Độc lập dân tộc phải luôn gắn liền với tự do và hạnh phúc của nhân dân

Độc lập dân tộc và hạnh phúc nhân dân mãi mãi gắn liền với nhau như đôi cánh nâng đất nước Việt Nam yêu dấu bay cao, vươn xa, cùng nhân loại tiến về phía trước.
Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập - Ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Lịch sử dân tộc mãi mãi khắc ghi ngày 2 tháng 9 năm 1945, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay). Chẳng phải ngẫu nhiên khi mở đầu áng hùng văn bất hủ ấy, Người đã trích dẫn ngay Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".

Cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945 do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cũng không có mục đích nào khác ngoài mục đích mang lại độc lập tự do cho đất nước, quyền lợi cho nhân dân. Mục đích ấy đã được ghi rõ trong bản Luận cương chính trị của Đảng tháng 10 năm 1930 mà đúng ba mươi năm sau Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rõ ràng: "Thấm nhuần chủ nghĩa Marx-Lenin, Đảng đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn. Trong bản Cương lĩnh cách mạng tư sản dân quyền năm 1930, Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, thực hiện dân tộc độc lập, người cày có ruộng. Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dân ta là nông dân. Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình".

Tuy nhiên, cần phải nói rõ, ở Việt Nam, những người đầu tiên giương cao ngọn cờ chống giặc Pháp xâm lược là các vị vua ái quốc và sĩ phu Nho học yêu nước. Từ phong trào Cần Vương do vua Hàm Nghi lãnh đạo đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám chỉ huy là một chặng đường chống giặc bi tráng, dài lâu nhưng cuối cùng đều thất bại.

Đảng Cộng sản Việt Nam đảm nhận sứ mệnh lịch sử khi giương cao ngọn cờ cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân để giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của ngoại bang, xóa bỏ chế độ cũ và thiết lập, xây dựng nên chế độ mới, cuộc sống mới tiến bộ hơn. Tính cách mạng và nhân văn thể hiện ở đó. Trải qua rất nhiều sóng gió thời cuộc, điều ấy vẫn chẳng mảy may thay đổi, có sự chuyển dịch về sách lược, chiến thuật nhưng mục tiêu cao cả của con đường do Đảng và Bác Hồ lựa chọn vẫn giữ nguyên theo tinh thần "dĩ bất biến, ứng vạn biến". Mục tiêu cách mạng, nói ngắn gọn lại vẫn là "độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội".

Độc lập dân tộc phải luôn gắn liền với tự do và hạnh phúc của nhân dân
Hàng nghìn người tham dự thời khắc lịch sử của dân tộc. Ảnh tư liệu

Xin được nhắc lại, độc lập dân tộc phải được gắn liền với tự do và hạnh phúc của nhân dân. Đó là mục tiêu như đã nói ở trên nhưng cũng là nguyên tắc bất di bất dịch của Cách mạng Việt Nam. Sau Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần đề cập tới vấn đề cốt tử này. Từ năm 1946, Bác đã chỉ ra rằng: "Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhưng nếu nước được độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì". Bác mong muốn: "Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân". Người còn căn dặn cán bộ ta: "Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc đến các làng đều là đầy tớ của nhân dân…" hay "Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh…"

Hạnh phúc của nhân dân, không gì khác cả, đó chính là ham muốn, ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh: Ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mặc, ai cũng được học hành. Diễn đạt rộng hơn thì mỗi người dân thực sự trở thành một chủ nhân của chế độ mới, còn cán bộ chính quyền phải thực sự là công bộc của dân. Họ phải lo nỗi lo của dân, khổ nỗi khổ của dân, đau nỗi đau của dân và luôn hết lòng vì nhân dân phục vụ. Chính quyền cách mạng là chính quyền của dân, do dân và vì dân đúng nghĩa, không phải là thứ bánh vẽ rực rỡ hay khẩu hiệu sang sảng dùng để mị dân. Các tầng lớp nhân dân trong xã hội theo Đảng làm Cách mạng tháng Tám và kháng chiến sau này với niềm tin Đảng Cộng sản Việt Nam không có quyền lợi nào khác ngoài quyền lợi của dân tộc.

