Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc lặng sóng
Theo ghi nhận, giá heo hơi tại miền Bắc đồng loạt đi ngang.
Hiện tại, mức giao dịch heo hơi thấp nhất được ghi nhận tại Lào Cai, Nam Định và Ninh Bình là 56.000 đồng/kg.
Thương lái tại các địa phương còn lại duy trì thu mua heo hơi tại mức 57.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 56.000 - 57.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Bắc Giang | 57.000 | - |
Yên Bái | 57.000 | - |
Lào Cai | 56.000 | - |
Hưng Yên | 57.000 | - |
Nam Định | 56.000 | - |
Thái Nguyên | 57.000 | - |
Phú Thọ | 57.000 | - |
Thái Bình | 57.000 | - |
Hà Nam | 57.000 | - |
Vĩnh Phúc | 57.000 | - |
Hà Nội | 57.000 | - |
Ninh Bình | 56.000 | - |
Tuyên Quang | 57.000 | - |
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên đứng yên
Thị trường heo hơi miền Trung, Tây Nguyên không ghi nhận thay đổi mới về giá so với ngày hôm qua.
Cụ thể, heo hơi tại Quảng Bình đang được giao dịch ở mức 54.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực.
Trong khi đó, giá heo hơi tại Lâm Đồng và Bình Thuận được ghi nhận ở mức cao nhất là 58.000 đồng/kg.
Các tỉnh còn lại có giá heo hơi ổn định trong khoảng 55.000 - 56.000 đồng/kg.
Hiện tại, giá thu mua heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên trong khoảng 54.000 - 58.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Thanh Hóa | 56.000 | - |
Nghệ An | 56.000 | - |
Hà Tĩnh | 56.000 | - |
Quảng Bình | 54.000 | - |
Quảng Trị | 55.000 | - |
Thừa Thiên Huế | 55.000 | - |
Quảng Nam | 55.000 | - |
Quảng Ngãi | 55.000 | - |
Bình Định | 56.000 | - |
Khánh Hoà | 55.000 | - |
Lâm Đồng | 58.000 | - |
Đắk Lắk | 55.000 | - |
Ninh Thuận | 56.000 | - |
Bình Thuận | 58.000 | - |
Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg
Tại miền Nam, giá heo hơi tăng rải rác ở một vài nơi.
Cụ thể, sau khi tăng 1.000 đồng/kg, giá heo hơi tại Kiên Giang và Hậu Giang lần lượt ở mức 55.000 đồng/kg và 56.000 đồng/kg.
Tương tự, sau khi tăng 2.000 đồng/kg, các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ và Sóc Trăng điều chỉnh giá thu mua lên chung mức 57.000 đồng/kg.
Giá heo hơi khu vực miền Nam hôm nay dao động trong khoảng 54.000 - 58.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Bình Phước | 56.000 | - |
Đồng Nai | 58.000 | - |
TP HCM | 57.000 | - |
Bình Dương | 56.000 | - |
Tây Ninh | 57.000 | - |
Vũng Tàu | 58.000 | - |
Long An | 55.000 | - |
Đồng Tháp | 57.000 | +2.000 |
An Giang | 55.000 | - |
Vĩnh Long | 56.000 | - |
Cần Thơ | 57.000 | +2.000 |
Kiên Giang | 55.000 | +1.000 |
Hậu Giang | 56.000 | +1.000 |
Cà Mau | 54.000 | - |
Tiền Giang | 55.000 | - |
Bạc Liêu | 57.000 | - |
Trà Vinh | 54.000 | - |
Bến Tre | 56.000 | - |
Phủ sóng vacxin là yếu tố tiên quyết phòng, chống dịch bệnh
Năm 2023 trên địa bàn tỉnh Nghệ An ghi nhận nhiều loại dịch bệnh chăn nuôi nguy hiểm, bao gồm dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), cúm gia cầm, dại chó, đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính, vi bào tử trùng.
Kết quả giám sát chủ động trên đàn vật nuôi cho thấy tỷ lệ lưu hành mầm bệnh cao (cúm gia cầm A/H5N1 là 13,39%; bệnh dại 68,75%...). Trong khi tỷ lệ tiêm phòng vacxin cho vật nuôi còn thấp, chỉ đạt từ 20 - 50% tổng đàn, nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu phòng bệnh.
