Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 57.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức mức 57.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.
Tại Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 58.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với 60.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.
Tại Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất ở mức 59.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.
![]() |
Trên thị trường thế giới, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung giảm 13 USD/tấn xuống mức 3.800 USD/tấn. Còn giá hạt tiêu trắng Muntok của quốc gia này giảm mạnh hơn 80 USD/tấn xuống còn ở mức 5.914 USD/tấn. Trong khi đó, giá tiêu đen Kuching ASTA của Malaysia vẫn giữ ở mức 5.100 USD/tấn; hạt tiêu trắng ASTA của quốc gia này đang ở mức 7.300 USD/tấn. Đối với thị trường Brazil, giá hạt tiêu đen ASTA 570 duy trì ổn định ở mức 2.625 USD/tấn.
Tại thị trường Việt Nam, giá tiêu đen loại 500g/l và 550g/l duy trì ở mức 3.150 và 3.250 USD/tấn. Còn giá tiêu trắng nước ta vẫn neo ở mức 4.600 USD/tấn.
Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế liên tiếp hạ giá tiêu tại Indonesia trong những ngày qua, đồng thời giảm mạnh tại Brazil. Đây là động thái mới tại thị trường Brazil, trái với dự đoán của các chuyên gia.
Trước đó, thị trường tháng 12/2022 của Brazil được dự đoán có xu hướng tăng. Nguyên nhân do cuối tháng 11/2022, mưa lớn trên khắp bang Espírito Santo và đặc biệt là ở các vùng trồng và chế biến hồ tiêu khiến tình hình nguồn cung của quốc gia này rất đáng lo ngại. Giao thông vào các vùng cung cấp hồ tiêu bị chia cắt, làm gián đoạn các tuyến vận chuyển và quy trình, gây ra những đảo lộn lớn trong ngành hồ tiêu vào cuối năm nay. Tuy nhiên với diễn biến giảm mạnh của IPC, có lẽ những khó khăn của ngành tiêu Brazil đã được giải quyết.
Hiện Brazil đã vượt qua Indonesia và trở thành á quân trong số các quốc gia sản xuất hồ tiêu. Brazil liên tục đóng góp khoảng 15 - 18% cho sản lượng hồ tiêu toàn cầu xuất khẩu trong 5 năm qua.
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu hồ tiêu của Indonesia và Ấn Độ biến động theo hai chiều hướng trái ngược nhau. Sau khi tăng liên tục từ năm 2017 đến năm 2020, lượng tiêu xuất khẩu của Indonesia đã giảm vào năm 2021 và chiếm 10,5% sản lượng tiêu xuất khẩu toàn cầu. Ngược lại, mặc dù được biết đến là nước tiêu thụ lớn thứ 3 với phần lớn sản lượng tiêu để đáp ứng nhu cầu trong nước nhưng lượng tiêu xuất khẩu của Ấn Độ lại có sự gia tăng đáng kể.