Hoàn thiện chính sách pháp luật về quyền sở hữu đối với tài sản ảo

Tại hội thảo “Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới về quyền sở hữu đối với tài sản ảo và khuyến nghị cho Việt Nam” do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức vào sáng 6/10 tại Hà Nội, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, cần nghiên cứu hoàn thiện chính sách, pháp luật về quyền sở hữu đối với tài sản ảo tại Việt Nam để phòng ngừa những rủi ro pháp lý có thể xảy ra.
Bộ Tài chính cảnh báo rủi ro khi đầu tư, kinh doanh tiền ảo bất hợp pháp Sẽ có chế tài để quản lý chặt tiền ảo, tài sản ảo
Hội thảo “Kinh  nghiệm một số quốc gia trên thế giới về quyền sở hữu đối với tài sản ảo và khuyến nghị cho Việt Nam”
Hội thảo “Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới về quyền sở hữu đối với tài sản ảo và khuyến nghị cho Việt Nam”

Tài sản ảo được nhận định là một loại tài sản phi truyền thống và thế giới ảo là nơi thử nghiệm các lý thuyết pháp lý mới. Trạng thái quyền sở hữu tài sản ảo trong thế giới ảo thay đổi tuỳ theo trò chơi. Mặc dù trong thế giới thực chưa có quy định pháp luật nào ghi nhận quyền sở hữu tài sản ảo nhưng trên thực tế các nhà phát triển trò chơi trực tuyến vẫn cung cấp cho người chơi khả năng chiếm hữu, sử dụng và chuyển nhượng tài sản ảo, đồng thời hạn chế quyền sở hữu đối với đối tượng này bằng “thoả thuận cấp phép người dùng cuối” ( được viết tắt là EULA).

Trên thế giới, hoạt động giao dịch tài sản ảo, tài sản kỹ thuật số đang diễn ra rất sôi động có giá trị cao. Thực tế đã diễn ra nhiều vụ kiện tụng, tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản ảo. Vì vậy, nhiều nước đã xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự này như Luật Phát triển và Bảo vệ viễn thông của Hàn Quốc quy định rõ về hành vi ăn cắp “tài sản ảo”. luật Bảo vệ lợi ích của người sở hữu “tài sản ảo” của Trung Quốc

Các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Canada…đều đã xây dựng khung pháp lý, chính sách quản lý hoạt động kinh doanh, sử dụng tài sản ảo; trong đó tập trung vào bốn vấn đề là xây dựng khung pháp lý quản lý, ban hành chính sách thuế đối với đầu tư, kinh doanh tài sản ảo, có chính sách bảo vệ quyền lợi cho người sở hữu và các giao dịch bị cấm.

“Tiền ảo” có là tài sản dưới góc độ pháp lý hay không?

Phát biểu tại hội thảo, Ths.Nguyễn Thị Long, Giảng viên khoa pháp luật dân sự, Đại học Luật Hà Nội cho biết, cùng với sự phát triển của những học thuyết pháp lý khái niệm quyền sở hữu nói chung và quyền sở hữu tài sản ảo nói riêng có thể được hiểu dưới góc độ:

Theo nghĩa chủ quan, quyền sở hữu tài sản ảo là quyền của chủ sở hữu bằng hành vi của mình tác động lên tài sản ảo theo ý chí của chủ thể này một cách hợp pháp nhằm thoả mãn, nhu cầu và lợi ích của chủ sở hữu.

Theo nghĩa khách quan, quyền sở hữu tài sản ảo là tổng hợp các quy phạm pháp luật về căn cứ phát sinh, thực hiện, chấm dứt quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản ảo của mình; các quy định về nguyên tắc và giới hạn thực hiện quyền mà chủ sở hữu phải tuân thủ khi khai thác tài sản của mình, những biện pháp bảo vệ được thực hiện nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến tài sản. Theo định nghĩa này thì quyền sở hữu tài sản ảo là một chế định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xác lập, thực hiện, bảo vệ hoặc chấm dứt quyền sở hữu.

Do đó, Ths.Nguyễn Thị Long nêu quan điểm: "Quyền sở hữu tài sản ảo là quyền của chủ sở hữu đối với tài sản ảo được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện".

