Từ Tuyên ngôn Độc lập đến Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân

Bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là lời khẳng định trước thế giới về quyền độc lập tự do của Việt Nam mà còn mở ra thời kỳ xây dựng Nhà nước kiểu mới ở nước ta.

Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 không chỉ là lời khẳng định trước thế giới về quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam mà còn mở ra thời kỳ xây dựng Nhà nước kiểu mới ở nước ta, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

78 năm đã qua kể từ Ngày Độc lập lịch sử 2/9/1945 với những lời bất hủ của bản Tuyên ngôn Độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước quốc dân đồng bào và cả thế giới: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".

Đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt quốc dân trên lễ đài, ngày 2/9/1945. Ảnh tư liệu
Đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt quốc dân trên lễ đài, ngày 2/9/1945. Ảnh tư liệu

Đó là lời khẳng định đanh thép của dân tộc Việt Nam ở một thời điểm bước ngoặt không chỉ trong dòng chảy của lịch sử dân tộc mà còn của thời đại khi "một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!".

Trong cuốn sách "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch", ý nghĩa lớn lao về quyền độc lập tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc không chỉ của riêng một con người mà còn được nâng lên thành quyền của một dân tộc đã được tác giả Trần Dân Tiên viết bằng những nhận định giản dị mà hết sức sâu sắc.

"Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu hy vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam".

"Bản Tuyên ngôn Độc lập là một trang vẻ vang trong lịch sử Việt Nam. Nó chấm dứt chính thể quân chủ chuyên chế và chế độ thực dân áp bức".

78 năm kể từ ngày Tuyên ngôn Độc lập ra đời không chỉ là 78 năm dân tộc ta, đất nước ta đấu tranh cho độc lập tự do, xây dựng và bảo vệ đất nước mà cũng là khoảng thời gian cả đất nước, cả dân tộc kiên định cho mục tiêu xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tiến trình lịch sử vẻ vang ấy được thể hiện tập trung qua các bản Hiến pháp- đạo luật cao nhất của đất nước qua từng thời kỳ lịch sử mà nhiều người đã coi đây là những nấc thang đi tới Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Hiến pháp năm 1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo soạn thảo, tuy không nhắc đến khái niệm pháp quyền hay Nhà nước pháp quyền, nhưng là bản Hiến pháp biểu hiện đầy đủ những yếu tố cốt lõi của Nhà nước pháp quyền. Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) là Hiến pháp đầu tiên khẳng định Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhưng nguyên tắc pháp quyền lại chưa được quy định đầy đủ, xuyên suốt trong toàn bộ Hiến pháp.

Hiến pháp năm 2013 mới được đánh giá là bước tiến mới về chất trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã cụ thể hóa những nguyên tắc hiến định về Nhà nước pháp quyền, Nhà nước ta đã có những cố gắng vượt bậc trong xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật vì dân chủ, quyền con người và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thể hiện ở những thành công bước đầu quan trọng mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đánh giá.

Những nhận thức mới, những quan điểm mới về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân được thể hiện tập trung nhất tại Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới ban hành ngày 9/11/2022. Đây là lần đầu tiên Đảng ta xây dựng một Nghị quyết chuyên đề về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo đó, 8 đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ghi nhận.

Các đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là: (1) Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; (2) Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; (3) Quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật; (4) Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật; (5) Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và kiểm soát hiệu quả giữa các cơ quan Nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; (6) Hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, được thực hiện nghiêm minh và nhất quán; (7) Độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử, thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; (8) Tôn trọng và bảo đảm thực hiện các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Việc khẳng định các đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tư duy mới, tầm nhìn chiến lược của Đảng ta trong đổi mới hệ thống chính trị, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong định hướng lý luận nhận thức cũng như giúp xác định rõ mục tiêu cần đạt được trong xây dựng, hoàn thiện mô hình, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và mối quan hệ giữa các thiết chế trong bộ máy Nhà nước, là cơ sở để giải quyết tốt mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ, mối quan hệ Nhà nước, thị trường và xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước nhanh, bền vững trong tình hình mới.

Hôm nay, kỷ niệm 77 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hôm nay, kỷ niệm 77 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Sắc lệnh đặc biệt góp phần tạo nên thành công của Lễ Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945 Sắc lệnh đặc biệt góp phần tạo nên thành công của Lễ Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người 'làm ra lịch sử'
Theo congthuong.vn

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, kiểm tra và chúc Tết các đơn vị công an và quân đội

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, kiểm tra và chúc Tết các đơn vị công an và quân đội

Nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025, chiều tối 28/1 (tức 29 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thăm hỏi, động viên, kiểm tra công tác ứng trực, sẵn sàng chiến đấu và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ trực tại Trung tâm An ninh mạng quốc gia (Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an) và Trung tâm Chỉ huy, Quân chủng Phòng không - Không quân (Bộ Quốc phòng).
Thư chúc Tết Xuân Ất Tỵ của Bí thư Thành ủy Hà Nội

Thư chúc Tết Xuân Ất Tỵ của Bí thư Thành ủy Hà Nội

Trước thềm Xuân mới Ất Tỵ 2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài có Thư chúc Tết gửi tới đồng bào, đồng chí, chiến sỹ Thủ đô. Dưới đây là Thư chúc Tết của đồng chí Bí thư Thành uỷ Hà Nội.
Táo quân 2025 sẽ lên sóng vào lúc 20h ngày 29 Tết Ất Tỵ

