Hỗ trợ doanh nghiệp gia tăng thị phần xuất khẩu

TH&SP Theo Bộ Công thương, để duy trì thông suốt hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp trong nước cần tính đến việc bắt tay với những hệ thống phân phối ngoại để gia tăng khả năng xuất khẩu gián tiếp.

Thông tin từ Bộ Công thương, do tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, nguy cơ đứt gãy nguồn cung hàng hóa hiện hữu gây tác động mạnh đến thị trường xuất khẩu. Đối phó với thực trạng trên, để duy trì thông suốt hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp trong nước cần tính đến việc bắt tay với những hệ thống phân phối ngoại để gia tăng khả năng xuất khẩu gián tiếp.

Thứ trưởng Bộ Công thương - Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ đã làm việc với hệ thống Wallmart, Central Retail, Lotte, Aeonmall… để có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp gia tăng thị phần xuất khẩu. Hiện những ngành hàng có khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu trong thời gian tới là hàng hóa thiết yếu, thực phẩm và nông, thủy, hải sản. Đại diện Aeonmall cho biết, đơn vị này đang có 21.517 cửa hàng trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, hiện một số sản phẩm đã được tham gia vào chuỗi cung ứng của Aeonmall như chuối, vải, cá ba sa, khoai lang… Đơn vị đang tìm kiếm cơ hội để gia tăng khả năng cung ứng từ nguồn hàng nông, thủy hải sản, thực phẩm từ Việt Nam.

cs

Hỗ trợ doanh nghiệp gia tăng thị phần xuất khẩu


Tuy nhiên, nhiều hệ thống phân phối cho rằng, hạn chế lớn nhất của doanh nghiệp Việt là quy mô sản xuất nhỏ nên công tác quản lý còn nhiều bất cập. Đơn cử, theo tiêu chuẩn Aeonmall, sản phẩm phải được kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu nông trại đến bàn ăn. Thế nhưng, rất ít doanh nghiệp Việt Nam có thể đáp ứng tiêu chuẩn này. Ngoài ra, những quy định về nhãn mác hàng hóa đã có nhưng doanh nghiệp chậm thay đổi. Một vấn đề khác là do nội lực yếu nên doanh nghiệp chưa dành nhiều chi phí cho hoạt động nghiên cứu, chế biến sản phẩm mới. Điều này cũng làm hạn chế khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Việt.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), dịch Covid-19 không thuyên giảm trên thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường trong quý II/2020.

Sau khi giảm 16% trong tháng 5 đạt 639 triệu USD, xuất khẩu thủy sản trong tháng 6 tiếp tục giảm 10% ước đạt 626 triệu USD.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt trên 3,5 tỉ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, giảm sâu nhất là cá tra khi sụt 31%, cá ngừ và mực bạch tuộc đều giảm 20%, các loại cá biển khác giảm nhẹ 2%. Chỉ có tôm giữ được mức tăng khiêm tốn

Tuy nhiên, VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản sẽ hồi phục dần vào quý III và quý IV, kết quả cả năm 2020 sẽ đạt 8,26-8,3 tỉ USD, giảm 3,8% so với năm 2019.

Linh Anh

Linh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Mailisa – 27 năm định vị thương hiệu bằng uy tín và trách nhiệm cộng đồng

Mailisa – 27 năm định vị thương hiệu bằng uy tín và trách nhiệm cộng đồng

Trải qua hành trình 27 năm xây dựng và phát triển phát triển, từ năm 1998 đến nay, hệ thống thẩm mỹ Mailisa đã mở rộng với 17 chi nhánh trên toàn quốc và phục vụ hàng đông đảo khách hàng trên cả nước. Tuy nhiên, điều được nhấn mạnh không chỉ là quy mô mà còn là định hướng phát triển bền vững dựa trên nền tảng chuyên môn y khoa và cam kết trách nhiệm với cộng đồng.
Bảo hành điện tử – Nâng tầm dịch vụ, củng cố niềm tin vào thương hiệu lớn

Bảo hành điện tử – Nâng tầm dịch vụ, củng cố niềm tin vào thương hiệu lớn

Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh, dịch vụ hậu mãi, đặc biệt là trải nghiệm bảo hành cũng đã trở thành một yếu tố đóng vai trò then chốt, góp phần xây dựng uy tín thương hiệu. Tập đoàn Tân Á Đại Thành, với tầm nhìn chiến lược, đã triển khai hệ thống bảo hành điện tử, khẳng định cam kết nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng một cách toàn diện và chuyên nghiệp.
Từ “đồng nát kỹ thuật” đến “vua quạt đất Bắc”: Hành trình 25 năm dựng xây Phương Linh