Cách mạng tháng Tám tỏa sáng vào dân tộc khát vọng Việt Nam được sánh vai với các nước tiến bộ trên thế giới. Những giá trị mang ý nghĩa nhân loại là quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc cũng chẳng hề xa lạ với dân tộc Việt Nam. Chỉ tiếc là giá như những nước mà Hồ Chí Minh trích chọn hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng tiến bộ và nhân văn trên thấu hiểu lịch sử văn hóa mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam thì chắc chắn sau mùa thu năm 1945 ấy, nhân dân Việt Nam không phải ghi vào lịch sử của mình hai cuộc kháng chiến yêu nước, anh hùng.

Chúng ta tự hào với những chiến công kỳ tích trong chiến đấu, giải phóng bảo vệ Tổ quốc và các thành tựu to lớn, quan trọng của công cuộc dựng xây đất nước.

Vẫn phải nói rằng, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, dân tộc Việt Nam đã đánh bại hai kẻ thù lớn là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược giành lại hòa bình, thống nhất cho đất nước. Vẫn phải nói rằng, dân tộc Việt Nam đã ngoan cường và khéo léo chống lại sự bành trướng xâm lược để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng. Vẫn phải nói rằng, dân tộc Việt Nam đã cử một "đội quân Nhà Phật" sang cứu giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng Khmer Đỏ vô cùng khủng khiếp trong thế kỷ XX.

Và, cũng khẳng định lại rằng từ một đất nước có cơ sở vật chất - kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội lạc hậu, trình độ rất thấp, đến nay, qua hành trình đổi mới cương quyết, cùng sự sáng tạo không ngừng, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình, nhân dân nhìn chung có cuộc sống tốt đẹp hơn. Sau 35 năm đổi mới, quy mô kinh tế Việt Nam tăng gấp khoảng 12 lần; kim ngạch xuất khẩu tăng 29,5 lần đưa nước ta trở thành một trong 20 quốc gia có nền kinh tế dẫn đầu thế giới về thương mại; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 22 lần…

Mặc dù, chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 nhưng tốc độ tăng GDP của Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới. Sau bao nỗ lực, Việt Nam trở thành hình mẫu, điểm sáng, câu chuyện hay của công cuộc xóa đói giảm nghèo vô cùng gian nan, có sức lan tỏa, truyền cảm với nhiều nước. Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, câu nói đó không phải là chuyện đầu môi chót lưỡi mà trở thành hiện thực sống động đầy sức thuyết phục. Cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 191/193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc. Những con số ấy đủ sức chinh phục các hoài nghi và đánh đổ các luận điệu sai trái, xuyên tạc, thù hận.

Tuy vậy, chúng ta chưa hề thỏa mãn với những gì đã đạt. Những mảng tối trong xã hội Việt Nam vẫn chưa mất đi. Đối chiếu với những lời Bác Hồ căn dặn, những đảng viên cán bộ chân chính không khỏi xót lòng khi phải chứng kiến sự xuống cấp của đạo đức xã hội bây giờ cùng quốc nạn tham nhũng đã gây ra nhiều hậu quả cho đất nước, làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào Đảng và chính quyền. Như các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, cuộc chiến chống tham nhũng không thể không dựa vào dân. Dân mới đủ trăm tay nghìn mắt, dân mới có trăm phương nghìn kế, dân mới hội tụ được những sức mạnh vô tận để tiêu diệt giặc nội xâm có tên là tham nhũng.

Cách mạng tháng Tám cho ta bài học về sức mạnh của nhân dân. Khi nhân dân đã đồng lòng, quyết chí thì không một thế lực nào, kẻ thù nào có thể tác oai tác quái được. Phải đưa tinh thần Cách mạng tháng Tám vào công cuộc chống giặc nội xâm hôm nay. Đó là, phải hết sức tin dân, trọng dân, dựa vào dân để chống tham nhũng. Khi nhân dân đồng lòng thì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhất định sẽ thành công.

Một đất nước phát triển, một xã hội trong sạch, một chế độ dân chủ là ước mong của nhân dân ta. Người dân Việt Nam thực sự có hạnh phúc ngay trên Tổ quốc mình khi những điều đó trở thành hiện thực. Độc lập dân tộc và hạnh phúc nhân dân mãi mãi gắn liền với nhau như đôi cánh nâng đất nước Việt Nam vô cùng yêu dấu bay cao, vươn xa, cùng nhân loại tiến về phía trước.

