Gỡ vướng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 22/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe trình bày các tờ trình, báo cáo về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình

Trình bày Tờ trình về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh sự cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư. Về căn cứ, cơ sở điều chỉnh chủ trương đầu tư, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nêu rõ, căn cứ vào các chủ trương của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc cùng các Nghị quyết của Quốc hội có liên quan.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh

Căn cứ Nghị quyết số 100/2023/QH15 thông qua ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, tại mục 2.2 đối với lĩnh vực công tác dân tộc, Quốc hội giao Chính phủ: “Trong năm 2023, nghiên cứu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh một số mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung của các chương trình mục tiêu quốc gia để triển khai thực hiện, bảo đảm hiệu quả, khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn, tránh lãng phí, tiêu cực”. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã chỉ đạo cơ quan chủ trì Chương trình phối hợp với các bộ ngành, địa phương rà soát hoàn thiện Hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định pháp luật.

Chương trình được phê duyệt chủ trương đầu tư theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là chương trình mục tiêu quốc gia mới, gồm nhiều dự án, tiểu dự án thành phần với sự tham gia của nhiều bộ, ngành, cơ quan Trung ương cùng tham gia chủ trì, quản lý các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của các bộ ngành và các địa phương.

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện phát sinh một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân và kết quả thực hiện Chương trình, cần thiết phải đề xuất điều chỉnh một số nội dung tại chủ trương đầu tư Chương trình. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về quy định nguồn vốn của Chương trình, theo điểm b khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 120/2020/QH14 quy định: “Nguồn vốn của Chương trình được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025”. Tuy nhiên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho rằng, nguồn vốn của Chương trình được bố trí từ ngân sách Trung ương phân bổ cho Chương trình trong những năm qua gồm cả nguồn vốn đầu tư công và nguồn vốn sự nghiệp, đã được Quốc hội quyết định và Chính phủ giao nguồn vốn hàng năm. Do vậy chưa đảm bảo thống nhất giữa chủ trương đầu tư với các nghị quyết phân bổ vốn của Quốc hội và quyết định phân phổ vốn hàng năm của Thủ tướng Chính phủ.

Toàn cảnh Phiên họp
Toàn cảnh Phiên họp

Thứ hai, về xác định đối tượng, địa bàn thực hiện đầu tư của một số dự án thuộc Chương trình gồm dự án 4, dự án 5, dự án 6, dự án 7. Tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình quy định đối tượng Chương trình theo quy định của Nghị quyết số 88/2019/QH14 gồm: “Xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số; Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; Doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế, xã hội hoạt động ở địa bàn vùng đặc biệt khó khăn”.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, trong thực tiễn triển khai thực hiện Chương trình, theo báo cáo đề xuất của các tỉnh và một số bộ ngành, chủ các chương trình và dự án thành phần liên quan, có 10 một số đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực dân tộc, 101 cơ sở giáo dục gồm các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện và cấp tỉnh, 3 cơ sở y tế tuyến huyện đang phục vụ trực tiếp cho 42 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, dự kiến có 72 di tích lịch sử quốc gia được đề nghị tu bổ và tôn tạo….

Tuy nhiên, các cơ sở nêu trên không nằm trong các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số có vai trò rất quan trọng, trực tiếp tác động đến các chỉ tiêu, mục tiêu của Chương trình như: phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số… Đồng thời phục vụ cho các đối tượng chính thụ hưởng là người dân tộc thiểu số và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, con em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thuộc đối tượng thụ hưởng được quy định tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội.

Qua rà soát điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, các cơ sở nêu trên còn thiếu thốn, cần sự đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, do đó gặp khó khăn trong xác định các danh mục đầu tư, lập thẩm định kế hoạch vốn, bố trí vốn và thanh quyết toán trong quá trình thực hiện Chương trình.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh, Chương trình được phê duyệt điều chỉnh sẽ có những tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, góp phần khắc phục khó khăn, vướng mắc hiện nay, tạo điều kiện giải ngân theo đúng quy định nguồn vốn của các dự án, tiểu dự án đã được Quốc hội quyết định, bố trí vốn cho các đối tượng nêu trên với tổng kinh phí dự kiến khoảng 4.142 tỷ đồng.

Việc điều chỉnh chủ trương không làm tăng tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đã được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết số 120/2020/QH14, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội, phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tiễn của các địa phương.

