Hòa nhạc giao hưởng trực tuyến, ủng hộ Quỹ vắc xin Covid-19 kết nối 5 châu Cần quy định chính thức, cụ thể việc cấp phép lưu hành các loại vaccine phòng COVID-19 LienVietPostBank lên sàn HoSE |
Ngân hàng duy nhất chưa chuyển tiền
Tối 5/6, Quỹ vắc-xin phòng chống Covid-19 chính thức ra mắt tại Hà Nội với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tại buổi lễ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại đã trao ủng hộ Quỹ với số tiền lên tới 697,5 tỷ đồng.
Đại diện các đơn vị trao tặng ủng hộ tại Lễ ra mắt Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 |
Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank) và Tập đoàn Sovico trao tặng 100 tỷ đồng. 60 tỷ đồng là lời hứa mà Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcomnbank), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) dành cho Quỹ vắc xin Covid-19.
Các ngân hàng còn lại có mức đóng góp dao động từ 5 tỷ đồng đến 15 tỷ đồng. Trong đó, Ngân hàng TMCP Liên Việt Post Bank (LienVietPostBank) cam kết đóng góp 11 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo thống kê do Kho bạc Nhà nước công bố, tới thời điểm 17h ngày 12/7, tất cả các ngân hàng kể trên (ngoại trừ LienVietPostBank) đã đều thực hiện lời hứa của mình. Còn LienVietPostBank chưa chuyển bất cứ khoản tiền nhỏ nào như cam kết.
Cùng với LienVietPostBank, một số đơn vị cũng được nhắc đến trong danh sách “16 đơn vị cam kết ủng hộ nhưng chưa chuyển tiền”. Tuy nhiên, rất nhiều trong số đó đều hoàn thành gần hết lời hứa của mình.
Ví dụ, Công ty KCN Đình Vũ (Deep C) hứa đóng góp 1 tỷ và đã chuyển 300 triệu đồng, Tập đoàn Foxconn Việt Nam cam kết đóng góp 10 tỷ và chỉ còn 700 triệu đồng chưa chuyển khoản,...
Tiền mặt giảm mạnh
Không rõ lý do tại sao LienvietPostBank chưa chuyển tiền như đã cam kết. Nhưng nhìn vào báo cáo tài chính quý 1/2021 của LienvietPostBank, có thể thấy tiền mặt của ngân hàng đã sụt giảm mạnh dù trong kỳ lợi nhuận tăng đáng kể.
Cụ thể, lợi nhuận sau thuế quý 1/2021 của LienvietPostBank đạt 877 tỷ đồng, tăng 391 tỷ đồng, tương đương 80,5% so với quý 1/2020. Lãi tăng nhưng tiền mặt tại LienvietPostBank lại sụt giảm.
LienvietPostBank: Ngân hàng duy nhất chưa chuyển tiền vào Quỹ vắc xin Covid-19 |
Tại thời điểm 31/3/2021, chỉ tiêu tiền mặt, vàng bạc đá quý tại LienvietPostBank chỉ còn 1.860 tỷ đồng, giảm 1.639 tỷ đồng, tương đương 46,8% so với hồi đầu năm 2021.
Thậm chí, chỉ tiêu tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước cũng giảm sâu, giảm 4.775 tỷ đồng, tương đương 70,6%.
Không chỉ tiền mặt giảm sâu, LienvietPostBank tiếp tục duy trì tình trạng âm nặng dòng tiền. Tại thời điểm cuối quý 1 năm nay, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của LienvietPostBank là âm 4.188 tỷ đồng, giảm nhẹ so với con số âm 4.460 tỷ đồng hồi cuối quý 1/2020.
Vừa mua LPB, Thaiholdings lỗ ngay triệu đô
Trong thời gian này, ông Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy) và công ty của ông Thaiholdings từng bước đặt chân vào LienvietPostBank trở thành đề tài được dư luận quan tâm. Sau khi thực hiện hàng loạt thương vụ mua vào cổ phiếu LPB, bầu Thụy nắm giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị LienvietPostBank.
Gần đây nhất, vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 năm nay, Thaiholdings mua thêm thành công 20 triệu cổ phiếu LPB. Giao dịch diễn ra từ ngày 29/6 đến 5/7. Trong khoảng thời gian này, LPB được mua bán quanh mức 30.000 đồng/cổ phiếu.
Tuy nhiên, cùng với đà lao dốc chung của thị trường chứng khoán trong 1 tuần trở lại đây, cổ phiếu LPB cũng đi xuống rất mạnh. Đóng cửa phiên 13/7, LPB dừng ở mức 27.500 đồng/cổ phiếu, giảm 2.500 đồng/cổ phiếu so với thời điểm đầu tháng 7. Như vậy, vốn hóa thị trường LienvietPostBank “bốc hơi” 2.687 tỷ đồng. Riêng lượng cổ phiếu LPB mà Thaiholdings mới mua vào giảm 50 tỷ đồng (khoảng 2,2 triệu USD).