạm đáy 5 tháng rưỡi.
Hàng Việt mở rộng cánh cửa vào Á Âu

Hàng Việt mở rộng cánh cửa vào Á Âu

Tận dụng ưu đãi từ Hiệp định FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu, doanh nghiệp Việt đang tích cực tiếp cận thị trường Nga và Belarus. Dù vẫn còn nhiều rào cản, nhưng nếu chuẩn bị đúng hướng và bài bản, tiềm năng xuất khẩu sẽ được khai phá mạnh mẽ.
Ngành gỗ Việt Nam buộc phải minh bạch nguồn gốc

Ngành gỗ Việt Nam buộc phải minh bạch nguồn gốc

Trước sức ép từ các chính sách thương mại mới của Hoa Kỳ, ngành gỗ Việt Nam cần chủ động chứng minh tính hợp pháp trong chuỗi cung ứng, tăng minh bạch về nguyên liệu và củng cố niềm tin để giữ vững thị phần xuất khẩu chủ lực.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động