Cũng theo Ths.Nguyễn Thị Long, quyền sở hữu là một loại vật quyền quan trọng vì vậy quyền sở hữu hội tụ đầy đủ các đặc điểm chung của vật quyền như: tính luật định; tính đối vật; tính lâu dài; tính theo đuổi vật; việc thực hiện quyền không làm chấm dứt quyền; tính dịch chuyển được; ... Bên cạnh đó, so với các vật quyền khác quyền sỡ hữu có những đặc điểm đặc thù như: chủ sở hữu là chủ thể có toàn quyền đối với tài sản ảo của mình; quyền sở hữu tài sản ảo mang tính liên tục; chủ sở hữu tài sản ảo không bị giới hạn thời gian thực hiện quyền; giới hạn quyền sở hữu chỉ được đặt ra nếu có dấu hiệu gây tổn hại đến lợi ích cộng đồng, lợi ích toàn dân, sự tồn tại của loài người.

TS. Đỗ Giang Nam, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
TS. Đỗ Giang Nam, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội

Về nội dung này, TS.Đỗ Giang Nam, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, xét nghĩa chung nhất, “tiền ảo” có thể được coi là loại “tài sản” phi truyền thống được hình thành trên công nghệ chuỗi khối và kỹ thuật mã hoá. “Tiền áo” năm đặc trưng cơ bản là: tính vô hình; tính được xác thực bằng mã hoá; sử dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT); tính phi tập trung; và được vận hành bằng nguyên tắc đồng thuận.

TS.Đỗ Giang Nam nhấn mạnh, từ phương diện pháp luật dân sự, sự xuất hiện của “tiền ảo” trên nền tảng công nghệ chuỗi khối đặt ra câu hỏi mấu chốt, đó là: “tiền ảo” có là tài sản dưới góc độ pháp lý hay không? Đây không chỉ là vấn đề lý thuyết, mà còn là vấn đề cấp bách đang đặt ra trong thực tiễn ở Việt Nam.

Khung pháp lý của tài sản ảo theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Phân tích về khung pháp lý của tài sản ảo theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Ths. Nguyễn Huy Hoàng Nam, Khoa Pháp luật Dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, trong vòng 5 năm trở lại đây, Nhà nước Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong quá trình nghiên cứu, tiến tới xây dựng một khung pháp lý về tài sản ảo.

Một số văn bản của các Bộ, ngành, cơ quan đưa ra nhiều đề xuất trực tiếp liên quan đến vấn đề quản lý tài sản ảo, tài sản mã hóa như Báo cáo số 255/BC-BTP ngày 29 tháng 10 năm 2018 của Bộ Tư pháp về việc rà soát, đánh giá toàn diện thực trạng pháp luật, thực tiễn về tài sản ảo, tiền ảo ở Việt Nam và quốc tế, nhận diện và đề xuất các định hướng hoàn thiện; Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 28 tháng 2 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”; Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030…

Ths.Nguyễn Huy Hoàng Nam, Khoa Pháp luật Dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội
Ths.Nguyễn Huy Hoàng Nam, Khoa Pháp luật Dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội

Cho ý kiến về nội dung này, ThS. Nguyễn Thị Long, Giảng viên khoa pháp luật dân sự, Đại học Luật Hà Nội nêu rõ, về pháp luật Việt Nam hiện hành, Điều 105, Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Trong đó, quyền tài sản được định nghĩa là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác (điều 115, Bộ Luật Dân sự năm 2015). Bộ Luật Dân sự năm 2015 điều chỉnh các vấn đề chung và không liệt kê các tài sản chi tiết nhưng từ định nghĩa về tài sản, quyền tài sản có thể thấy pháp luật Việt Nam hiện hành không loại trừ việc coi tài sản ảo là tài sản mà tài sản ảo nếu đáo ứng các điều kiện luật định hoàn toàn có thể là tài sản ở dạng quyền tài sản.

"Việc không có quy định cụ thể về tài sản ảo cũng khiến nhiều giao dịch liên quan đến đối tượng này chưa được xác thực tính hợp pháp, nhiều chủ thể được xác lập lợi ích lớn từ việc trao đổi tài sản ảo nhưng nhà nước chưa có cơ sở pháp lý để tính thuế. Bên cạnh đó, còn rất nhiều các vấn đề pháp lý phát sinh chưa thể giải quyết do Việt Nam chưa có quy định pháp luật về nội dung này. Do đó, trong thời gian tới cần xây dựng lộ trình hoàn thiện, chính sách pháp luật về quyền sở hữu đối với tài sản ảo", ThS. Nguyễn Thị Long lưu ý.

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về quyền sở hữu đối với tài sản ảo

Góp ý tại hội thảo, Ths.Nguyễn Huy Hoàng Nam, Khoa Pháp luật Dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội đề nghị, cần khẩn trương, chủ động nghiên cứu, đưa ra một khái niệm phù hợp về “tài sản mã hóa” theo hướng, công nhận đây là một loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015. Bên cạnh đó, để kiểm soát các hoạt động huy động vốn sử dụng tài sản mã hóa biến tướng (như lừa đảo theo hình thức đa cấp) cần khẩn trương hình thành cơ quan quản lý Nhà nước về tài sản ảo, tài sản mã hóa.

