Ngành ngân hàng ‘lao đao’ nếu bị tước quyền tự quyết zoom ngoại

TH&SP Với nhiều điểm mới, Luật Chứng khoán 2019 (có hiệu lực đầu năm 2021) hứa hẹn làm tăng tính minh bạch của thị trường chứng khoán, bảo vệ tốt hơn nhà đầu tư. Tuy nhiên việc mất quyền tự quyết về room vốn ngoại khiến ngân hàng có nguy cơ phải bán cổ phần ở thời điểm giá rẻ nhất. Ngân hàng thương mại nhà nước có thể bị thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng.

Thế nhưng, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa đưa ra lấy ý kiến lại có nhiều điểm gây tranh cãi. Trong đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước dự kiến bỏ quyền tự định đoạt tỷ lệ sở hữu cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài (room vốn ngoại) của các doanh nghiệp đại chúng. Với ngành kinh doanh đặc thù, có nhiều yếu tố nhạy cảm như ngân hàng, quy định này đang ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Nếu Ban soạn thảo không sửa đổi, các ngân hàng sẽ phải gánh chịu thiệt hại to lớn.



Năm 2011, Vietcombank bán 15% cổ phần cho Mizuho với giá 34.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 24,1% so với thị giá cổ phiếu VCB trên thị trường


Ngành ngân hàng có thể chịu thiệt hại to lớn

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hệ số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng thương mại hiện nay chỉ loanh quanh 9-10%. Thêm vào đó, vẫn còn một nửa số ngân hàng chưa đạt chuẩn Basel II. Áp lực tăng vốn để đáp ứng yêu cầu về quản trị theo chuẩn mực mới đang được đặt ra rất bức thiết, nhất là trong bối cảnh Covid-19 đang đe dọa sức khỏe ngân hàng.

Với các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước, việc tăng vốn thời gian qua hầu như phải dựa vào việc chào bán cổ phần cho đối tác nước ngoài. Nhờ quyền tự quyết về room ngoại, các ngân hàng Vietcombank, VietinBank, BIDV đều chào bán cho nhà đầu tư ngoại ở mức giá tốt, thậm chí cao hơn giá thị trường, giúp ngân sách thu về nguồn thặng dư vốn cổ phần lớn, tăng giá trị doanh nghiệp.

Cụ thể, năm 2011, Vietcombank bán 15% cổ phần cho Mizuho với giá 34.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 24,1% so với thị giá cổ phiếu VCB trên thị trường. Tương tự, cuối năm 2012, VietinBank chào bán thành công gần 20% vốn cho Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ với mức giá 24.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 18,2% so với giá thị trường của cổ phiếu CTG tại thời điểm ký kết.

Cuối năm 2019, BIDV công bố chào bán thành công 15% vốn cho đối tác Keb Hana với giá 33.640 đồng/cổ phiếu. Mức giá này so với thời điểm hai bên bắt đầu ký Thỏa thuận sơ bộ (tháng 8/2017) đã cao hơn 76%, còn nếu so với thời điểm hai bên bắt đầu công bố với công chúng ý định “tìm hiểu” nhau (đầu năm 2018), thì cao hơn 24,6%. Ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV cho biết, quá trình bán cổ phần cho đối tác chiến lược tại BIDV kéo dài chủ yếu do chưa gặp nhau về giá.

Những ví dụ trên cho thấy, nhờ quyền tự quyết về room ngoại, các ngân hàng đã lựa chọn được không chỉ thời điểm bán tốt nhất, mà cả đối tác trả giá cao nhất, mang lại thặng dư vốn lớn cho ngân sách. Nếu quyền tự quyết này bị bãi bỏ, ngân hàng phải mở toang room cho vốn ngoại, chắc chắn nhà đầu tư ngoại chỉ mua cổ phiếu ở thời điểm giá rẻ.

VietinBank, Vietcombank đang đề xuất Chính phủ cho nới room sở hữu với nhà đầu tư ngoại. Theo lộ trình, Chính phủ cũng sẽ giảm tỷ lệ nắm giữ tại cả 4 ngân hàng VietinBank, Vietcombank, BIDV, Agribank về 65% vào năm 2025. Như vậy, lượng vốn mà Nhà nước sẽ thoái khỏi lĩnh vực ngân hàng thời gian tới là rất lớn.

