Đảng ta, mùa xuân lịch sử 1930 đến mùa xuân của kỷ nguyên vươn mình

Lịch sử 95 năm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình, Đảng đã khơi dậy và kết hợp được sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, sức mạnh của truyền thống và hiện đại, sức mạnh của trong nước và quốc tế, sức mạnh thần kỳ này đưa nhân dân ta từ kiếp nô lệ đã: "Rũ bùn, đứng dậy, sáng loà".
Lịch sử 95 năm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình, Đảng đã khơi dậy và kết hợp được sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, sức mạnh của truyền thống và hiện đại, sức mạnh của trong nước và quốc tế
Lịch sử 95 năm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình, Đảng đã khơi dậy và kết hợp được sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, sức mạnh của truyền thống và hiện đại, sức mạnh của trong nước và quốc tế.

Trước mùa xuân năm 30 của thế kỷ XX, dân ta còn rên xiết dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Pháp. Ngay từ năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, đến trước năm 1930, nhân dân ta với truyền thống yêu nước nồng nàn và truyền thống quật cường của hàng ngàn năm lịch sử đã liên tiếp vùng dậy chống thực dân Pháp cứu nước: Với hơn 300 cuộc khởi nghĩa vũ trang mà điển hình là các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực, Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám… rồi hàng chục cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương dù vô cùng anh dũng nhưng đều thất bại.

Rồi đến các con đường cứu nước của các cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu cũng đều đi tới kết cục như chính nhà yêu nước vĩ đại Phan Bội Châu đã đánh giá: "Lịch sử của tôi hoàn toàn là lịch sử thất bại"(1)! Và cuối cùng là cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học, lãnh tụ của quốc dân Đảng lãnh đạo cũng đi tới kết cục như chính lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa đã dự báo: "Không thành công, cũng thành nhân"! Có thể nói: Lịch sử dân tộc ta thời kỳ này đã lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước, đúng như cụ Phan Bội Châu đã khắc hoạ: "Khói đục mây mù, trời khuya, đất ngủ".

Mùa xuân 1930, sự ra đời của Đảng ta – Đảng cộng sản Việt Nam, với Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, chương trình tóm tắt của Đảng đã xác lập tư tưởng chiến lược của đường lối cách mạng Việt Nam đó là gắn chặt độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội; thực hiện công cuộc giải phóng vĩ đại: Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người.

Sự ra đời của Đảng ta với đường lối cách mạng duy nhất đúng đắn đã chấm dứt cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước cứu dân. Trong tác phẩm xã hội chủ nghĩa, lãnh tụ của Duy tân Hội và phong trào Đông Du, cụ Phan Bội Châu đã viết: "May thay! Giữa lúc khói đục mây mù thì có trận gió xuân thổi tới giữa lúc trời khuya, đất ngủ, thình lình có tia thái dương mọc ra: Trận gió xuân ấy, tia thái dương ấy chính là chủ nghĩa xã hội" (2).

Đảng ta ra đời từ mùa xuân, với đường lối cách mạng đúng đắn, hợp quy luật vận động của thời đại mới – thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, hợp lòng người. "Đảng đã cho ta sáng mắt, sáng lòng" đáp ứng khát vọng ngàn đời của dân tộc nên được toàn dân tin tưởng, đồng tình, ủng hộ và gọi Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng ta, Đảng mình!