Ở góc tiếp cận khác, ThS.Nguyễn Thị Long, Giảng viên khoa pháp luật dân sự, Đại học Luật Hà Nội nêu đề xuất, Việt Nam cần sớm hoàn thiện chính sách, học lý về tài sản từ đó có nền tảng lý thuyết vững chắc định hướng xây dựng khung pháp luật hiệu quả về tài sản nói chung và tài sản ảo nói riêng. Qua đó, đảm bảo quá trình sửa đổi, xây dựng pháp luật nói chung và pháp luật về tài sản ảo nói riêng tác động tích cực đến nền kinh tế, giảm thiểu rủi ro pháp lý.

Liên quan đến vấn đề chính sách đối với quyền sở hữu tài sản ảo, ThS. Nguyễn Thị Long lưu ý, cần có sự phối hợp, tham vấn, đối thoại trực tiếp giữa các chuyên gia pháp lý, kinh tế và chuyên gia công nghệ thông tin để đảm bảo những quy định về tài sản ảo có tính khả thi.

Ths.Nguyễn Thị Long, Giảng viên khoa pháp luật dân sự, Đại học Luật Hà Nội
Ths.Nguyễn Thị Long, Giảng viên khoa pháp luật dân sự, Đại học Luật Hà Nội

Trên cơ sở tổng hợp kinh nghiệm quản lý tiền mã hóa của một số quốc gia trên thế giới, Ths. Phan Minh Anh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề xuất hoàn thiện công tác quản lý tiền mã hóa đối Việt Nam trong tương lai. Theo đó, trong quá trình xây dựng khuôn khổ chính sách quản lý tiền mã hóa, tiền ảo, Việt Nam cần tập trung làm rõ những khái niệm, linh hoạt trong việc tiếp cận các vấn đề hiện tại và tương lai. Đồng thời, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan cũng như các tổ chức quốc tế trong các vấn đề liên quan tới tiền mã hóa, tiền ảo.

Cũng tại hội thảo, TS.Đỗ Giang Nam, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội nêu quan điểm, ngay cả khi Việt Nam chọn lựa cách tiếp cận cẩn trọng chờ đợi và theo sau học hỏi các quốc gia khác khi xây dựng quy chế phù hợp nhất cho “tiền ảo”, thì trước hết vẫn phải công nhận “tiền ảo” là tài sản.

Theo TS.Đỗ Giang Nam cần coi “tiền ảo” là tài sản để khai thác tối đa nhằm khuyến khích phát triển các doanh nghiệp sáng tạo, đổi mới công nghệ, và là căn cứ để thu thuế đối với lợi nhuận kiếm được từ hoạt động đầu tư, khai thác “tiền ảo”. Đồng thời, việc công nhận này cũng mở ra khả năng áp dụng được ngay một số cơ chế pháp lý chung có sẵn của các lĩnh vực pháp luật khác vào việc quản lý “tiền ảo” để giải quyết các vấn đề có liên quan trong thời gian gần đây.

“Sự phức tạp của “tiền ảo” rõ ràng đã đặt ra thách thức nội tại không nhỏ đối với hệ thống luật tài sản của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, và đòi hỏi phải cập nhật quan niệm mới về phân loại tài sản, về khái niệm quyền sở hữu”, TS.Đỗ Giang Nam nhấn mạnh.

TS.Lê Hải Đường, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp
TS.Lê Hải Đường, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp

Trước đó, phát biểu khai mạc Hội thảo, TS.Lê Hải Đường, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp cho biết, ở Việt Nam pháp luật chưa công nhận quyền sở hữu đối với tài sản ảo, tài sản kỹ thuật số. Tuy nhiên, trên thực tế, các giao dịch trao đổi, mua bán, sử dụng các sản phẩm trên môi trường mạng, đang diễn ra ngày càng nhiều, đặc biệt từ khi có dịch Covid-19. Đồng thời, các tranh chấp liên quan đến trao đổi, mua bán sản phẩm kỹ thuật số liên tục phát sinh.

Vì vậy, Việt Nam cần thiết có những nghiên cứu nhằm đưa ra các khuôn khổ pháp lý phù hợp về quyền sở hữu tài sản ảo, tài sản kỹ thuật số nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xác định các giao dịch liên quan đến tài sản ảo với tư cách là tài sản trong giao dịch dân sự để có thể xác lập quyền sở hữu. Đồng thời, tạo cơ sở để giải quyết các tranh chấp dân sự cũng như hành vi phạm tội đối với tài sản ảo khi các vụ án hình sự đối với hành vi trộm cắp, lừa đảo tài sản ảo ngày càng gia tăng. ghi nhận và đánh giá cao ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm của các chuyên gia, nhà nghiên cứu tại hội thảo.