Nếu bị tước quyền định đoạt, phải mở toang toàn bộ room còn lại cho nhà đầu tư nước ngoài giao dịch, đồng nghĩa xóa hết các lợi thế về thời điểm, lựa chọn nhà đầu tư… , ngân hàng sẽ phải chào bán phụ thuộc hoàn toàn vào giá thị trường. Tính trên tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước tại các ngân hàng quốc doanh, con số thiệt hại khi ngân hàng bị mất quyền tự quyết về room ngoại ước tính lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng.

Ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, có rất nhiều ví dụ cho thấy, trao quyền tự quyết về room cho doanh nghiệp không chỉ tốt cho doanh nghiệp, mà cho cả Nhà nước. Và đương nhiên, khi giá trị doanh nghiệp tăng lên, cổ đông nhỏ cũng sẽ hưởng lợi.

“Các doanh nghiệp nhà nước thoái vốn cho nhà đầu tư chiến lược thường có giá cao hơn giá thị trường, như VietinBank, Vietcombank hay BIDV. Hay như câu chuyện Sabeco, việc trao quyền định đoạt về room ngoại, ra quyết định thoái vốn đúng thời điểm đã giúp Công ty thu về 5 tỷ USD. Trong khi đó, nếu phải mở toang room để bán tự do trên sàn chứng khoán, đến thời điểm này, doanh nghiệp có thể ‘hụt’ mất vài tỷ USD. Bảo vệ lợi ích cổ đông nhỏ lẻ là đúng, song cũng cần phải hài hòa, bảo vệ cả lợi ích của doanh nghiệp”, ông Kiên đề nghị.



Cuối năm 2019, BIDV công bố chào bán thành công 15% vốn cho đối tác Keb Hana với giá 33.640 đồng/cổ phiếu


Tăng vốn Ngân hàng: khó càng thêm khó

Không chỉ ngân hàng thương mại quốc doanh, mà các ngân hàng TMCP tư nhân cũng đang đứng trước áp lực tăng vốn rất bức thiết, để đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh và đáp ứng tiêu chuẩn Basel II.

Gần đây, hầu như năm nào đại hội đồng cổ đông của các ngân hàng cũng đặt ra vấn đề tăng vốn, song rất ít ngân hàng thực hiện được. Nguồn vốn trong nước hạn chế, ngân hàng chỉ tăng vốn nhỏ giọt từ nguồn cổ tức không chia, từ phát hành trái phiếu, chia cổ tức bằng cổ phiếu… Việc tăng mạnh vốn điều lệ như kỳ vọng chỉ có thể thực hiện với ngân hàng chào bán thành công cho đối tác nước ngoài.

Đây cũng là lý do room ngoại lên tới 30%, nhưng hầu hết các ngân hàng đều chỉ giới hạn room ở một tỷ lệ nhất định, thậm chí khóa sạch room để làm dư địa tăng vốn ở thời điểm thích hợp. Dư địa tăng vốn đã ít, nếu lại bị tước quyền định đoạt room, thì lại càng thêm hạn hẹp, khiến các ngân hàng vô cùng lo lắng.

Trong một lần chia sẻ trước đây, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank cho rằng, lý do mà VPBank chưa vội vàng mở room để tìm kiếm nhà đầu tư nước ngoài là nhiều nhà đầu tư nước ngoài chỉ nhìn về thị trường Việt Nam như một đích đầu tư ngắn hạn và có thể cơ cấu danh mục bất kỳ lúc nào. Trong khi đó, VPBank muốn tìm một nhà đầu tư đồng hành dài hạn, có thể bổ khuyết, hỗ trợ cho Ngân hàng phát triển.

Tương tự, sau nhiều năm tìm kiếm và đàm phán, cuối tháng 6/2020, OCB đã chào bán thành công 15% vốn cho Aozora và đang tiếp tục tìm kiếm đối tác để lấp đầy 10% room ngoại còn lại. Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB khẳng định, Ngân hàng đang rất cần những nhà đầu tư dài hạn, trường vốn với nguồn lực đầu tư mạnh, sẵn sàng khi ngân hàng cần triển khai chiến lược kinh doanh.

