Luật Căn cước công dân (sửa đổi): Cần tách biệt rõ thông tin bắt buộc thu thập và thông tin công dân tự nguyện cung cấp

Cho ý kiến về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, cần tách biệt rõ loại thông tin bắt buộc phải thu thập để đưa vào căn cước công dân với loại thông tin công dân tự nguyện cung cấp cho cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

Chiều 18/8, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi)

Tạo điều kiện cho người gốc Việt Nam tham gia giao dịch dân sự, hành chính trong xã hội

Tại phiên họp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội một số nội dung lớn giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, qua nghiên cứu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, cơ quan thẩm tra đã tiếp thu, chỉnh lý nhiều nội dung quan trọng về tên gọi, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của dự thảo Luật; giấy chứng nhận căn cước và quản lý người gốc Việt Nam; thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước; nội dung thể hiện trên thẻ căn cước; người được cấp thẻ căn cước; tích hợp thông tin vào thẻ căn cước; cấp, quản lý căn cước điện tử.

Về giấy chứng nhận căn cước và quản lý người gốc Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, việc cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam nhằm tạo thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước và tạo điều kiện cho đối tượng này tham gia các giao dịch dân sự, hành chính trong xã hội.

Trước mắt Chính phủ chỉ đề nghị bổ sung chính sách cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam (có tính chất bắt buộc), không cấp thẻ căn cước như đối với công dân Việt Nam vì họ chưa đủ các điều kiện cấp căn cước như công dân Việt Nam. Đồng thời, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã bổ sung, chỉnh lý Điều 5 và chỉnh sửa toàn diện Điều 7 như dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý.

 Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới trình bày báo cáo
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới trình bày báo cáo

Về thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, để triển khai Đề án 06 của Chính phủ, thì việc mở rộng, cập nhật thêm nhiều thông tin khác của công dân và người gốc Việt Nam vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước là rất cần thiết để khai thác, đối sánh, xác minh thông tin.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã chỉnh lý, bổ sung Điều 11 và Điều 17 quy định cụ thể về phân loại trường thông tin bắt buộc cập nhật, trường thông tin thu thập từ người dân trên tinh thần tự nguyện và quy định rõ việc thu thập, cập nhật, quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu; chỉnh lý khoản 2 Điều 11 bảo đảm Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được bảo vệ an toàn ở mức tối đa.

Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh nêu rõ, việc giao Chính phủ quy định chi tiết những thông tin khác được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm bảo đảm tính ổn định của dự thảo Luật, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và nhu cầu thu thập, cập nhật thông tin trong từng thời kỳ.

Đối với nội dung thể hiện trên thẻ căn cước, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng, với việc mở rộng, tích hợp nhiều thông tin vào thẻ căn cước thì thông tin trên thẻ và thông tin được tích hợp vào thẻ không chỉ đơn thuần là thông tin cơ bản của công dân như trước đây. Do đó, việc đổi tên thẻ sẽ bảo đảm tính bao quát hơn; đồng thời, việc đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước sẽ không tác động đến chi ngân sách nhà nước, chi phí của xã hội và cũng không ảnh hưởng lớn đến các giao dịch và tâm lý người dân.

Các đại biểu nghiên cứu tài liệu tại phiên họp
Các đại biểu nghiên cứu tài liệu tại phiên họp

Đối với người được cấp thẻ căn cước, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh cho biết, công nghệ hiện nay có thể thu nhận vân tay của người từ đủ 5 tuổi trở lên, bảo đảm yêu cầu về đối sánh dữ liệu sinh trắc học. Bên cạnh đó, pháp luật về xuất nhập cảnh đang thực hiện cấp hộ chiếu, thị thực cho trẻ em mới khai sinh, có chụp ảnh khuôn mặt. Tuy thẻ căn cước không thay thế giấy khai sinh nhưng có thể tích hợp thêm nhiều thông tin khác theo nhu cầu của người dân, tiết kiệm kinh phí cho nhà nước và người dân trong việc cấp và sử dụng các loại giấy tờ này.

Trong dự thảo luật này, cơ quan soạn thảo sẽ hướng tới việc cung cấp nhiều giải pháp, tiện ích phục vụ đối với công dân dưới 14 tuổi trên cơ sở sử dụng thẻ căn cước gắn chip; về lâu dài sẽ nghiên cứu, đánh giá thêm về độ tuổi bắt buộc phải cấp thẻ căn cước để phù hợp với yêu cầu thực tiễn và bảo đảm tính khả thi, phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước, phát huy giá trị, tiện ích của thẻ căn cước trong đẩy mạnh Chính phủ số, xã hội số.