Cho rằng, nội dung Đề tài có tính cấp thiết, ứng dụng cao, TS.Lê Hải Đường yêu cầu, Ban Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu tiếp thu đầy đủ các ý kiến tham luận, tiếp tục hoàn thiện nội dung Đề tài đảm bảo chất lượng cao, trong đó, lưu ý đưa ra những kiến nghị thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; bảo vệ tốt quyền dân sự của công dân./.

Doanh nghiệp lúa gạo có thể được vay vốn không cần tài sản bảo đảm Doanh nghiệp lúa gạo có thể được vay vốn không cần tài sản bảo đảm
Hoạt động hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tiếp tục được triển khai sâu rộng Hoạt động hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tiếp tục được triển khai sâu rộng
Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập
Theo Quochoi.vn

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Cuộc chiến trường kỳ và khát vọng thống nhất: Đôi bờ giới tuyến

Cuộc chiến trường kỳ và khát vọng thống nhất: Đôi bờ giới tuyến

Thủ tướng: Những công trình “biểu tượng” góp phần định vị hình ảnh Việt Nam, là "điểm tựa, đòn bẩy" phát triển đất nước

Thủ tướng: Những công trình “biểu tượng” góp phần định vị hình ảnh Việt Nam, là "điểm tựa, đòn bẩy" phát triển đất nước

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trong kỷ nguyên mới

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trong kỷ nguyên mới

Đảm bảo liên kết, đồng bộ và thống nhất giữa các ngành trong Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Đảm bảo liên kết, đồng bộ và thống nhất giữa các ngành trong Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Hoàn thiện hồ sơ sửa đổi Chương trình mục tiêu quốc gia trình Chính phủ trước ngày 25/4

Hoàn thiện hồ sơ sửa đổi Chương trình mục tiêu quốc gia trình Chính phủ trước ngày 25/4

Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất

Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất

Thị xã Bỉm Sơn triển khai lấy ý kiến Nhân dân về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thị xã Bỉm Sơn triển khai lấy ý kiến Nhân dân về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi thư chúc mừng nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 - 20/4/2025)

Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi thư chúc mừng nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 - 20/4/2025)

Ngày 19/4/1975: Ta bao vây chia cắt quân địch trong thị xã Xuân Lộc, Ủy ban quân quản vào tiếp quản Phan Thiết

Ngày 19/4/1975: Ta bao vây chia cắt quân địch trong thị xã Xuân Lộc, Ủy ban quân quản vào tiếp quản Phan Thiết

Dự kiến tỉnh Thanh Hoá còn 166 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Dự kiến tỉnh Thanh Hoá còn 166 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Thủ tướng: Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các dự án luật để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9

Thủ tướng: Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các dự án luật để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9

Hơn 20 đoàn đại biểu quốc tế xác nhận tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Hơn 20 đoàn đại biểu quốc tế xác nhận tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Tin khác

Sáp nhập tỉnh, thành: Có bắt buộc phải làm lại sổ đỏ?

Sáp nhập tỉnh, thành: Có bắt buộc phải làm lại sổ đỏ?

Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, không bắt buộc người dân thực hiện chỉnh lý đồng loạt sổ đỏ đã cấp, trừ trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu hoặc thực hiện đồng thời với thủ tục hành chính về đất đai.
Hoàn thiện, trình Quốc hội Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)

Hoàn thiện, trình Quốc hội Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 18/4/2025 về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tiếp xúc cử tri huyện Yên Định

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tiếp xúc cử tri huyện Yên Định

Chiều 17/4, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) gồm: Lê Thanh Hoàn, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội; Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Sở Y tế đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Yên Định, trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Ngày 18/4/1975: Giải phóng thị xã Phan Thiết

Ngày 18/4/1975: Giải phóng thị xã Phan Thiết

Ngày 18/4/1975, ta giải phóng thị xã Phan Thiết. Bộ Tư lệnh Miền giao nhiệm vụ Tổng tiến công và nổi dậy cho Quân khu 9.
UBND tỉnh Thanh Hóa họp báo thường kỳ quý I/2025

UBND tỉnh Thanh Hóa họp báo thường kỳ quý I/2025

Chiều 17/4, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức họp báo thường kỳ quý I, năm 2025 để thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh quý I, nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025; thông tin về các hoạt động, sự kiện du lịch biển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025. Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chủ trì hội nghị.
Tổng Bí thư Tô Lâm gợi ý Hà Nội miễn phí bữa trưa cho học sinh từ tháng 9

