Ngân hàng trích lập Tỷ lệ bao phủ nợ xấu như thế nào?

TH&SP Báo cáo lợi nhuận quý II của các ngân hàng cho thấy, hoạt động kinh doanh các ngân hàng bị ảnh hưởng trầm trọng bởi dịch Covid-19. Điều đó thể hiện rõ qua việc lợi nhuận sụt giảm, một phần do tín dụng tăng trưởng chậm, trong khi các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu và nợ tiềm ẩn rủi ro từ các khoản vay của khách hàng.

Dù có sự hỗ trợ của Thông tư 01/2020 cho phép giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản cho vay chịu ảnh hưởng bởi đại dịch, bên cạnh đó, tác động tiêu cực đối với ngân hàng có độ trễ lớn hơn so với doanh nghiệp, nợ xấu ở các ngân hàng vẫn phình to rõ rệt.

Vietcombank tăng rất mạnh tỷ lệ bao phủ nợ xấu nội bảng (thêm 75 điểm%).

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng tăng mạnh ở thời điểm này không đồng nghĩa với diễn biến nợ xấu đang trở nên xấu hơn các ngân hàng khác.

Cụ thể, thống kê 25 ngân hàng thương mại đã công bố báo cáo tài chính quý II/2020 có đầy đủ thuyết minh cho thấy, tổng nợ xấu nội bảng đã tăng 22% trong 6 tháng qua, từ mức trên 79.100 tỷ đồng lên mức trên 96.400 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng theo đó tăng từ mức 1,44% cuối năm 2019 lên mức 1,7% kết thúc tháng 6/2020.

Trong số 25 ngân hàng trong diện thống kê, chỉ có 4 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu nội bảng giảm, bao gồm: NamABank, SeABank, Techcombank và VPBank.

Tăng mạnh nhất là Kienlongbank khi vọt từ 1,02% lên 6,59%, do ngân hàng này ghi nhận khoản nợ xấu đột biến của nhóm khách hàng có tài sản bảo đảm là lượng lớn cổ phiếu STB. Kế đó là VietBank (tăng 0,56 điểm%), SHB (tăng 0,54 điểm%), VietinBank (tăng 0,54 điểm%), ABBank (tăng điểm 0,42%), VIB (tăng 0,41 điểm%), Eximbank (tăng 0,38%)...

Trên thực tế, việc tỷ lệ nợ xấu nội bảng tăng mạnh ở thời điểm này không đồng nghĩa với diễn biến nợ xấu ở các ngân hàng trên đang trở nên xấu hơn các ngân hàng khác. Trong một số trường hợp, đơn thuần là do lựa chọn của các ngân hàng, chẳng hạn muốn ghi nhận nợ xấu sớm hơn để giảm áp lực ghi nhận trong tương lai, hoặc ít nợ xấu tái cơ cấu theo Thông tư 01, hoặc do ưu tiên lợi nhuận nên chỉ dùng lượng ít dự phòng để xóa nợ xấu, do tỷ lệ nợ xấu đã quá cao nên trước mắt không để tăng mạnh thêm...



Tỷ lệ bao phủ nợ xấu là một tiêu chí để đánh giá mức độ chống chịu của ngân hàng đối với tổn thất mà nợ xấu gây ra.


Hiện Kienlongbank đang đứng đầu về tỷ lệ nợ xấu nội bảng trong danh sách thống kê, tính đến hết tháng 6/2020. Tiếp đó là PGBank (3,07%), ABBank (2,73%), VPBank (2,61%), SHB (2,45%), VIB (2,37%), Saigonbank (2,27%)...

Mặc dù nợ xấu nội bảng tăng mạnh nhưng dự phòng rủi ro - "bộ đệm" vốn giúp xóa nợ xấu - cũng đang theo kịp khi tăng thêm 20% trong 6 tháng đầu năm, từ mức trên 69.000 tỷ đồng lên trên 82.600 tỷ đồng. Nhờ đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu nội bảng cuối tháng 6/2020 giữ ở mức 86% (cuối năm 2019: 87%).

Tuy nhiên, đi sâu hơn, có sự phân hóa rất rõ rệt. Nhiều ngân hàng giảm mạnh tỷ lệ bao phủ nợ xấu nội bảng trong 6 tháng đầu năm 2020, như Kienlongbank (giảm 70 điểm%), VietinBank (giảm 39 điểm%), ACB (giảm 31 điểm%), ABBank (giảm 14 điểm%), LienVietPostBank (giảm 12 điểm%), HDBank (giảm 11 điểm%), SHB (giảm 10%).

Ở chiều ngược lại, Vietcombank tăng rất mạnh tỷ lệ bao phủ nợ xấu nội bảng (thêm 75 điểm%). Kế đó là TPBank (tăng 15 điểm%), Techcombank (tăng 14 điểm%), NamABank (tăng 11 điểm%) và MB (tăng 11 điểm%).