Tách biệt rõ thông tin bắt buộc thu thập và thông tin công dân tự nguyện cung cấp

Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu đánh giá cao nỗ lực của cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra, các cơ quan hữu quan trong việc nghiên cứu, tiếp thu, giải trình chi tiết, rõ ràng đối với các ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự án luật này, qua đó, đã đi đến thống nhất cơ bản về nhiều nội dung quan trọng.

Tham gia thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh đồng ý với việc bổ sung đối tượng người gốc Việt vào phạm vi điều chỉnh để đảm bảo việc thực hiện quyền con người của mọi người Việt Nam, đặc biệt là các quyền liên quan đến giao dịch dân sự, hành chính, bảo vệ tài sản. Việc mở rộng phạm vi điều chỉnh cũng sẽ góp phần bảo vệ quyền lợi của người dân tộc thiểu số, người sống ở vùng sâu, vùng xa, phụ nữ, trẻ em bị mua bán qua biên giới, những đối tượng đặc thù dễ bị tổn thương trong xã hội, qua đó góp phần vào việc bảo đảm an toàn trật tự xã hội, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước.

Về tên dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho rằng, điều quan trọng là cần thiết kế các quy định đối với nhóm người gốc Việt trong dự án luật này đảm bảo đáp ứng được các mục tiêu đã đặt ra. Vấn đề này cần được tiếp tục đưa ra trong Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách để có thêm nhiều ý kiến, tạo cơ sở vững chắc để có được quyết định hợp lý, đạt đồng thuận cao.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho ý kiến tại phiên họp
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho ý kiến tại phiên họp

Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, về tên dự án luật, hiện nay vẫn còn có các ý kiến khác nhau, trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội, cần làm rõ những ưu, nhược điểm của từng phương án, để đảm bảo nhìn nhận toàn diện, khách quan, báo cáo Bộ Chính trị, tham vấn ý kiến của đại biểu Quốc hội chuyên trách trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, dự án luật cần làm rõ thế nào là người gốc Việt Nam, dù chọn phương án nào về tên luật, trong điều khoản về tổ chức thực hiện vẫn nên quy định cần có giấy tờ/thẻ tương tự như thẻ căn cước công dân, tạm cấp với đối tượng người gốc Việt Nam. Cơ quan thẩm tra cần phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan hữu quan một cách chặt chẽ, tích cực hơn nữa để tiếp thu đầy đủ hơn nữa ý kiến của các đại biểu Quốc hội trong một số nội dung để đảm bảo thuyết phục hơn.

Quan tâm tới thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần có giải trình rõ ràng về sự cần thiết của việc cung cấp các thông tin cá nhân, bao gồm thông tin về nhóm máu, số thuê bao di động, địa chỉ hòm thư điện tử, các thông tin sinh trắc học, ảnh khuôn mặt... Theo dự thảo luật, thông tin về ADN, giọng nói được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp. Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần rà soát điều khoản ở các luật khác để đảm bảo nhất quán với nguyên tắc này.

Cùng với đó, dự thảo luật cũng có quy định, trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của cá nhân là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam thì chia sẻ thông tin, dữ liệu đó cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng quy định này đang mâu thuẫn với nguyên tắc tự nguyện đã nêu, vì vậy cần rà soát tổng thể dự thảo luật, đảm bảo các quy định nhất quán, thống nhất, không mâu thuẫn, chồng chéo. Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, cần tách biệt rõ loại thông tin bắt buộc phải thu thập để đưa vào căn cước công dân với loại thông tin công dân tự nguyện cung cấp cho cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu

Tham gia đóng góp ý kiến, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, trong hồ sơ dự án luật Chính phủ trình Quốc hội có nêu, cùng với việc ban hành Luật Căn cước thì phải sửa đổi, bổ sung một số quy định tại 7 luật để đảm bảo tính thống nhất, gồm các luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, công an nhân dân, đầu tư, giao thông đường biển, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hộ tịch.

