Giá xăng dầu hôm nay 7/7: Giảm mạnh Giá xăng dầu hôm nay 6/7: Dầu Brent vượt mức 77 USD Giá xăng dầu hôm nay 5/7: Đầu tuần giảm nhẹ |
Giá xăng dầu thế giới
Tính đến đầu giờ sáng ngày 8/7, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2021 đứng ở mức 71,23 USD/thùng, giảm 0,27 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 7/7, giá dầu WTI giao tháng 9/2021 đã giảm 3,67 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 9/2021 đứng ở mức 73,21 USD/thùng, giảm 0,22 USD/thùng trong phiên và đã giảm tới 1,75 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 7/7.
Giá xăng dầu hôm nay 8/7 dầu Brent tụt sâu về mức 73 USD |
Giá dầu ngày 8/7 giảm mạnh khi thị trường lo ngại các nước xuất khẩu dầu trong OPEC sẽ đơn phương chấm dứt các thoả thuận sản lượng, qua đó phá vỡ thế cân bằng vốn đang được thiết lập ở mức tương đối thời gian qua.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, gồm cả Nga, được gọi là OPEC+, đã hạn chế nguồn cung trong hơn một năm kể từ khi nhu cầu giảm trong đại dịch COVID-19.
Nhóm sản xuất đang duy trì việc giảm sản lượng gần 6 triệu thùng mỗi ngày và dự kiến sẽ bổ sung vào nguồn cung trên thị trường, nhưng ba ngày họp đã không thể khép lại sự chia rẽ giữa Arab Saudi và UAE.
Thỏa thuận hiện tại giữ nguồn cung bị hạn chế vẫn có hiệu lực. Tuy nhiên, sự cố cũng có thể khiến các nhà sản xuất, mong muốn tận dụng sự phục hồi của nhu cầu, bắt đầu cung cấp nhiều dầu hơn.
Ông Phil Flynn, nhà phân tích cấp cao của Price Futures Group, nhận định một số người đang lo sợ về một cuộc chiến sản xuất, nhưng hầu hết mọi người đều nghĩ rằng điều đó khó xảy ra.
"Có khả năng UAE có thể rời OPEC và hoạt động động lập, và nếu điều đó xảy ra, thì đó sẽ là một câu hỏi về cạnh tranh thị phần", ông Flynn nói thêm.
Bên cạnh đó, nguồn cung dầu còn được dự báo sẽ bùng nổ khi các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ đã sẵn sàng tăng mạnh sản lượng khai thác để cung cấp ra thị trường.
Ngoài ra, mức sản lượng 1,5 triệu thùng/ngày của Iran cũng đang sẵn sàng trở lại thị trường nếu như các lệnh trừng phạt của Mỹ được gỡ bỏ.
Theo giới phân tích, việc giá dầu tăng cao là điều chính phủ nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, không mong muốn vì nó sẽ tạo ra áp lực không nhỏ đối với quá trình tăng trưởng, phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Trong khi nguồn cung dầu có khả năng tăng mạnh thì về phía cầu, diễn biến của dịch Covid-19 đã dấy lên nhiều lo ngại về quá trình cải thiện nhu cầu tiêu thụ dầu thô toàn cầu.
Giá xăng dầu trong nước
Chiều ngày 26/6, liên Bộ Tài chính - Công Thương quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ 15 ngày/lần. Sau khi điều chỉnh, hiện giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:
Xăng E5RON92 không cao hơn 19.760 đồng/lít;
Xăng RON95-III không cao hơn 20.916 đồng/lít;
Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 16.119 đồng/lít;
Dầu hỏa không cao hơn 15.051 đồng/lít;
Dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 15.449 đồng/kg.