Táo quân 2025 sẽ lên sóng vào lúc 20h ngày 29 Tết Ất Tỵ

Theo lịch Táo quân 2025 sẽ lên sóng vào 20h ngày 29 Tết Ất Tỵ (tức ngày 28/1) trên VTV và được phát lại trên nhiều kênh với các khung giờ khác nhau để phục vụ khán giả.
Đại sứ các nước chia sẻ cảm xúc về ngày Tết Việt Nam

Đại sứ các nước chia sẻ cảm xúc về ngày Tết Việt Nam

Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, các đại sứ nước ngoài ở Việt Nam đã có những chia sẻ về cảm xúc và những trải nghiệm khó quên trong dịp Tết Nguyên đán tại Việt Nam.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dâng hương tại Đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ Bắc Sơn

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dâng hương tại Đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ Bắc Sơn

Ngày 28/1, (tức 29 tháng Chạp năm Giáp Thìn), nhân dịp Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì nền độc lập của dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân tại Đài tưởng niệm Các anh hùng liệt sĩ Bắc Sơn, Hà Nội.
Bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam

Bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam.
Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng: Dân là yếu tố cốt lõi cho mọi thành công

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng: Dân là yếu tố cốt lõi cho mọi thành công

Giáo sư G. Devarajan, Tổng thư ký Đảng Khối Tiến lên toàn Ấn Độ (AIFB) đánh giá, những thành công của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của những cam kết, chính sách hướng về dân.
Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết về phát triển thành phố Đà Nẵng

Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết về phát triển thành phố Đà Nẵng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng vừa ký Quyết định 14/QĐ-BCĐNQ136 ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động, danh sách thành viên Ban Chỉ đạo này.
Bộ Nội vụ trình Chính phủ danh sách 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ

Bộ Nội vụ trình Chính phủ danh sách 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký tờ trình về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gửi Chính phủ, gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ.
Tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho hoạt động quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước

Tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho hoạt động quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định quy định về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc Ất Tỵ 2025 và hướng tới kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2025), chiều tối ngày 27/1 (tức 28 Tết), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới dâng hương tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nhà riêng.
Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Nguyên đán

Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Nguyên đán

Tết Nguyên đán (hay còn được gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là Tết) - Tết lớn nhất trong năm, diễn ra vào mùa xuân, thời điểm kết thúc một chu kỳ bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông để bước vào một chu kỳ mới, một khởi đầu mới, nên luôn được gửi gắm nhiều ước vọng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh Hóa phấn đấu là cực tăng trưởng của miền Bắc và cả nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh Hóa phấn đấu là cực tăng trưởng của miền Bắc và cả nước

Trong không khí cả nước mừng Đảng, mừng Xuân, hân hoan đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, ngày 26/1 (tức 27 Tết), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm, tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, công nhân lao động huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá.
TP. Thanh Hóa sẽ bắn pháo hoa đêm giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

TP. Thanh Hóa sẽ bắn pháo hoa đêm giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Đúng 00h00’ ngày 29/01/2025 (tức 00h00’ ngày 1/1 tết Ất Tỵ), TP Thanh Hoá sẽ bắn pháo hoa chào năm mới tại Quảng trường Lam Sơn, TP Thanh Hóa.
Đổi mới tư duy lập pháp bước vào kỷ nguyên mới trên tinh thần “bàn làm, không bàn lùi”

Đổi mới tư duy lập pháp bước vào kỷ nguyên mới trên tinh thần “bàn làm, không bàn lùi”

Điểm được nhấn mạnh là chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý Nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển; tư duy quản lý không cứng nhắc, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm".
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên biển

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên biển

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 25/1/2025 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thủ tướng chỉ đạo chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường trong dịp Tết

Thủ tướng chỉ đạo chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường trong dịp Tết

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 06/CĐ-TTg ngày 25/1/2025 về việc chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản phải được lập thành Đề án

Việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản phải được lập thành Đề án

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể và các Danh sách của UNESCO.
Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt dịp Tết Nguyên đán

Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt dịp Tết Nguyên đán

Nhằm phục vụ nhân dân đón Tết Nguyên đán vui tươi, an toàn, tiết kiệm, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông yêu cầu các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình và hệ thống thông tin cơ sở thông tin kịp thời các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tăng cường thông tin, tuyên truyền về thành tựu của đất nước, không khí vui Xuân, đón Tết của nhân dân trên cả nước, tình hình kinh tế - xã hội, về sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Phê duyệt Đề án Thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam

Phê duyệt Đề án Thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 232/QĐ-TTg ngày 24/1/2025 phê duyệt Đề án Thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam.
Truy tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" cho 8 cá nhân

Truy tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" cho 8 cá nhân

8 cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước vừa được Chủ tịch nước Lương Cường ký quyết định truy tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".
Ông Phạm Đại Dương giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

Ông Phạm Đại Dương giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

Tại Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ (chiều 24/1) Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đỗ Trọng Hưng đã công bố Quyết định số 1840-QĐNS/TW ngày 22/1/2025 của Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Thông cáo báo chí ngày làm việc thứ hai Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông cáo báo chí ngày làm việc thứ hai Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 24/1, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiếp tục làm việc tại Hội trường.
Toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Chiều 24/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Khẩn trương nghiên cứu, quán triệt các nội dung được Trung ương thông qua để xây dựng chương trình, kế hoạch hành động

Khẩn trương nghiên cứu, quán triệt các nội dung được Trung ương thông qua để xây dựng chương trình, kế hoạch hành động

Sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả, Trung ương đã thảo luận sôi nổi, thẳng thắn và thống nhất cao về những nội dung trong chương trình Hội nghị.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
gleximco
Phiên bản di động