Khi lịch sử dùng 3 chữ “không điều kiện”

Ngôn ngữ của các dân tộc hình như đều có cụm từ ba chữ “không điều kiện”, hiểu theo nghĩa trực tiếp của nó là: không có bất cứ điều kiện nào, lý do gì có thể cản trở hay làm thay đổi được việc đạt được mục đích đã định ra.
Tổng thống cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện
Tổng thống cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện

Ở đất nước từng chịu nhiều chiến tranh như Việt Nam, ba chữ "không điều kiện" dường như rất thông dụng trong nhiều lĩnh vực (quân sự và ngoài quân sự), trong tất cả các thời kỳ (chiến tranh và giữa những cuộc chiến tranh). Tuy vậy, "không điều kiện" không xuất hiện một cách tuỳ tiện; nó thường được sử dụng khi diễn tả những cố gắng nỗ lực của một bên chính nghĩa (phục tùng không điều kiện, nhận nhiệm vụ không điều kiện, viện trợ không điều kiện, quyết thắng không điều kiện…), nhằm đẩy bên kia đi đến chấm dứt sự phi nghĩa (đầu hàng không điều kiện, thất bại không điều kiện).

Chỉ tính thời hiện đại với 4 cuộc chiến tranh vì độc lập tự do, bảo vệ Tổ quốc, nhân dân Việt Nam từng nhiều lần cùng Quân đội Nhân dân của mình thể hiện ý chí quyết tâm kháng chiến với hàm nghĩa không điều kiện: "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", "Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", "Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng", "Sống bám đá, chết hóa đá, thành bất tử"…

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh - linh hồn của kháng chiến, Người đã cùng Trung ương Đảng đề ra đường lối chiến tranh nhân dân trên cả hai miền Nam-Bắc, phối hợp tiền tuyến-hậu phương làm nhân tố tiên quyết cho thắng lợi. Trong thực tiễn cách mạng và kháng chiến, Người chỉ đạo khơi dậy sức mạnh chủ nghĩa yêu nước truyền thống và hiện đại của Việt Nam, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, kết hợp sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế và sức mạnh thời đại, làm thành sức mạnh tổng hợp để đánh bại các chiến lược chiến tranh thực dân mới của Mỹ.

Chính sức mạnh vô song và không điều kiện ấy đã trở thành cơ sở của quan điểm nhất quán của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh (khi trả lời thư của Tổng thống Mỹ Giôn-xơn ngày 8/2/1967) đã nhấn mạnh: "Chính phủ Mỹ đã gây ra chiến tranh xâm lược Việt Nam thì con đường đưa đến hoà bình ở Việt Nam là Mỹ phải chấm dứt xâm lược. Chính phủ Mỹ phải chấm dứt vĩnh viễn và không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; phải rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam; phải thừa nhận Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam; phải để nhân dân Việt Nam tự giải quyết công việc nội bộ của mình".

Trong lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mỹ xâm lược (tháng 11/1968), Người viết "ngày 1 tháng 11 năm 1968, Chính phủ Mỹ đã buộc phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom và bắn phá trên toàn bộ lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa […]. Song đó chỉ mới là thắng lợi bước đầu [...] nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc. Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi".

Theo đó, từ sau năm 1968, quân và dân Việt Nam thực hiện quyết tâm không điều kiện giải phóng miền Nam. Người dân hậu phương từng "xe chưa qua, nhà không tiếc", nay càng ra sức động viên sức người sức của ra chiến trường. Người chiến sĩ ngoài tiền tuyến từng "bám thắt lưng địch mà đánh", nay càng nêu cao ý chí bám trụ "một tấc không đi, một ly không rời" chống phá bình định Việt Nam hóa chiến tranh.

