Giá hồ tiêu toàn cầu năm 2025 được kỳ vọng duy trì ở mức cao Nhận diện động lực chính cho giá tiêu trong năm 2025 Giá tiêu đồng loạt tăng mạnh trước thông tin Trung Quốc sẽ tăng mua? |
Giá tiêu đầu giờ sáng nay tăng 500 đồng/kg tại Đắk Lắk và Bà Rịa - Vũng Tàu. |
Theo đó, tại tỉnh Đắk Lắk, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 147.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 147.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 147.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 146.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 146.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 147.000 đồng/kg.
Trong phiên giao dịch gần nhất, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) ở mức 7.135 USD/tấn, tăng 20 USD/tấn so với phiên giao dịch trước.
Trong khi đó, giá tiêu đen ASTA 570 Brazil tiếp tục ổn định ở mức 6.150 USD/tấn, tiêu đen Kuching Malaysia đạt 9.000 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam vẫn giữ ở mức 6.350 USD/tấn đối với loại 500 g/l và 6.650 USD/tấn đối với loại 550 g/l.
Cùng thời điểm khảo sát, tiêu trắng Muntok Indonesia được báo giá ở mức 9.427 USD/tấn, tăng 26 USD/tấn.
Giá tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đi ngang ở mức 9.550 USD/tấn, còn tiêu tiêu trắng Malaysia ASTA đứng ở mức cao hơn là 11.600 USD/tấn.
Hồ tiêu Việt Nam rất nổi tiếng trên thị trường thế giới
Xuất khẩu tiêu năm 2025 của Việt Nam dự kiến phải đối mặt với cả cơ hội và bất ổn. |
Bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) cho biết, đến nay, hồ tiêu Việt Nam rất nổi tiếng trên thị trường thế giới. Nước ta đang sản xuất hồ tiêu lớn nhất thế giới với 40% sản lượng, xuất khẩu sang 110 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của nước ta với 72.311 tấn năm 2024, chiếm 28,9% và tăng 33,2% so với năm 2023. Đây cũng là lượng xuất khẩu kỷ lục cao nhất từ trước tới nay, tăng 21,0% so với năm kỷ lục trước đó là 2021 đạt 59.778 tấn.
Đặc biệt, theo bà Liên, hiện công nghệ chế biến hồ tiêu nước ta không thua kém bất kỳ đối thủ nào trên thế giới. Sản phẩm hồ tiêu của doanh nghiệp Việt đã tiếp cận được các tiêu chuẩn của thị trường, kể cả các thị trường khó tính và đặc thù như EU, UAE...
"Chúng ta có gần 200 doanh nghiệp chế biến, kinh doanh hồ tiêu; trong đó có 14 nhà máy chế biến sâu. Đặc biệt, có 5 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, chiếm gần 30% thị phần xuất khẩu. Các doanh nghiệp có nhà máy chế biến công nghệ cao theo tiêu chuẩn ASTA, ESA, JSSA đã tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, đáp ứng được nhiều thị trường khác nhau", bà Liên nhấn mạnh.
Theo đánh giá của các chuyên gia, xuất khẩu tiêu năm 2025 của Việt Nam dự kiến phải đối mặt với cả cơ hội và bất ổn. Nhu cầu thị trường ổn định và sản lượng giảm ở một số khu vực sẽ giúp duy trì giá tiêu có thể neo mức cao. Tuy nhiên, mức độ tăng giá sẽ phụ thuộc vào tốc độ mua của các thị trường chính như Mỹ và Trung Quốc.
Mặc dù Trung Quốc giảm nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam tới 82,4%, nhưng nhu cầu vẫn cao và tồn kho đang ở mức thấp. VPSA dự báo Trung Quốc có thể quay lại mua hồ tiêu sau vụ thu hoạch chính của Việt Nam vào đầu năm 2025.