Thế nhưng, cả VPBank và OCB sẽ có nguy cơ mất cơ hội tìm các nhà đầu tư dài hạn có thể hỗ trợ ngân hàng phát triển, nếu toàn bộ room ngoại sẽ phải mở toang cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Ngân hàng rất cần đối tác nước ngoài để tăng vốn, song không thể bán bằng mọi giá, mà phải tìm nhà đầu tư chất lượng, đàm phán giá có lợi nhất. Tuy nhiên, nếu không được tự chủ về room ngoại, thì việc đàm phán với đối tác ngoại rất khó khăn. Nhà đầu tư ngoại sẽ chọn mua bán tự do trên sàn, thay vì ký hợp đồng hợp tác lâu dài kèm theo các cam kết khác để hỗ trợ ngân hàng.

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, việc để ngân hàng được quyền tự quyết về room ngoại rất quan trọng. Đặc biệt, các ngân hàng TMCP nhỏ và vừa đang rất cần sự hỗ trợ của đối tác chiến lược nước ngoài về mặt quản trị, công nghệ, tài chính… Tước đoạt quyền định đoạt về room ngoại cũng chính là tước mất cơ hội để các ngân hàng này lột xác về quản trị, tăng cường tính minh bạch, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động… với sự giúp đỡ của nhà đầu tư chiến lược.

Chưa kể, thực tế diễn ra ở một số ngành cho thấy, đã có trường hợp nhà đầu tư ngoại thông qua công ty con ở nhiều quốc gia khác nhau, nắm giữ quyền chi phối cao hơn mức cho phép tại doanh nghiệp trong nước, gây bất lợi cho cả ngành hàng. Với tính chất nhạy cảm như ngành ngân hàng, nếu kịch bản này xảy ra, an ninh tài chính của cả nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng.

Gia Khánh

Gia Khánh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hai tổ chức tài chính thuộc chính phủ Pháp và Hà Lan đầu tư 80 triệu USD cho SeABank

Hai tổ chức tài chính thuộc chính phủ Pháp và Hà Lan đầu tư 80 triệu USD cho SeABank

Ngày 24/3/2025 Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng Phát triển Doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế tốt nhất trong quản lý rủi ro môi trường và xã hội, chống biến đổi khí hậu.
Đã có ngân hàng giảm lãi suất lần thứ 4 trong tháng

Đã có ngân hàng giảm lãi suất lần thứ 4 trong tháng

Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) giảm lãi suất lần thứ 4 trong tháng. Đến nay chỉ còn một vài ngân hàng duy trì lãi suất trên 6%/năm.
Thêm ngân hàng giảm lãi suất huy động lần thứ 3 trong tháng

Thêm ngân hàng giảm lãi suất huy động lần thứ 3 trong tháng

Kienlongbank trở thành ngân hàng thứ 2 giảm lãi suất huy động trực tuyến lần thứ 3 trong tháng sau Eximbank. Khách hàng vẫn có nhiều lựa chọn các mức lãi suất hấp dẫn ở các kỳ hạn kèm điều kiện đặc biệt.
5 ngân hàng nào còn duy trì mức lãi suất huy động trên 6%?

5 ngân hàng nào còn duy trì mức lãi suất huy động trên 6%?

Chỉ còn 5 ngân hàng thương mại trong nước niêm yết lãi suất huy động từ mức 6%/năm, giảm 8 ngân hàng so với trước thời điểm 25/3.
Còn duy nhất một ngân hàng trả lãi suất 6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng

Còn duy nhất một ngân hàng trả lãi suất 6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng

Tính đến thời điểm hiện tại, GPBank là ngân hàng duy nhất trả lãi suất từ 6% trở lên cho khoản tiền gửi dưới 1 tỷ đồng kỳ hạn 12 tháng. Các ngân hàng khác chỉ áp dụng lãi suất từ 6% khi khách gửi kỳ hạn dài hơn.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ Hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV: Vươn mình bứt phá hướng tới kỷ niệm 20 năm thành lập

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV: Vươn mình bứt phá hướng tới kỷ niệm 20 năm thành lập

Vừa qua, tại Hà Nội, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2025 hướng tới kỷ niêm 20 năm ngày thành lập.
Ngân hàng nào đang đứng đầu về lãi suất đặc biệt dành cho khách hàng "siêu giàu”?