Hiện Vietcombank đang dẫn đầu danh sách thống kê về tỷ lệ này với con số lên đến 254% (nghĩa là cứ 100 đồng nợ xấu hiện có thì ngân hàng đã "để dành" ra 254 đồng dự phòng tổn thất).

ACB, BacABank, MB, TPBank và Techcombank là các ngân hàng cũng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu nội bảng trên 100%, lần lượt 144%, 122%, 121%, 113% và 109%.

Dưới 50% có các ngân hàng như: SeABank, ABBank, Saigonbank, PGBank và Kienlongbank.

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu là một tiêu chí để đánh giá mức độ chống chịu của ngân hàng đối với tổn thất mà nợ xấu gây ra. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, dự báo ngân hàng sẽ phải ghi nhận thêm lượng lớn nợ xấu trong tương lai, tỷ lệ bao phủ nợ xấu càng cao càng đảm bảo ngân hàng sẽ chống chịu tốt trong "cơn bão nợ xấu" sắp tới, lợi nhuận theo đó sẽ ổn định hơn bởi áp lực trích lập dự phòng ít hơn.

Mai Mai

Mai Mai

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng giá USD lên 26.000 đồng

Các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng giá USD lên 26.000 đồng

Chính sách thuế quan mà Mỹ vừa công bố đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này đẩy giá bán USD tại một số nhà băng vượt 26.000 đồng/USD, cao nhất từ trước đến nay.
BIDV góp phần khẳng định vai trò của phụ nữ trong nền kinh tế

BIDV góp phần khẳng định vai trò của phụ nữ trong nền kinh tế

Cuối tháng 3 vừa qua, tại Nhật bản đã diễn ra “Diễn đàn thường niên lần thứ 5 về “Mở rộng sự tham gia của phụ nữ trong nền kinh tế” do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tham gia chia sẻ nhiều kinh nghiệm để xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp vững mạnh do phụ nữ làm chủ.
Để nhận lãi suất 6,2%/năm của ngân hàng này, khách hàng cần đáp ứng tiêu chí gì?

Để nhận lãi suất 6,2%/năm của ngân hàng này, khách hàng cần đáp ứng tiêu chí gì?

Khách hàng vẫn có thể nhận lãi suất tiền gửi từ 6% đến 6,2%/năm của Eximbank khi gửi tiết kiệm kỳ hạn 18-24 tháng nếu đáp ứng điều kiện để được phân hạng Khách hàng Infinite.
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

Nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình tri ân “Đón mưa quà sinh nhật” với tổng trị giá lên đến hơn 5 tỷ đồng, áp dụng cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
10 bảo hiểm xã hội khu vực chính thức hoạt động từ ngày 1/4

10 bảo hiểm xã hội khu vực chính thức hoạt động từ ngày 1/4

Từ ngày 1/4/2025, 10 bảo hiểm xã hội khu vực và các bảo hiểm xã hội cấp huyện chính thức hoạt động sau khi sắp xếp, tổ chức lại bộ máy.
Lộ diện ngân hàng đầu tiên giảm lãi suất huy động trong ngày 1/4

Lộ diện ngân hàng đầu tiên giảm lãi suất huy động trong ngày 1/4

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) trở thành ngân hàng đầu tiên giảm lãi suất huy động trong tháng 4 khi vừa niêm yết biểu lãi suất mới.
Ngân hàng BIDV: Khẳng định vị thế dẫn đầu, nhận trọn bộ giải thưởng danh giá từ The Asian Banker

Ngân hàng BIDV: Khẳng định vị thế dẫn đầu, nhận trọn bộ giải thưởng danh giá từ The Asian Banker

Ngày 27/3/2025 tại Hà Nội, ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) tiếp tục thiết lập cột mốc mới trên hành trình một thập kỷ dẫn đầu với cú đúp giải thưởng từ The Asian Banker: Ngân hàng có sản phẩm vay nhà ở tốt nhất Việt Nam lần thứ 6 và Ngân hàng có dịch vụ Private Banking tốt nhất Việt Nam 3 năm liên tiếp.
Thêm ngân hàng rời mốc lãi suất 6%/năm

Thêm ngân hàng rời mốc lãi suất 6%/năm

BVBank rời mốc lãi suất 6%/năm, Agribank đã giảm lãi suất huy động tiền gửi tại quầy từ 0,1% đến 0,2% đối với các kỳ hạn ngắn từ 1-5 tháng.
Thêm ngân hàng nhóm Big4 điều chỉnh lãi suất

Thêm ngân hàng nhóm Big4 điều chỉnh lãi suất

Agribank là ngân hàng Big4 vừa điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Từ 25/2 đến 25/3, có 24 ngân hàng thương mại trong nước điều chỉnh giảm lãi suất với mức giảm từ 0,1%-1,05%/năm.
Hành trình 37 năm khẳng định vị thế, vinh danh thương hiệu quốc gia