Tổng Bí thư Tô Lâm gợi ý Hà Nội miễn phí bữa trưa cho học sinh từ tháng 9

Sáng 17/4, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đại biểu Quốc hội thuộc đoàn TP Hà Nội tiếp xúc cử tri Đơn vị bầu cử số 1 (các quận: Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng) trước kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV.
Thanh Hóa: Đặc sắc chương trình “Tri ân đồng đội”

Thanh Hóa: Đặc sắc chương trình “Tri ân đồng đội”

Tối 16/4, Hiệp hội Doanh nghiệp - doanh nhân (DNDN) cựu chiến binh (CCB) tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp giao lưu nghệ thuật “Tri ân đồng đội” nhân kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

Sáng 16/4, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương.Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển là hành động bản lĩnh, đáng tự hào

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển là hành động bản lĩnh, đáng tự hào

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn. Tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.
Ngày 16/4/1975: Giải phóng thị xã Phan Rang và toàn tỉnh Ninh Thuận

Ngày 16/4/1975: Giải phóng thị xã Phan Rang và toàn tỉnh Ninh Thuận

Ngày 16/4/1975, ta đập tan tuyến phòng thủ Phan Rang của địch, giải phóng thị xã Phan Rang và toàn tỉnh Ninh Thuận. Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp gửi điện khen toàn thể cán bộ, chiến sĩ đã giành chiến thắng tại Phan Rang.
Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ máy

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ máy

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031".
Thanh Hóa cắt giảm 60 thủ tục hành chính "làm khó" người dân và doanh nghiệp

Thanh Hóa cắt giảm 60 thủ tục hành chính "làm khó" người dân và doanh nghiệp

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 29/4/2023 của Chính phủ về việc cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn 2025–2026.
Khai mạc Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11

Khai mạc Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11

Sáng 16/4, tại Hội trường Diên Hồng, Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Thanh Hóa tổ chức 2.038 tổ bảo vệ an ninh, trật tự tại 10 đơn vị cấp huyện

Thanh Hóa tổ chức 2.038 tổ bảo vệ an ninh, trật tự tại 10 đơn vị cấp huyện

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 38/2025/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 29/2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh về số lượng tổ bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) cùng số lượng thành viên tại các thôn, tổ dân phố thuộc địa bàn tỉnh.
Chính phủ cho ý kiến về 06 dự án luật, nghị quyết

Chính phủ cho ý kiến về 06 dự án luật, nghị quyết

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 15/4/2025 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4 năm 2025.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4/2025, Lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam

Chiều 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc đã rời Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4 theo lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam ra sân bay tiễn đoàn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 -15/4/2025, sáng 15/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình cùng Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày 15/4/1975: Chiến dịch Xuân Lộc-Long Khánh giành nhiều thắng lợi

Ngày 15/4/1975: Chiến dịch Xuân Lộc-Long Khánh giành nhiều thắng lợi

Ngày 15/4/1975, cuộc chiến đấu ở Phan Rang tiếp tục diễn ra ác liệt. Chiến dịch Xuân Lộc-Long Khánh giành nhiều thắng lợi.
Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới

Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới

Ngày 14/4, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới (Kết luận số 150-KL/TW). Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm giới thiệu nội dung Kết luận số 150.
Phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Đề án).
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chiều 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành hội đàm với đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Tổ chức trọng thể lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổ chức trọng thể lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4/2025.
Tạo sự thống nhất và đồng bộ cho việc triển khai hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Tạo sự thống nhất và đồng bộ cho việc triển khai hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý quan trọng, tạo sự thống nhất và đồng bộ cho việc triển khai hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khi tới Việt Nam

Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khi tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong 2 ngày 14-15/4/2025, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
96,1% kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV được giải quyết, trả lời

96,1% kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV được giải quyết, trả lời

Sáng 14/4, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV; xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3/2025.
Hội nghị Trung ương 11: Kiến tạo mô hình phát triển mới

Hội nghị Trung ương 11: Kiến tạo mô hình phát triển mới

Trong tiến trình phát triển của một quốc gia, có những thời điểm không chỉ đánh dấu sự điều chỉnh chính sách, mà còn mở ra một chuyển động sâu sắc trong cấu trúc quyền lực, mô hình tổ chức và tư duy phát triển. Hội nghị Trung ương lần thứ 11, khóa XIII chính là một thời điểm như vậy.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Nhân dịp chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Nhân dân nhật báo của Trung Quốc đăng bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động