Ngân hàng nào đang đứng đầu về lãi suất đặc biệt dành cho khách hàng "siêu giàu”?

Vượt qua PVCombank, HDBank và Vikki Bank, ABBank dẫn đầu lãi suất tiết kiệm với mức 9,65%/năm cho kỳ hạn 13 tháng, áp dụng cho khách hàng gửi từ 1.500 tỷ đồng.
VPBank miễn phí chuyển tiền quốc tế với đa dạng ngoại tệ

VPBank miễn phí chuyển tiền quốc tế với đa dạng ngoại tệ

Với mong muốn giảm bớt gánh nặng tài chính cho khách hàng đồng thời mang đến trải nghiệm chuyển tiền quốc tế đơn giản, tiện lợi như chuyển tiền trong nước, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) triển khai chương trình “Chuyển tiền 0 đồng toàn cầu, VPBank lựa chọn hàng đầu” với ưu đãi hoàn toàn miễn phí cùng nhiều loại ngoại tệ.
Gửi tiền kỳ hạn 12 tháng ở ngân hàng nào để hưởng lãi suất cao nhất?

Gửi tiền kỳ hạn 12 tháng ở ngân hàng nào để hưởng lãi suất cao nhất?

Hiện nay, một số ngân hàng áp dụng mức lãi suất cao nhất kỳ hạn 12 tháng lên đến 7-9%, nhưng để được hưởng mức lãi suất này, khách hàng phải đáp ứng các điều kiện đặc biệt.
Gửi tiết kiệm tại BIDV: Cơ hội trúng vàng miếng trị giá 680 triệu đồng

Gửi tiết kiệm tại BIDV: Cơ hội trúng vàng miếng trị giá 680 triệu đồng

Từ ngày 01/3/2025 đến hết ngày 15/4/2025, BIDV triển khai chương trình khuyến mại “Gửi tiết kiệm rước lộc vàng” dành cho khách hàng cá nhân với quà tặng tiền mặt và cơ hội tham gia quay số trúng thưởng. Tổng giá trị quà tặng và giải thưởng lên tới hơn 8,4 tỷ đồng.
“Tiết kiệm Vikki - Trúng VÀNG ký”

“Tiết kiệm Vikki - Trúng VÀNG ký”

Nhân dịp khánh thành tuyến Metro số 1 thành phố Hồ Chí Minh (Bến Thành - Suối Tiên), Vikki Digital Bank - Ngân hàng Số thế hệ mới đồng hành với hệ thống thanh toán không tiền mặt - thẻ VikkiGO, sẽ triển khai chương trình tiết kiệm trực tuyến dự thưởng lớn nhất trong năm “Tiết kiệm Vikki - Trúng VÀNG ký” từ nay đến hết 31/5/2025.
Đã có ngân hàng giảm lãi suất huy động lần thứ 3 trong tháng

Đã có ngân hàng giảm lãi suất huy động lần thứ 3 trong tháng

Các ngân hàng tiếp tục điều chỉnh lãi suất huy động. Công bố diễn biến mới nhất về chính sách lãi suất đặc biệt
Điều chỉnh lãi suất dành cho nhóm khách hàng có số tiền gửi lớn

Điều chỉnh lãi suất dành cho nhóm khách hàng có số tiền gửi lớn

Mặc dù nhiều ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất, một số ngân hàng vẫn duy trì chính sách lãi suất cao dành cho khách hàng có số tiền gửi lớn.
Lộ diện ngân hàng thứ 14 giảm lãi suất huy động

Lộ diện ngân hàng thứ 14 giảm lãi suất huy động

Vikki Bank công bố điều chỉnh giảm mạnh biểu lãi suất huy động mới. Mức lãi suất trên 6%/năm đang được nhiều ngân hàng niêm yết cho các kỳ hạn tiền gửi dài nhưng không yêu cầu về số tiền gửi tối thiểu.
Siêu sự kiện ngày hội văn hóa SHB & T&T Group - Dấu ấn vững bước vào kỷ nguyên mới