Từ “đồng nát kỹ thuật” đến “vua quạt đất Bắc”: Hành trình 25 năm dựng xây Phương Linh

Khởi nghiệp với hai bàn tay trắng, từng bị gọi là “Lê đồng nát”, ông Trần Văn Lê – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh – đã chèo lái doanh nghiệp vươn lên thành thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực quạt công nghiệp và thiết bị xử lý không khí tại Việt Nam. Sau 25 năm, hành trình ấy không chỉ khẳng định bản lĩnh của một nhà khởi nghiệp mà còn là câu chuyện truyền cảm hứng về khát vọng, kỷ luật và đổi mới sáng tạo.
Xây thương hiệu từ nội lực và khát vọng phụng sự

Xây thương hiệu từ nội lực và khát vọng phụng sự

Từ một thanh niên nghèo rời quê ra Hà Nội với khát vọng đổi đời, doanh nhân Lê Xuân Tùng đã gây dựng nên Biluxury – thương hiệu thời trang nam phủ khắp cả nước. Không chỉ theo đuổi giá trị thẩm mỹ, anh còn gửi gắm vào từng sản phẩm triết lý sống tích cực, tinh thần phụng sự xã hội và cảm hứng khởi nghiệp tỉnh thức cho giới trẻ.
F88 mong chờ gì khi ra mắt mô hình cửa hàng tài chính "như PGD ngân hàng thu nhỏ"?

F88 mong chờ gì khi ra mắt mô hình cửa hàng tài chính "như PGD ngân hàng thu nhỏ"?

Ngày 20/6, F88 chính thức ra mắt cửa hàng tài chính số 888. Đáng chú ý, cửa hàng này được thiết kế như một phòng giao dịch ngân hàng thu nhỏ. Liệu có thông điệp gì ẩn sau sự "ra mắt" này?
Imperia Grand Plaza Đức Hòa: Nơi dòng tiền bền vững hội tụ giá trị gia tăng

Imperia Grand Plaza Đức Hòa: Nơi dòng tiền bền vững hội tụ giá trị gia tăng

Khi thị trường bất động sản dịch chuyển về giá trị thực, những sản phẩm có vị trí lõi đô thị và khả năng tạo dòng tiền ổn định trở thành lựa chọn ưu tiên hàng đầu của nhà đầu tư. Trong xu hướng đó, tổ hợp nhà phố thương mại tại trung tâm hành chính như Imperia Grand Plaza Đức Hoà nổi bật nhờ lợi thế kép, vừa là tài sản an cư dài hạn, vừa tạo dòng tiền và sở hữu tiềm năng tăng giá trong tương lai.
Giải pháp logistics giúp doanh nghiệp vững bước

Giải pháp logistics giúp doanh nghiệp vững bước

Ứng phó với thách thức từ chính sách thuế quan Hoa Kỳ, doanh nghiệp Việt cần tận dụng sức mạnh của logistics hiện đại, kết nối thương mại và đào tạo chuyên sâu để nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Chuyển đổi số mở lối phát triển cho doanh nghiệp tư nhân

Chuyển đổi số mở lối phát triển cho doanh nghiệp tư nhân

Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang từng bước tiếp cận chuyển đổi số như một chiến lược dài hạn. Với sự đồng hành của chính sách và nỗ lực nội tại, hành trình số hóa hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng bền vững.
“Tam giác chính sách” của EU làm khó chuỗi logistics nông sản Việt Nam

“Tam giác chính sách” của EU làm khó chuỗi logistics nông sản Việt Nam

Bộ ba chính sách về phát triển bền vững gồm CSRD, EU Taxonomy và EPR đang tạo ra những thách thức chưa từng có đối với doanh nghiệp toàn cầu. Với ngành logistics Việt Nam, việc không đáp ứng các tiêu chí ESG theo yêu cầu từ Liên minh châu Âu không chỉ dẫn đến chi phí tuân thủ tăng cao, mà còn có nguy cơ bị loại khỏi chuỗi cung ứng quốc tế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động