Hành trình 37 năm khẳng định vị thế, vinh danh thương hiệu quốc gia

Hơn ba thập kỷ không ngừng đổi mới và phát triển, Agribank đã trở thành trụ cột quan trọng của ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam. Từ sứ mệnh tiên phong vì “Tam nông” đến những bước tiến mạnh mẽ trong chuyển đổi số và hội nhập quốc tế, Agribank đã ghi dấu ấn với hàng loạt giải thưởng danh giá, từ đó tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong hành trình phát triển bền vững.
Hỗ trợ người trẻ có nhà BIDV triển khai gói tín dụng quy mô lớn nhất, ưu đãi tốt nhất thị trường

Hỗ trợ người trẻ có nhà BIDV triển khai gói tín dụng quy mô lớn nhất, ưu đãi tốt nhất thị trường

Gói tín dụng lên đến 40.000 tỷ đồng dành cho khách hàng cá nhân đến 35 tuổi có nhu cầu mua/thuê mua nhà ở trên toàn quốc. Đây cũng là minh chứng rõ ràng cho cam kết đồng hành lâu dài của BIDV: “Có BIDV là có Nhà”.
Những ngân hàng có lãi suất siêu cao từ 7,5-9,65%/năm

Những ngân hàng có lãi suất siêu cao từ 7,5-9,65%/năm

Tính tới thời điểm hiện tại, chỉ còn số ít ngân hàng duy trì lãi suất tiền gửi từ 6%/năm, ngoài ra có 4 ngân hàng tiếp tục duy trì lãi suất siêu cao từ 7,5-9,65%/năm.
Hai tổ chức tài chính thuộc chính phủ Pháp và Hà Lan đầu tư 80 triệu USD cho SeABank

Hai tổ chức tài chính thuộc chính phủ Pháp và Hà Lan đầu tư 80 triệu USD cho SeABank

Ngày 24/3/2025 Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng Phát triển Doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế tốt nhất trong quản lý rủi ro môi trường và xã hội, chống biến đổi khí hậu.
Đã có ngân hàng giảm lãi suất lần thứ 4 trong tháng

Đã có ngân hàng giảm lãi suất lần thứ 4 trong tháng

Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) giảm lãi suất lần thứ 4 trong tháng. Đến nay chỉ còn một vài ngân hàng duy trì lãi suất trên 6%/năm.
Thêm ngân hàng giảm lãi suất huy động lần thứ 3 trong tháng

Thêm ngân hàng giảm lãi suất huy động lần thứ 3 trong tháng

Kienlongbank trở thành ngân hàng thứ 2 giảm lãi suất huy động trực tuyến lần thứ 3 trong tháng sau Eximbank. Khách hàng vẫn có nhiều lựa chọn các mức lãi suất hấp dẫn ở các kỳ hạn kèm điều kiện đặc biệt.
Nhận tiền kiều hối an toàn, nhanh chóng qua MoneyGram tại Agribank

Nhận tiền kiều hối an toàn, nhanh chóng qua MoneyGram tại Agribank

Kể từ ngày 10/03/2025, nhằm mang đến nhiều sự lựa chọn cũng như tiện ích cho Khách hàng sử dụng dịch vụ chi trả kiều hối, Agribank triển khai dịch vụ nhận tiền qua MoneyGram Payment Systems, Inc (MoneyGram) sẽ giúp Agribank mở rộng phạm vi dịch vụ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhận tiền từ gia đình và người thân từ nước ngoài.
5 ngân hàng nào còn duy trì mức lãi suất huy động trên 6%?

5 ngân hàng nào còn duy trì mức lãi suất huy động trên 6%?

Chỉ còn 5 ngân hàng thương mại trong nước niêm yết lãi suất huy động từ mức 6%/năm, giảm 8 ngân hàng so với trước thời điểm 25/3.
Còn duy nhất một ngân hàng trả lãi suất 6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng

Còn duy nhất một ngân hàng trả lãi suất 6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng

Tính đến thời điểm hiện tại, GPBank là ngân hàng duy nhất trả lãi suất từ 6% trở lên cho khoản tiền gửi dưới 1 tỷ đồng kỳ hạn 12 tháng. Các ngân hàng khác chỉ áp dụng lãi suất từ 6% khi khách gửi kỳ hạn dài hơn.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ Hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV: Vươn mình bứt phá hướng tới kỷ niệm 20 năm thành lập

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV: Vươn mình bứt phá hướng tới kỷ niệm 20 năm thành lập

Vừa qua, tại Hà Nội, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2025 hướng tới kỷ niêm 20 năm ngày thành lập.
Ngân hàng nào đang đứng đầu về lãi suất đặc biệt dành cho khách hàng "siêu giàu”?

Ngân hàng nào đang đứng đầu về lãi suất đặc biệt dành cho khách hàng "siêu giàu”?

Vượt qua PVCombank, HDBank và Vikki Bank, ABBank dẫn đầu lãi suất tiết kiệm với mức 9,65%/năm cho kỳ hạn 13 tháng, áp dụng cho khách hàng gửi từ 1.500 tỷ đồng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động