ThS. Quách Thị Hồng Ngân

ThS. Vũ Thị Hiền

Độc lập dân tộc, hạnh phúc nhân dân là đôi cánh nâng đất nước bay cao, bay xa Độc lập dân tộc, hạnh phúc nhân dân là đôi cánh nâng đất nước bay cao, bay xa
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người 'làm ra lịch sử'
Từ Tuyên ngôn Độc lập đến Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân Từ Tuyên ngôn Độc lập đến Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân
Ý nghĩa thời đại và sự tái sinh của một quốc gia, một dân tộc Ý nghĩa thời đại và sự tái sinh của một quốc gia, một dân tộc

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tới Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tới Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Armenia

Vào 21h00 ngày 1/4 theo giờ địa phương (tức 24h00 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã tới sân bay Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia từ ngày 2-4/4 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.
Quốc hội Việt Nam luôn là thành viên tích cực và có trách nhiệm trong IPU

Quốc hội Việt Nam luôn là thành viên tích cực và có trách nhiệm trong IPU

Kể từ khi gia nhập Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) vào năm 1979, trong hơn 45 năm qua, Quốc hội Việt Nam luôn thể hiện sự tham gia, đóng góp tích cực, có trách nhiệm, cùng nghị viện các nước chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng chính sách, luật pháp, không chỉ chú trọng tăng trưởng kinh tế mà còn đảm bảo phát triển bền vững, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, luôn lấy người dân làm trung tâm của quá trình xây dựng chính sách.
5 chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 4/2025

5 chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 4/2025

Quy định mới về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy, Phương pháp xác định Quỹ tiền lương của người lao động và Ban điều hành, Quy định mới về quản lý xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh... là những chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 4/2025.
Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng, đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại.
Những chính sách giáo dục có lợi cho giáo viên từ tháng 4/2025

Những chính sách giáo dục có lợi cho giáo viên từ tháng 4/2025

Quy định về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo giáo dục Đại học; trách nhiệm của người được hưởng chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt… là những chính sách mới về giáo dục chính thức có hiệu lực kể từ tháng 4/2025.
Không để xảy ra khoảng trống, vướng mắc trong thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Không để xảy ra khoảng trống, vướng mắc trong thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các bộ, ngành, địa phương đóng góp các ý kiến tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác điều phối, phân cấp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hoàn thành mục tiêu của 3 chương trình; không để xảy ra khoảng trống, vướng mắc khi các địa phương thực hiện sáp nhập cấp xã, tỉnh, bỏ cấp huyện.
Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.
Ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy

Ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung cấp thiết phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, tổ chức chính quyền.
Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi Hiến pháp, sáp nhập tỉnh tại Kỳ họp thứ 9

Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi Hiến pháp, sáp nhập tỉnh tại Kỳ họp thứ 9

Chiều 31/3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Ngày 31/3/1975: Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất

Ngày 31/3/1975: Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất

Ngày 31/3/1975, Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất, với tư tưởng chỉ đạo “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.
Thủ tướng: Tháo gỡ dứt điểm vướng mắc cho 1.533 dự án kéo dài, tồn đọng

Thủ tướng: Tháo gỡ dứt điểm vướng mắc cho 1.533 dự án kéo dài, tồn đọng

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm với 1.533 dự án đã có báo cáo, nếu có các dự án phát sinh thì tiếp tục giải quyết, tinh thần là rõ tới đâu làm tới đó, làm tới đâu chắc tới đó.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đà Nẵng đã lập tạo kỳ tích sông Hàn ở Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đà Nẵng đã lập tạo kỳ tích sông Hàn ở Việt Nam

“Đà Nẵng đã tạo nên kỳ tích sông Hàn ở Việt Nam trong phát triển kinh tế xã hội với mô hình năm cao là tri thức cao, văn hóa cao, thu nhập cao, quản trị cao và mức sống cao”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.
Ngày 29/3/1975: Giải phóng thành phố Đà Nẵng