Siêu sự kiện ngày hội văn hóa SHB & T&T Group - Dấu ấn vững bước vào kỷ nguyên mới

Lần đầu tiên trong lịch sử một ngày hội văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam được tổ chức với quy mô hoành tráng chưa từng có, lấy cảm hứng từ Thế vận hội. Các hoạt động tập thể sôi nổi cùng những màn trình diễn nghệ thuật đỉnh cao, hiệu ứng công nghệ hiện đại hứa hẹn mang đến một chương trình bùng nổ và đầy ấn tượng. Qua đó, sự kiện truyền tải thông điệp mạnh mẽ về sự vươn mình trong kỷ nguyên mới của tập đoàn và ngân hàng hàng đầu Việt Nam.
Techcombank giảm lãi suất ở tất cả các kỳ hạn

Techcombank giảm lãi suất ở tất cả các kỳ hạn

Ông lớn Techcombank điều chỉnh lãi suất ở tất cả kỳ hạn. Theo thống kê, từ cuối tháng 2 đến nay đã có 18 ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất huy động.
Ngân hàng nào đang niêm yết lãi suất trên 7%?

Ngân hàng nào đang niêm yết lãi suất trên 7%?

PvcomBank, HDBank, MSB, Dong A Bank là 4 ngân hàng có lãi suất trên 7% cho các kỳ hạn tiền gửi dài, trong khi đó một số ngân hàng áp dụng mức lãi suất cao hơn nhưng kèm theo điều kiện đặc biệt.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu không làm khó người dân vay vốn sản xuất lúa gạo

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu không làm khó người dân vay vốn sản xuất lúa gạo

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Công văn số 1595/NHNN-TD yêu cầu các ngân hàng thương mại và NHNN chi nhánh khu vực 13, 14, 15 triển khai các giải pháp tín dụng phục vụ sản xuất, chế biến, thu mua tạm trữ và xuất khẩu gạo, đặc biệt là thu mua lúa vụ Đông Xuân 2025 tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Gửi tiền ở ngân hàng nào để hưởng lãi suất 6%/năm?

Gửi tiền ở ngân hàng nào để hưởng lãi suất 6%/năm?

Tính đến ngày 7/3, tiếp tục có thêm một số ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất như Hong Leong Việt Nam, Indovina Bank (IVB), SHB, SeABank, VCBNeo..., trong đó nhiều ngân hàng đã rời mốc lãi suất 6%/năm.
Việt Nam sẽ thí điểm lập sàn giao dịch tiền số ngay trong tháng 3

Việt Nam sẽ thí điểm lập sàn giao dịch tiền số ngay trong tháng 3

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết trong tháng 3 sẽ báo cáo Chính phủ ban hành nghị quyết, trong đó cho phép thí điểm đưa vào vận hành sàn giao dịch tiền ảo để các nhà đầu tư, tổ chức cũng như cá nhân có nơi để giao dịch.
Ngân hàng nào có lãi suất tiết kiệm tốt nhất?

Ngân hàng nào có lãi suất tiết kiệm tốt nhất?

Từ đầu tháng 3 đến nay, nhiều ngân hàng đã có động thái giảm lãi suất huy động. Cụ thể, 12 ngân hàng đã giảm lãi suất tại quầy từ 0,1 - 0,4%, trong khi 7 ngân hàng hạ lãi suất huy động online từ 0,1 - 0,7% ở các kỳ hạn.
Khi phụ nữ làm chủ doanh nghiệp - chinh phục từng ước mơ

Khi phụ nữ làm chủ doanh nghiệp - chinh phục từng ước mơ

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), đặc biệt là những doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, phải đối mặt với nhiều rào cản tài chính. Tuy nhiên, với khát vọng đưa doanh nghiệp phát triển và chinh phục những tầm cao mới, nữ chủ doanh nghiệp đã kiên định tìm kiếm giải pháp và sự hỗ trợ đồng hành từ các tổ chức tài chính, từ đó biến khó khăn thành cơ hội.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động