Khi bàn đàm phán ở Paris công bố sự lật lọng trong thực hiện thời khóa biểu kí kết; trên Mặt trận Quảng Trị giữ vững ý chí "còn người, còn trận địa" suốt 81 ngày đêm. Khi lưới lửa phòng không thủ đô Hà Nội buộc pháo đài bay B.52 của Mỹ phải cắm đầu xuống hồ Hữu Tiệp, Đài phát thanh Giải phóng phát đi lá thư từ Sài Gòn gửi ra Hà Nội nhắc đến "Lửa kêu lửa giữa miền Nam rực lửa" và quyết tâm từ hậu phương lớn đến tiền tuyến lớn đều vang lên tiếng đanh thép: "Đánh"… Sự kết hợp đánh với đàm cuối cùng buộc kẻ thù phải ký Hiệp định Paris không điều kiện để rút quân về nước (ngày 27/1/1973).

Nhưng chúng vẫn nuôi tham vọng dùng chính quyền và quân đội tay sai Việt Nam Cộng hoà để tiếp tục thực hiện chủ nghĩa thực dân mới; buộc quân và dân Việt Nam phải "tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi" đúng theo hai bước "Đánh cho Mỹ cút" và "đánh cho ngụy nhào". Mùa Xuân 1975 cả nước ra trận tạo thành sức mạnh "Một ngày bằng hai mươi năm". Năm cánh quân mạnh như những cơn lốc, đã "chọc Ban Mê Thuột, rụng cả Tây Nguyên; quét Huế-Thừa Thiên, đổ nhào Đà Nẵng. Đường tiến quân ào ào chiến thắng… rộn rực xe tăng chồm tới Sài Gòn" (Toàn thắng về ta).

Tờ lịch ngày 30-4-1975 với bút tích của Đại tướng Văn Tiến Dũng (Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh)
Tờ lịch ngày 30-4-1975 với bút tích của Đại tướng Văn Tiến Dũng (Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh)

Còn nhớ cuối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, kẻ thù xây dựng Điện biên phủ thành "pháo đài không thể công phá", hòng buộc bộ đội Việt Minh phải "thách đấu". Mùa hè năm 1954, quân và dân Việt Nam nêu cao ý chí quyết tâm không điều kiện quyết chiến quyết thắng, đã "khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn", "thân chôn làm giá súng, đầu bịt lỗ châu mai" "chèn lưng cứu pháo", "xẻ núi lăn bom"… tất cả nhằm buộc kẻ thù phải chấp nhận thất bại không điều kiện. Chiều ngày 7/5/1954, tướng De Castri chỉ huy mặt trận Điện biên phủ phải giơ tay đầu hàng không điều kiện khi toàn bộ tập đoàn cứ của Pháp bị tiêu diệt.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chuyện ngày cuối cùng của chiến tranh còn ghi: Lúc 11:30 ngày 30/4/1975 lá cờ giải phóng còn lấm bụi chiến trường đã tung bay trên Dinh Độc lập; ngay sau đó, Quân giải phóng đã áp giải Tổng thống chính quyền Việt Nam cộng hòa sang Đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng; các sĩ quan Quân giải phóng có mặt cùng hợp lại soạn thảo văn bản đầu hàng cho đối phương và văn bản tiếp nhận sự đầu hàng ấy; một chiến sĩ Quân giải phóng nghe đọc các văn bản chuẩn bị phát chính thức lên sóng đã đề nghị thêm 3 chữ "không điều kiện" vào tuyên bố đầu hàng của Tổng thống - Đại tướng Dương Văn Minh (thành "đầu hàng không điều kiện").

Lịch sử chiến tranh cho biết, đầu hàng không điều kiện là việc một bên tham chiến buộc phải chấm dứt chiến sự và kết thúc chiến tranh theo những điều kiện của đối phương; đầu hàng không điều kiện vì thế cũng có nghĩa là chịu thua về quân sự, thất bại về chính trị, buộc phải chấm dứt hoàn toàn cuộc chiến tranh do chính họ gây ra.

Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II kéo dài 6 năm (1939-1945) đã kết thúc bằng việc Đức quốc xã (ngày 7/5/1945) và phát xít Nhật (ngày 14/8/1945) buộc phải đầu hàng không điều kiện trước quân đồng minh. Đúng 30 năm sau, cuộc chiến tranh vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam kéo dài 30 năm (1945-1975), cũng kết thúc bằng hai kết cục tương tự: Tướng Pháp đầu hàng không điều kiện bộ đội Việt Minh tại Điện Biên Phủ (ngày 7/5/1954) và tướng chế độ do Mỹ dựng lên đầu hàng không điều kiện Quân giải phóng miền Nam tại Sài Gòn (ngày 30/4/1975).

Như vậy, ngày chiến thắng 30/4/1975 trở thành ngày của những sự kiện lịch sử hào hùng trong cuộc kháng chiến vĩ đại của thế kỷ XX; mỗi sự kiện trong ngày lịch sử năm ấy diễn ra mang tầm vóc và trí tuệ của dân tộc có truyền thống chống xâm lăng; mỗi hành động của những con người cụ thể trong đoàn quân giải phóng ứng xử và làm nên những chi tiết lịch sử trọng đại năm ấy, đều xứng danh là những anh hùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam Anh hùng.

Ba chữ "không điều kiện" từ khi người chiến sĩ giải phóng quân đem theo vào chặng đường hành quân và chinh chiến, nay có thêm giá trị lịch sử thật thú vị và vinh quang.

Chiến thắng 30/4/1975 là trang sử hào hùng, mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam Chiến thắng 30/4/1975 là trang sử hào hùng, mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam
Theo VGP

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ hội Làng Sen 2025 tại Nghệ An

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ hội Làng Sen 2025 tại Nghệ An

Tối 15/5, tại Nghệ An, Lễ hội Làng Sen toàn quốc 2025 đã chính thức khai mạc trong không khí trang trọng, hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025). Nhân dịp này, công trình tượng “Bác Hồ về thăm quê” cũng được khánh thành, thể hiện lòng tri ân sâu sắc của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân đối với vị lãnh tụ kính yêu.
Ngày 16/5, Quốc hội thảo luận nhiều dự thảo nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế tư nhân

Ngày 16/5, Quốc hội thảo luận nhiều dự thảo nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế tư nhân

Ngày 16/5, Quốc hội tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, khóa XV với nhiều nội dung quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghệ An phải là hình mẫu phát triển hiện đại trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghệ An phải là hình mẫu phát triển hiện đại trong kỷ nguyên mới

Tại cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An vào sáng 15/5, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã có phát biểu sâu sắc, tâm huyết, gợi mở nhiều định hướng phát triển cho tỉnh. Báo Nghệ An lược ghi phát biểu.
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Trưa 15/5, Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 Nội các chung Việt Nam - Thái Lan, diễn ra trong hai ngày 15-16/5 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Thủ tướng yêu cầu quyết liệt chống buôn lậu, hàng giả

Thủ tướng yêu cầu quyết liệt chống buôn lậu, hàng giả

Hơn 34.000 vụ vi phạm đã bị phát hiện, gần 4.900 tỷ đồng được thu nộp ngân sách trong những tháng đầu năm 2025. Tuy nhiên, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tình hình vẫn rất phức tạp, cần hành động quyết liệt và đồng bộ để tiến tới chấm dứt tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương triển khai các biện pháp bình ổn thị trường vàng

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương triển khai các biện pháp bình ổn thị trường vàng

Trước những diễn biến bất thường của thị trường vàng trong nước và thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 64 ngày 13-5, yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm quản lý hiệu quả thị trường vàng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và ổn định tâm lý xã hội.
Chính phủ yêu cầu chuẩn bị tổ chức Lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chính phủ yêu cầu chuẩn bị tổ chức Lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chính phủ yêu cầu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan chủ động tổ chức Lễ diễu binh, duyệt binh nhân dịp kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Cùng với đó là nhiều nhiệm vụ trọng tâm về quốc phòng, an ninh được giao nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ, đảm bảo an toàn các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng của đất nước.
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 63/CĐ-TTg ngày 12/5/2025, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, khắc phục hạn chế và tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, minh bạch, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Thanh Hóa: Tổ chức cho phóng viên các cơ quan báo chí đi thực tế tại huyện Vĩnh Lộc