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát kỹ lưỡng để quyết định các danh mục đầu tư

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm

Thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về đề xuất này, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm thấy rằng, Hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội bảo đảm về số lượng theo quy định tại Điều 20 của Luật Đầu tư công. Bao gồm: (1) Tờ trình, (2) Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư, (3) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định Nhà nước, (4) Các phụ lục kèm theo Tờ trình: Báo cáo tiếp thu, bổ sung hoàn thiện hồ sơ theo kết luận của UBTVQH, danh mục đầu tư, báo cáo đánh giá tác động.

Như vậy, Hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội đề nghị điều chỉnh Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (sau đây viết tắt là Chương trình DTTS&MN) theo Nghị quyết số 120/2020/QH14 đã bảo đảm đủ về số lượng, danh mục theo quy định tại Điều 20 và đúng thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật Đầu tư công và đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét cũng như bảo đảm thời gian theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 của Luật Đầu tư công.

Về tên gọi của Tờ trình Chính phủ, Chính phủ đề xuất với tên gọi trong Tờ trình là: “Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”. Tuy nhiên, Hội đồng Dân tộc nhận thấy, nội dung đề xuất điều chỉnh chủ yếu liên quan đến một số công trình đầu tư cơ sở vật chất thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa không nằm trong địa bàn vùng DTTS&MN theo quy định hiện nay. Như vậy, tính chất, nội dung điều chỉnh không lớn mà chỉ cụ thể hóa, làm rõ thêm về phạm vi thực hiện. Hội đồng Dân tộc cho rằng tên gọi phù hợp trong Tờ trình Chính phủ nên sửa đổi là: Báo cáo đề xuất điều chỉnh một số nội dung liên quan đến chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Về nội dung đề nghị điều chỉnh, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, điều chỉnh 02 nội dung liên quan đến chủ trương đầu tư Chương trình DTTS&MN gồm: nguồn vốn của Chương trình và đề xuất điều chỉnh phạm vi đầu tư.

Toàn cảnh Phiên họp
Toàn cảnh Phiên họp

Một là, tại điểm b khoản 3 Điều 1 của Nghị quyết số 120/2020/QH14 quy định: "Nguồn vốn của Chương trình được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025”, Chính phủ đề nghị Quốc hội điều chỉnh, bổ sung là: “Nguồn vốn của Chương trình được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kinh phí sự nghiệp được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm theo các nghị quyết của Quốc hội về phân bổ dự toán ngân sách trung ương hằng năm và các quy định hiện hành”.

Về nội dung này, nhiều ý kiến cho rằng, hằng năm Chính phủ trình Quốc hội và Quốc hội phân bổ ngân sách rõ từng nguồn vốn đầu tư, vốn sự nghiệp của Chương trình. Phần vốn đầu tư công trung hạn đã được phân bổ giao cho địa phương, vốn sự nghiệp được Chính phủ phân bổ năm 2022, 2023, 2024 và thông báo dự kiến mức vốn sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2024-2025 để các địa phương có căn cứ, chủ động trong việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Mặt khác, đến nay đã hơn 03 năm triển khai thực hiện, qua giám sát chuyên đề của Quốc hội, báo cáo của các địa phương không phản ánh vướng mắc liên quan đến nội dung này.

Hội đồng Dân tộc thống nhất với nhiều ý kiến tham gia thẩm tra, thực tế qua giám sát, không có vướng mắc trong quá trình thực hiện và các Nghị quyết của Quốc hội đã giao, ghi rõ vốn đầu tư và vốn sự nghiệp cho các Chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm đủ cơ sở pháp lý. Nội dung đề nghị này sẽ được điều chỉnh cụ thể cho giai đoạn sau (2026-2030) trên cơ sở xem xét báo cáo tổng kết Chương trình giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ vào cuối năm 2025.

Hai là, về đề xuất điều chỉnh phạm vi đầu tư, tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình, quy định đối tượng Chương trình theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 là: “Xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số; Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; Doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế, xã hội hoạt động ở địa bàn vùng đặc biệt khó khăn”.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm cho rằng, các nội dung đề xuất đầu tư trên không thuộc phạm vi được quy định trong Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội phần lớn xuất phát từ việc xác định địa bàn vùng DTTS&MN tại các Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12/11/2020 và Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 về phân định vùng DTTS&MN theo trình độ phát triển của Chính phủ.