Tuy nhiên, trong báo cáo giải trình, tiếp thu cũng như trong dự thảo luật hiện nay chưa xử lý những vấn đề này. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho rằng, cần rà soát kỹ lưỡng, nếu thấy có quy định không thống nhất thì phải đề xuất phương án để sửa đổi đồng bộ, sửa ngay trong luật này, hoặc phải có phương án sửa đổi sau.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng cho biết, cơ quan thẩm tra cần lưu ý tới báo cáo của Bộ Tư pháp về rà soát pháp luật liên quan đến triển khai định danh và xác thực điện tử, để từ đó đưa ra đề xuất sửa đổi phù hợp, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu kết luận
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu kết luận

Kết luận nội dung phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành luật và Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý một số nội dung lớn của dự thảo luật và dự thảo luật tiếp thu, chỉnh lý cũng như dự thảo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để chuẩn bị trình Quốc hội.

Để nâng cao chất lượng giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo thì cố gắng phải được bảo đảm chất lượng, có tính thuyết phục cao và tránh việc vì thuận tiện cho quản lý nhà nước mà vi phạm các quyền công dân, quyền con người.

Với các nội dung còn có ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với cơ quan soạn thảo phân tích ưu điểm và hạn chế của từng phương án, xin ý kiến tiếp theo của đại biểu Quốc hội chuyên trách và sau đó tiến hành các bước xin ý kiến của cấp có thẩm quyền.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Ủy ban Quốc phòng và An ninh phối hợp các cơ quan của Quốc hội và cơ quan soạn thảo tiếp thu các ý kiến đã nêu tại phiên họp, chuẩn bị hoàn thiện dự thảo luật để báo cáo Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách và tiến hành các bước tiếp theo theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật./.

Đề nghị sửa Luật Căn cước công dân hướng đến mục tiêu phục vụ công dân số Đề nghị sửa Luật Căn cước công dân hướng đến mục tiêu phục vụ công dân số
Các trường hợp được cấp đổi thẻ căn cước công dân Các trường hợp được cấp đổi thẻ căn cước công dân
Chứng minh nhân dân được sử dụng đến thời điểm nào? Chứng minh nhân dân được sử dụng đến thời điểm nào?
Bảo Yến

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chiêm ngưỡng bức tranh Panorama - tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh Panorama - tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ

Người dân Hà Nội được chiêm ngưỡng bức tranh Panorama tái hiện Chiến dịch Điện Biên Phủ tại không gian phố đi bộ Hoàn Kiếm từ ngày 3-7/5.
Cầu truyền hình Dưới lá cờ Quyết Thắng - bức tranh toàn cảnh về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Cầu truyền hình Dưới lá cờ Quyết Thắng - bức tranh toàn cảnh về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Với thời lượng hơn 120 phút, cầu truyền hình Dưới lá cờ Quyết Thắng đưa khán giả quay trở lại năm tháng hào hùng với những ký ức không thể nào quên của một thời bom đạn. Những dấu mốc quan trọng của 70 năm trước được thể hiện thông qua sự kết hợp giữa những trải nghiệm hiện tại và hồi tưởng quá khứ, giữa nghệ thuật và phân tích, đánh giá.
Đề xuất tiêu chuẩn xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông

Đề xuất tiêu chuẩn xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư ban hành tiêu chuẩn và hướng dẫn xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền.
Khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/7/2024

Khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/7/2024

Luật Đất đai 2024 đã được xây dựng trên nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt các khâu trung gian, giảm bớt các chi phí tuân thủ và nâng cao trách nhiệm, tính chủ động cho chính quyền địa phương.
Tích cực, chủ động chuẩn bị cho thực hiện cải cách tiền lương

Tích cực, chủ động chuẩn bị cho thực hiện cải cách tiền lương

Thời gian qua, Bộ Nội vụ đã tích cực, chủ động phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và một số các cơ quan liên quan tập trung xây dựng 5 hệ thống thang bảng lương.
Phát triển điện mặt trời mái nhà không phục vụ cho mục đích kinh doanh, mua bán điện

Phát triển điện mặt trời mái nhà không phục vụ cho mục đích kinh doanh, mua bán điện

Phát triển nguồn điện tập trung vào tận dụng điện mặt trời mái nhà trên các công trình xây dựng, đồng thời khuyến khích phải tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ chứ không phục vụ cho mục đích kinh doanh, mua bán điện.
Phấn đấu đến 2030, vùng trung du và miền núi phía Bắc có thu nhập trung bình cao

Phấn đấu đến 2030, vùng trung du và miền núi phía Bắc có thu nhập trung bình cao

Phấn đấu đến năm 2030, vùng trung du và miền núi phía Bắc trở thành vùng có thu nhập trung bình cao, một số tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá của cả nước, tiệm cận với ngưỡng thu nhập cao.
Đề xuất tăng mức trợ cấp ưu đãi người có công từ 1/7