Thanh Hóa: Tổ chức cho phóng viên các cơ quan báo chí đi thực tế tại huyện Vĩnh Lộc

Chiều 12/5, tại huyện Vĩnh Lộc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Thanh Hóa cùng UBND huyện Vĩnh Lộc tổ chức chương trình đi thực tế và hội nghị cung cấp thông tin cho đội ngũ cán bộ, phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương về kết quả triển khai các chương trình trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV để kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao

Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV để kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021–2026 nhằm thu hẹp khoảng cách thời gian giữa Đại hội Đảng toàn quốc và kỳ họp thứ nhất của Quốc hội, HĐND khóa mới, phục vụ kiện toàn nhân sự cấp cao một cách đồng bộ và liên thông.
Phát triển sản phẩm thiên nhiên: Cơ hội từ Nghị quyết 68

Phát triển sản phẩm thiên nhiên: Cơ hội từ Nghị quyết 68

Những chủ trương đột phá mang tính lịch sử từ Nghị quyết số 68-NQ/TW là cơ hội vàng để doanh nghiệp Việt phát triển sản phẩm thiên nhiên bền vững, nâng tầm thương hiệu từ giá trị bản địa.
Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết “Động lực mới cho phát triển kinh tế” của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Thủ tướng: Cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trước 31/10/2025

Thủ tướng: Cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trước 31/10/2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi toàn quốc. Với tinh thần quyết liệt, thần tốc và nhân văn, chương trình hướng đến mục tiêu hoàn thành toàn quốc trước ngày 31/10/2025, sớm hơn hai tháng so với kế hoạch ban đầu.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga V. Putin chứng kiến trao các văn kiện hợp tác

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga V. Putin chứng kiến trao các văn kiện hợp tác

Chiều 10/5 (giờ địa phương), ngay sau Hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống V. Putin đã chứng kiến Lễ trao các văn kiện hợp tác giữa hai bên.
Tạo "cú hích" cho kinh tế tư nhân: Trình cơ chế đặc thù ngay trong tháng 5

Tạo "cú hích" cho kinh tế tư nhân: Trình cơ chế đặc thù ngay trong tháng 5

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 221/TB-VPCP ngày 9/5/2025 về Kết luận của Thường trực Chính phủ tại buổi làm việc về xây dựng Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân. Thường trực Chính phủ đánh giá cao nỗ lực của Bộ Tài chính trong việc chủ trì xây dựng Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, đồng thời chỉ đạo khẩn trương trình Quốc hội ban hành Nghị quyết mang tính đặc thù, khả thi tại Kỳ họp thứ 9 tới.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Ngày 10/5 (giờ địa phương), tại Điện Kremlin, thủ đô Moskva, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Nghị quyết 68: Bước ngoặt thể chế cho kinh tế tư nhân cất cánh

Nghị quyết 68: Bước ngoặt thể chế cho kinh tế tư nhân cất cánh

Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị được kỳ vọng tạo ra bước đột phá thể chế thứ ba cho khu vực kinh tế tư nhân, sau hai cột mốc quan trọng: giai đoạn 1988–1990 và Luật Doanh nghiệp 1999–2000. Với tư duy đổi mới mạnh mẽ, Nghị quyết hướng tới xóa bỏ rào cản gia nhập thị trường, tăng cường bảo vệ doanh nghiệp, khơi thông nguồn lực và xây dựng nền tảng thể chế cạnh tranh, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển đến năm 2045.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân dự Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân dự Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ

Đúng 10h sáng 9/5 (giờ Moskva), tức 14h cùng ngày theo giờ Hà Nội, tại Quảng trường Đỏ – trái tim của thủ đô Moskva, Liên bang Nga đã long trọng tổ chức Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 – 9/5/2025). Nhận lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Nga và tham dự sự kiện trọng đại này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để ách tắc trong chi trả chế độ cho người nghỉ việc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để ách tắc trong chi trả chế độ cho người nghỉ việc

Chủ trì phiên họp sáng 9/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương bố trí kinh phí, không để chậm chi trả chế độ cho người nghỉ việc do sắp xếp bộ máy. Đến nay, đề án đã hoàn tất, dự kiến giảm 29 tỉnh, 6.714 xã và tinh giản hơn 248.000 biên chế.
Không còn công chức suốt đời: Đề xuất “có vào, có ra” trong Luật sửa đổi

Không còn công chức suốt đời: Đề xuất “có vào, có ra” trong Luật sửa đổi

Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đang được thiết kế theo hướng “có vào, có ra”, tiến tới xóa bỏ biên chế suốt đời. Ngạch công chức vẫn được giữ trong vị trí việc làm nhằm phục vụ cho cải cách tiền lương và quản lý công chức hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương thu mua tạm trữ nông sản có nguy cơ rớt giá

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương thu mua tạm trữ nông sản có nguy cơ rớt giá

Trước biến động thương mại toàn cầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành Công điện 59/CĐ-TTg (ngày 8/5/2025), yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai giải pháp bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản. Thủ tướng nhấn mạnh cần chủ động thu mua tạm trữ nông sản có nguy cơ rớt giá, ổn định thị trường, bảo vệ thu nhập người dân.
Giữ thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa: Nhu cầu thiết yếu có bị "xa xỉ hóa"?

Giữ thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa: Nhu cầu thiết yếu có bị "xa xỉ hóa"?

Sáng 9/5, Quốc hội tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, với nội dung thảo luận xoay quanh các dự án luật quan trọng như Luật Quy hoạch, Luật Doanh nghiệp và đặc biệt là Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến về các mặt hàng chịu thuế, trong đó nổi bật là các đề xuất liên quan đến xăng, điều hòa nhiệt độ, rượu, bia và nước giải khát có đường.
Siết chặt quản lý doanh nghiệp “vốn ảo”, “doanh nghiệp ma”

Siết chặt quản lý doanh nghiệp “vốn ảo”, “doanh nghiệp ma”

Ngày 9/5, tại Kỳ họp thứ 9, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, trình Quốc hội Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp, tập trung siết chặt quản lý các hành vi góp vốn ảo, kê khai khống vốn điều lệ và thành lập doanh nghiệp ma.
Thanh Hóa phát động phong trào “Bình dân học vụ số” trên toàn tỉnh

Thanh Hóa phát động phong trào “Bình dân học vụ số” trên toàn tỉnh

Sáng 8/5, UBND tỉnh Thanh Hóa phát động phong trào “Bình dân học vụ số” nhằm phổ cập kiến thức, kỹ năng số cho toàn dân, hướng tới xây dựng công dân số toàn diện, không ai bị bỏ lại phía sau trong chuyển đổi số.
Một trường trung học phổ thông ở Thanh Hoá có 46 học sinh được kết nạp Đảng

Một trường trung học phổ thông ở Thanh Hoá có 46 học sinh được kết nạp Đảng

Ngày 7/5, Đảng uỷ UBND tỉnh thanh Hóa cho biết Ban Thường vụ Đảng Uỷ UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định chuẩn y kết nạp 87 quần chúng ưu tú vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tiến tới miễn viện phí cho toàn dân từ 2030-2035

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tiến tới miễn viện phí cho toàn dân từ 2030-2035

Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo nghiên cứu xây dựng lộ trình từng bước giảm gánh nặng chi phí y tế cho người dân, tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động