Vì vậy, để đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành Chương trình trong bối cảnh thời gian thực hiện còn rất ít, Hội đồng Dân tộc thống nhất về nguyên tắc điều chỉnh một số nội dung liên quan đến chủ trương đầu tư Chương trình DTTS&MN như đề xuất của Chính phủ, để bảo đảm cơ sở pháp lý rõ ràng hơn cho việc thực hiện. Mặt khác, việc đầu tư cho các nội dung trên là cần thiết, có vai trò quan trọng, tác động đến các chỉ tiêu, mục tiêu của Chương trình về phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống và đối tượng thụ hưởng trực tiếp là đồng bào sinh sống ở vùng DTTS&MN.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát kỹ lưỡng để quyết định các danh mục đầu tư trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú; các công trình, dự án văn hóa gắn với phát triển du lịch, bao gồm cả trong và ngoài địa bàn vùng DTTS&MN theo quy định hiện hành, ưu tiên vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn. Việc điều chỉnh này không vượt quá tổng mức vốn của Chương trình đã được Quốc hội phân bổ.

Về hình thức điều chỉnh, Hội đồng Dân tộc nhất trí và đề nghị Quốc hội cho bổ sung nội dung này vào Nghị quyết chung của Kỳ họp lần thứ 7, không ban hành nghị quyết riêng./.

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024
Tiếp tục các giải pháp đồng bộ, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội Tiếp tục các giải pháp đồng bộ, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội
Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

Thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

Với 463/465 (đạt tỷ lệ 95,07%) đại biểu tham gia tán thành Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
ĐBQH thống nhất cao việc Quốc hội ban hành Nghị quyết phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh

ĐBQH thống nhất cao việc Quốc hội ban hành Nghị quyết phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh

Đại biểu Quốc hội thống nhất với sự cần thiết phê chuẩn Văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP của Vương quốc Anh và nhất trí cao với việc Quốc hội ra Nghị quyết ngay tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú"

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú"

Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2024/NĐ-CP ngày 6/6/2024 quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”.
Nhất trí đề xuất Quốc hội phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh

Nhất trí đề xuất Quốc hội phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh

Ủy ban Đối ngoại nhất trí đề xuất Quốc hội phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường thanh tra hoạt động livestream bán hàng

Thủ tướng yêu cầu tăng cường thanh tra hoạt động livestream bán hàng

Thủ tướng cũng yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động livestream bán hàng; trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, nhận hoa hồng từ việc quảng cáo, bán hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chuyển cơ quan chức năng để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Ông Chu Quốc Thịnh được bổ nhiệm làm Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm

Ông Chu Quốc Thịnh được bổ nhiệm làm Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm

Chiều ngày 7/6, tại trụ sở Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm chức vụ Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho TS.DS. Chu Quốc Thịnh.
Bà Nguyễn Thị Thanh giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội

Bà Nguyễn Thị Thanh giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội

Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh được Quốc hội bầu giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội khóa 15, nhiệm kỳ 2021-2026.
Thượng tướng Lương Tam Quang giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an

Thượng tướng Lương Tam Quang giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an

Chiều 6/6, Quốc hội thông qua nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an, giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an, nhiệm kỳ 2021-2026.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Chiều 6/6, với đại đa số đại biểu tham gia bỏ phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm ông Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đồn Biên phòng Trà Cổ: Vững lòng dân, căng mình chiến đấu

Đồn Biên phòng Trà Cổ: Vững lòng dân, căng mình chiến đấu

Không gì mạnh bằng “lòng dân”, những năm qua, các chiến sĩ Đồn Biên phòng Trà Cổ luôn bồi đắp quân dân, tạo cơ sở vững chắc để chiến đấu với kẻ thù trên mọi mặt trận. Từ đó lập nên nhiều chiến công, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ vùng “phên dậu” Tổ quốc.
Chuyển rác thành tài nguyên, xây dựng kinh tế tuần hoàn

Chuyển rác thành tài nguyên, xây dựng kinh tế tuần hoàn

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng Luật Bảo vệ môi trường 2020 là hết sức toàn diện, đầy đủ và cụ thể. Từ 01/01/2025 đòi hỏi có sự chuẩn bị thật kỹ nhận thức của toàn dân và trách nhiệm của các cơ quan quản lý, đặc biệt là địa phương về xác định chuyển rác thành tài nguyên, xây dựng kinh tế tuần hoàn, tuyệt đối không sử dụng phương án chôn lấp rác.
Cần chiến lược tổng thể ngăn chặn hạn hán, xâm nhập mặn

Cần chiến lược tổng thể ngăn chặn hạn hán, xâm nhập mặn

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng “chúng ta không phải là một quốc gia dư thừa nước, do vậy cần có cách tiếp cận ngắn hạn, vừa dài hạn, vừa có chiến lược tổng thể để chuyển đổi trạng thái nông nghiệp, từ tưới tràn, tưới xả sang tưới nhỏ giọt…”
Đại biểu Quốc hội chất vấn livestream bán hàng thu trăm tỷ/ngày là thật hay ảo?

