Giá tiêu sẽ duy trì ở mức cao và khó có sự đột biến Vì sao giá tiêu tăng liên tiếp nhưng giao dịch lại kém sôi động? Giá tiêu dứt đà tăng trong bối cảnh giao dịch cầm chừng |
Giá tiêu đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg |
Cụ thể, giá tiêu tại tỉnh Đắk Nông được điều chỉnh giảm xuống còn 146.200 đồng/kg.
Giá tiêu thu mua tại Đắk Lắk cũng được đưa về mốc 146.000 đồng/kg.
Tiếp đến, các thương lái tại Bà Rịa – Vũng Tàu báo giá thu mua tiêu đen ở mức 145.500 đồng/kg.
Còn tại các tỉnh Gia Lai, Bình Phước và Đồng Nai, giá tiêu đồng loạt được đưa về mốc 145.000 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) ở mức 6.739 USD/tấn, tăng nhẹ trở lại 3 USD/tấn so với phiên giao dịch trước.
Đáng chú ý, giá tiêu đen Kuching Malaysia được điều chỉnh tăng đến 200 USD/tấn, lên mức 8.400 USD/tấn.
Trong khi đó, giá tiêu đen ASTA 570 Brazil đi ngang ở mức 6.275 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam đứng ở mức 6.400 USD/tấn đối với loại 500 g/l và 6.700 USD/tấn với loại 550 g/l.
Ngành hồ tiêu Việt Nam đang chịu cạnh tranh rất lớn
Giá tiêu năm 2025 dự đoán sẽ tăng so với năm 2024. |
Theo Hiệp hội hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong 15 ngày đầu tháng 12, Việt Nam đã xuất khẩu 7.029 tấn hồ tiêu các loại, tổng kim ngạch đạt 46,5 triệu USD, giảm 30,2% về lượng nhưng tăng 22,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam Hoàng Thị Liên cho biết, ngành hồ tiêu Việt Nam đang chịu cạnh tranh rất lớn từ các quốc gia khác. Trong đó, Brazil có sự bứt phá trong 5 năm gần đây, xuất khẩu đạt 80.000 tấn năm 2023 và dự báo có thể đạt 100.000 tấn năm 2024.
Theo bà Lan, để Việt Nam tiếp tục giữ thế chủ động, có vai trò điều tiết thị trường giá tiêu thế giới thì cần phải đảm bảo giữ diện tích và sản lượng tiêu ổn định. Mặt khác, cần phải thúc đẩy chế biến hồ tiêu để nâng sức cạnh tranh và tăng cao giá trị cho hồ tiêu xuất khẩu.
Theo thống kê, cả nước hiện có khoảng 200 doanh nghiệp chế biến, kinh doanh hồ tiêu, trong đó có 15 doanh nghiệp hàng đầu, chiếm 70% lượng xuất khẩu cả nước. Toàn ngành hàng có 14 nhà máy chế biến sâu. Đặc biệt, có 5 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, chiếm gần 30% thị phần xuất khẩu.
Giới kinh doanh tiêu cho biết, mức tồn kho tiêu hiện tại ở Việt Nam đang ở mức rất thấp, cùng với đó vụ thu hoạch năm 2025 được dự đoán sẽ bị chậm 1-2 tháng và cho sản lượng thấp hơn do điều kiện hạn hán kéo dài. Do đó, thời gian tới, thị trường tiêu sẽ thiếu nguồn cung, điều này có thể hỗ trợ đẩy giá tiêu tăng cao trên thị trường toàn cầu.
Đánh giá về thị trường tiêu năm 2025, nhiều người cho rằng giá tiêu dự đoán sẽ tăng so với năm 2024. Yếu tố làm tăng giá được cho là do thời tiết không thuận lợi, hạn hạn kéo dài sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, do đó sản lượng giảm. Đồng thời, hiện nay nhiều nông dân trồng tiêu tại Việt Nam đã đa dạng hóa nguồn thu nhập bằng cách chuyển sang các loại cây trồng khác như cà phê và sầu riêng, khiến họ ít phụ thuộc vào việc bán ngay sau thu hoạch.
Giá tiêu trong nước tăng mạnh trở lại do nguồn cung sụt giảm |
Giá tiêu được nhận định tiếp tục tăng trong thời gian tới |