Đề xuất tăng mức trợ cấp ưu đãi người có công từ 1/7

Bộ LĐTB&XH đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng 29,2% (từ 2.055.000 đồng lên 2.655.000 đồng), từ ngày 1/7/2024.
Thủ tướng yêu cầu thanh tra, kiểm tra ngay thị trường vàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra, kiểm tra ngay thị trường vàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp vàng, cửa hàng mua bán vàng miếng…
Thủ tướng yêu cầu sớm thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon

Thủ tướng yêu cầu sớm thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương nghiên cứu, thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon.
Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành các hoạt động của Quốc hội

Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành các hoạt động của Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Đắk Lắk điều động, bổ nhiệm hàng loạt nhân sự

Đắk Lắk điều động, bổ nhiệm hàng loạt nhân sự

Sáng 2/5, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định về công tác cán bộ, trong đó điều động, luân chuyển, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt đến các địa phương và sở, ngành.
Chiều 2/5, Quốc hội họp bất thường xem xét nội dung nhân sự

Chiều 2/5, Quốc hội họp bất thường xem xét nội dung nhân sự

Căn cứ quy định của Hiến pháp và pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV vào chiều 2/5 để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2024

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2024

Nhiều chính sách mới quan trọng liên quan đến công chức, viên chức, về giá điện, về lĩnh vực giáo dục… sẽ có hiệu lực thi hành trong tháng 5/2024.
Sẽ ban hành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới trong tháng 5

Sẽ ban hành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới trong tháng 5

Tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, Chính phủ yêu cầu hoàn thành xây dựng vị trí việc làm trước 31/3/2024; ban hành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới trong tháng 5/2024; hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã vào Quý III/2024.
Chiến thắng mùa Xuân 1975: Thắng lợi của lòng yêu nước nồng nàn và thống nhất đất nước

Chiến thắng mùa Xuân 1975: Thắng lợi của lòng yêu nước nồng nàn và thống nhất đất nước

Hôm nay, kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975 - 30/4/2024.
Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử - chiến dịch quyết chiến, chiến lược trong tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 - là mốc son chói lọi, đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã kết thúc thắng lợi và nhân dân Việt Nam đã thực hiện trọn vẹn tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào"; giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngày vui thống nhất non sông

Ngày vui thống nhất non sông

Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!
Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Nắng nóng kéo dài kèm theo thiếu hụt lượng mưa, dẫn đến nguy cơ xảy ra cháy rừng là rất cao, gây thiệt hại về rừng, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe, tài sản, tính mạng và đời sống của người dân.
Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT trong 6 tháng cuối năm

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT trong 6 tháng cuối năm

Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT trong 6 tháng cuối năm, kéo dài 6 tháng so với quyết định chốt cuối năm ngoái của Quốc hội.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 49 năm thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 49 năm thống nhất đất nước

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 333/QĐ-TTg ngày 23/4/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội nằm trong danh sách 100 thành phố thông minh nhất thế giới năm 2024

Hà Nội nằm trong danh sách 100 thành phố thông minh nhất thế giới năm 2024

Việt Nam có 2 thành phố là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh góp mặt trong bảng xếp hạng, trong đó Hà Nội đứng ở vị trí thứ 97 (tăng 3 bậc so với năm 2023) và TP Hồ Chí Minh xếp ở vị trí thứ 105.
Thủ tướng: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Thủ tướng: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh và chỉ rõ các nhiệm vụ, giải pháp với từng khâu trong việc bảo đảm cung ứng điện.
Diễn đàn “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”

Diễn đàn “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”

Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm phối hợp với Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS); Hội đào tạo và phát triển nghề làm đẹp Việt Nam (VNBA); Công ty Cổ phần Adpex tổ chức Diễn đàn trực tuyến với chủ đề: “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”.
Sắp diễn ra Diễn đàn trực tuyến: “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững"

Sắp diễn ra Diễn đàn trực tuyến: “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững"

Vào lúc 13h:30 chiều ngày mai (19/4/2024) Tạp chí điện tử Thương hiệu và sản phẩm phối hợp với Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS); Các Hiệp hội/ Hội trong ngành làm đẹp, cùng sự tham gia của lãnh đạo Ban ngành liên quan tổ chức Diễn đàn trực tuyến với chủ đề: “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Đảng bộ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các vua Hùng.
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động