Đại biểu Quốc hội chất vấn livestream bán hàng thu trăm tỷ/ngày là thật hay ảo?

Dẫn thông tin về việc livestream bán hàng trên mạng xã hội, một ngày có thể thu hàng chục tỷ đồng, thậm chí hàng trăm tỷ đồng, đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết thông tin trên có thật hay ảo?
Kiến nghị Chính phủ quyết liệt thực hiện các giải pháp ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn

Kiến nghị Chính phủ quyết liệt thực hiện các giải pháp ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn

Trước tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ngày càng khắc nghiệt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh của người dân, các đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần có giải pháp cấp bách và lâu dài; quyết liệt thực hiện các chương trình, kế hoạch đã ban hành để hạn chế và ứng phó với tình trạng với hạn hán, xâm nhập mặn…
Đưa giám sát môi trường vào giám sát tối cao là “đúng thời điểm” và “trúng vấn đề”

Đưa giám sát môi trường vào giám sát tối cao là “đúng thời điểm” và “trúng vấn đề”

Nhiều đại biểu đề nghị Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành.
Quy định mới về trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng

Quy định mới về trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng

Chính phủ ban hành Nghị định 58/2024/NĐ-CP về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp, trong đó quy định trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng. Nghị định 58/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/7/2024.
Nhiều chính sách hỗ trợ đối với rừng sản xuất

Nhiều chính sách hỗ trợ đối với rừng sản xuất

Tại Nghị định 58/2024/NĐ-CP về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về chính sách hỗ trợ đối với rừng sản xuất.
Đề nghị giảm thời gian đóng BHXH còn 15 năm, đảm bảo cuộc sống về già cho người lao động

Đề nghị giảm thời gian đóng BHXH còn 15 năm, đảm bảo cuộc sống về già cho người lao động

Đại biểu Võ Mạnh Sơn - Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đề nghị giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn 15 năm, đảm bảo cuộc sống về già cho người lao động.
Đề nghị quan tâm việc điều chỉnh tăng tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức

Đề nghị quan tâm việc điều chỉnh tăng tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức

Đại biểu Quốc hội đề nghị các cơ quan chức năng sớm hoàn thiện các văn bản hướng dẫn chế độ chính sách cho người hưởng lương, đảm bảo thực hiện đồng bộ ngay từ ngày 1/7/2024...
Không nên chuyển hộ kinh doanh sang nhóm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Không nên chuyển hộ kinh doanh sang nhóm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đại biểu Quốc hội cho rằng, không nên chuyển nhóm đối tượng hộ kinh doanh sang bảo hiểm xã hội bắt buộc mà vẫn giữ nhóm đối tượng này thuộc đối tượng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bởi vì nhóm đối tượng hoàn toàn có thể tự chủ về thu nhập thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thủ tướng yêu cầu phải đa dạng hóa các nguồn điện, kể cả nhập khẩu nếu cần

Thủ tướng yêu cầu phải đa dạng hóa các nguồn điện, kể cả nhập khẩu nếu cần

Chỉ đạo về bảo đảm cung ứng đủ điện trong thời gian cao điểm năm 2024, các năm tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải đa dạng hóa các nguồn điện, kể cả nghiên cứu, xem xét nhập khẩu nếu cần, đồng thời tận dụng tối đa nguồn điện trong nước.
Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự đến năm 2030

Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự đến năm 2030

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 444/QĐ-TTg ngày 23/5/2024 ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: “Nếu không đẩy nhanh cải cách, nhà đầu tư sẽ tìm đến nước khác”

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: “Nếu không đẩy nhanh cải cách, nhà đầu tư sẽ tìm đến nước khác”

“Nếu chúng ta không đẩy nhanh các cải cách, thì nhà đầu tư hoàn toàn có thể sẽ tìm đến nước khác”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước ngày 23/5.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động