Ngày 29/3/1975: Giải phóng thành phố Đà Nẵng

15h ngày 29/3/1975, lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của quân và dân ta tung bay trên nóc Tòa thị chính và trụ sở chỉ huy Quân đoàn 1 ngụy quyền Sài Gòn.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Dự kiến cả nước sẽ còn 34 tỉnh, thành phố

Tổng Bí thư Tô Lâm: Dự kiến cả nước sẽ còn 34 tỉnh, thành phố

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, dự kiến sắp tới cả nước sẽ còn 34 tỉnh, thành phố trên cơ sở sáp nhập từ 63 tỉnh, thành phố hiện nay.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý kết thúc hoạt động của thanh tra bộ, sở, huyện

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý kết thúc hoạt động của thanh tra bộ, sở, huyện

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương; kết thúc hoạt động của thanh tra bộ, sở, huyện.
Trình UNESCO đưa “Võ cổ truyền Bình Định” vào danh sách Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại

Trình UNESCO đưa “Võ cổ truyền Bình Định” vào danh sách Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại

Việt Nam trình UNESCO xem xét, đưa Di sản văn hóa phi vật thể 'Võ cổ truyền Bình Định' vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Việt Nam gửi điện thăm hỏi về vụ động đất nghiêm trọng xảy ra tại Thái Lan và Myanmar

Việt Nam gửi điện thăm hỏi về vụ động đất nghiêm trọng xảy ra tại Thái Lan và Myanmar

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện thăm hỏi khi được tin vụ động đất nghiêm trọng xảy ra tại Thái Lan và Myanmar, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công tiêu biểu

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công tiêu biểu

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), chiều 28/3, tại thành phố Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Trung -Tây Nguyên.
Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Chính phủ Brazil quyết định gia nhập nhóm hơn 70 quốc gia đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Đề xuất quy định về sàn giao dịch các-bon trong nước

Đề xuất quy định về sàn giao dịch các-bon trong nước

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định sàn giao dịch các-bon trong nước, hướng dẫn việc giao dịch, lưu ký, thanh toán hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các-bon trên sàn giao dịch các-bon trong nước.
Công nhận thành phố Hoa Lư hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Công nhận thành phố Hoa Lư hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 672/QĐ-TTg ngày 27/03/2025 công nhận thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình hình thành sau sắp xếp, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí ngay trong tháng tới

Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí ngay trong tháng tới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu phải hành động ngay từ bây giờ, nhằm cải thiện các chỉ tiêu chất lượng không khí ngay trong tháng tới, quý tới, cuối năm để bảo vệ sức khỏe người dân.
Thủ tướng phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Thủ tướng phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Phong trào "Bình dân học vụ số" có ý nghĩa quan trọng, nhân văn sâu sắc đối với sự phát triển đất nước, thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong công cuộc phát triển quốc gia số, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số, phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.
Bộ Nội vụ khuyến khích đặt tên xã mới theo tên huyện cũ kèm số thứ tự

Bộ Nội vụ khuyến khích đặt tên xã mới theo tên huyện cũ kèm số thứ tự

Bộ Nội vụ khuyến khích các địa phương đặt tên xã mới theo tên của huyện cũ kèm theo số thứ tự để dễ dàng quản lý và cập nhật dữ liệu điện tử.
Từ 20/3, Đảng viên sinh con thứ ba không bị kỷ luật

Từ 20/3, Đảng viên sinh con thứ ba không bị kỷ luật

Theo hướng dẫn mới của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, từ 20/3, Đảng viên sinh con thứ ba không còn bị xử lý kỷ luật.
Đưa hợp tác Việt Nam - Singapore trở thành điển hình hợp tác trong khu vực

Đưa hợp tác Việt Nam - Singapore trở thành điển hình hợp tác trong khu vực

Sáng 26/3, ngay sau Lễ đón chính thức tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.
Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Bộ Nội vụ đề xuất chấm dứt mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM

Bộ Nội vụ đề xuất chấm dứt mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi. Dự thảo luật dự kiến được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 tới đây.
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ tư Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ tư Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng nhấn mạnh, Đại hội Đảng lần thứ XIV có ý nghĩa quan trọng mang tính bước ngoặt.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động