Thứ nữa, Nghệ An là tỉnh có tổng đàn gia súc, gia cầm và diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhưng chủ yếu là hình thức nhỏ lẻ. Đáng lo ngại hơn khi người dân và lãnh đạo chính quyền một số nơi còn tỏ rõ tư tưởng chủ quan, lơ là, thiếu ý thức chấp hành. Ngoài ra, điều kiện thời tiết, khí hậu chuyển biến thất thường cũng mở ra cơ hội cho dịch bệnh phát sinh, lây lan.
Từ những yếu tố trên, dự báo diễn biến dịch bệnh trên đàn vật nuôi tại Nghệ An trong thời gian tới rất khó lường. Nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi cũng như đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, UBND tỉnh này đã ban hành “Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2024”.
Quá trình thực hiện phải ưu tiên đẩy mạnh công tác tiêm phòng vacxin, đảm bảo đạt tỷ lệ tối thiểu 80% tổng đàn nhằm tạo miễn dịch quần thể trên địa bàn.
Từ kinh nghiệm đúc kết qua các năm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An, cánh tay nối dài của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thể hiện được vai trò chuyên môn đậm nét thông qua việc đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện rốt ráo các nội dung mang tính trọng tâm.
Để đạt hiệu quả tối qua và tránh nảy sinh những vướng mắc không đáng có, nhất thiết các đơn vị liên quan cần “lĩnh hội” đầy đủ, đúng trọng tâm kế hoạch tiêm phòng vacxin cho đàn vật nuôi năm 2024.
Ngoài ra, đối với các địa phương không được thụ hưởng các chính sách nêu trên, hoặc số lượng vắc-xin cấp không đủ cần chủ động đăng ký mua để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bắt buộc.
Các địa phương phải tổng hợp nhu cầu, gửi về Chi cục Chăn nuôi và Thú y trước ngày 5/3/2024 để tổng hợp, qua đó lựa chọn chủng loại vacxin phù hợp với chủng virus, vi khuẩn đang lưu hành.
Nhân đây xin được nhắc thêm về diễn biến của dịch tả lợn Châu Phi, vốn đã làm điêu đứng ngành chăn nuôi Nghệ An suốt 5 năm qua.
Riêng 3 năm 2021, 2022 và 2023 ước tính các hộ nuôi lợn bị thiệt hại sẽ được hỗ trợ trên 80 tỷ đồng, có điều vì thiếu hụt kinh phí nên mọi thứ vẫn đang trong chế độ chờ.
Trong bối cảnh nguồn lực của Trung ương có hạn, việc Nghệ An chủ động đi tắt đón đầu là sự lựa chọn phù hợp, vừa giảm thiểu rủi ro lại tiếp thêm động lực cho các chủ thể gắn bó với nghề.
Bám sát kế hoạch, nhập cuộc với tinh thần trách nhiệm cao đã tạo ra hiệu ứng tức thì trên diện rộng, với diễn biến lúc này ngành chăn nuôi Nghệ An đủ khả năng hoàn thành chỉ tiêu tiêm phòng vacxin năm 2024.
Đơn cử như huyện Yên Thành, là địa phương có tổng đàn lợn thuộc tốp đầu cả tỉnh nhưng cách thức đơn lẻ phủ sóng rộng khắp, mỗi hộ chỉ lẻ tẻ đôi ba con, kết hợp hệ thống nuôi không đồng bộ khiến công tác quản lý, giám sát và ứng phó dịch bệnh luôn căng như dây đàn.
“Hiện chúng tôi đang gấp rút hoàn thiện các bước sau cuối, các chủ thể tham gia, đặc biệt là hộ cá nhân đã có nhiều chuyển biến trong nếp nghĩ, họ chủ động đăng ký tiêm phòng cho vật nuôi để hạn chế tối đa nguy cơ thay vì ngó lơ, được chăng hay chớ như trước đó. Năm 2024 kỳ vọng sẽ dễ thở hơn nhiều”, ông Nguyễn Trọng Hương, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Thành chia sẻ.