Lịch sử 95 năm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt tài tình, Đảng đã khơi dậy và kết hợp được sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc; sức mạnh của truyền thống và hiện đại, sức mạnh của trong nước và quốc tế, sức mạnh thần kỳ này giúp nhân dân ta từ kiếp nô lệ đã: "Rũ bùn, đứng dậy, sáng loà" (thơ Nguyễn Đình Thi) vượt qua muôn trùng hiểm nguy, xây dựng lực lượng, nắm bắt thời cơ tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám vĩ đại, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà – Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra kỷ nguyên độc lập tự do cho toàn dân tộc. Tiến hành hai cuộc kháng chiến vĩ đại đánh thắng hai Đế quốc hung bạo nhất của thế kỷ XX, mở ra thời kỳ sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ và mới, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất non sông về một dải, đưa cả nước bước vào kỷ nguyên xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Từ 1986 đến nay, Đảng ta đã khởi sướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa với phương châm nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, đánh giá đúng sự thật, bắt đầu bằng đổi mới tư duy, đổi mới tư duy từ trong Đảng thành đổi mới tư duy trong toàn xã hội, đổi mới hành động từ đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội đến đổi mới quốc phòng an ninh đối ngoại. Đảng ta là Đảng cầm quyền, lãnh đạo toàn xã hội, Đảng ta vẫn kiên quyết kiên trì tự đổi mới và chỉnh đốn mình và đã xác định: Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trọng tâm. Xây dựng phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là nền tảng tinh thần của xã hội. Quốc phòng, an ninh đối ngoại là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên. Tất cả vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới và gần 35 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tư duy lý luận của Đảng ta về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa, chúng ta đã đạt được những thành tựu vĩ đại: Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, trình độ thấp bị bao vây cấm vận, Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt là tấm gương của các nước đang phát triển, thực hiện thành công mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo.

Quy mô nền kinh tế tăng hơn 96 lần so với trước đổi mới. Việt Nam đã chủ động hội nhập sâu rộng và toàn diện, Việt Nam có quan hệ ngoại giao, là bạn với tất cả các quốc gia, là đối tác chiến lược toàn diện với tất cả các cường quốc, là thành viên tin cậy và có trách nhiệm và đóng góp tích cực các tổ chức quốc tế và khu vực.

Tiềm lực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học – công nghệ, quốc phòng an ninh không ngừng được nâng cao, tham gia tích cực duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Giữ vững môi trường hòa bình ổn định, bảo vệ vững chắc toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ của Tổ quốc.

Những bước trưởng thành vượt bậc, những thành tựu vĩ đại sau 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập sâu rộng, toàn diện vào đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa... của thế giới, tạo được đủ thế và lực, những điều kiện tiền đề cần thiết để dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình tăng tốc bứt phá nhằm hiện thực hóa khát vọng xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực đang diễn biến nhanh chóng, phức tạp khó lường: Toàn cầu hóa dù là xu thế không thể đảo ngược nhưng đang chịu tác động của sự bùng phát mạnh của chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa bảo hộ, chiến tranh thương mại có những biểu hiện gay gắt, nghiêm trọng, làm xu thế phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch COVID-19 gặp nhiều khó khăn trắc trở, cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc tại vị và các cường quốc mới nổi đang hình thành và xác lập trong tương lai gần, một thế giới đa cực thay thế cho thế giới đơn cực ra đời sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang phát triển như vũ bão với những thành tựu đỉnh cao về công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ số, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ mới nổi, trí tuệ nhân tạo...

Tất cả những điều trên đang đồng thời làm xuất hiện thời cơ chiến lược cho các nước đang phát triển nắm bắt để tăng tốc, bứt phá phát triển và ngược lại sẽ rơi vào bẫy phát triển trung bình. Biến đổi khí hậu toàn cầu đang là vấn đề toàn cầu nóng bỏng, đòi hỏi toàn thế giới chung tay, quyết liệt, kiên trì giải quyết. Những vấn đề nổi bật trên đây đã và đang hình thành cơ hội, thời cơ và những nguy cơ thách thức, trong đó khó khăn, nguy cơ, thách thức nhiều hơn, khó lường hơn.

Tư tưởng lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm, quyết tâm chính trị của Đảng ta là: Mùa xuân năm 2026 dân tộc ta chính thức tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, kỷ nguyên tăng tốc, bứt phá để hiện thực hóa khát vọng xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Tư tưởng lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm, quyết tâm chính trị của Đảng ta là: Mùa xuân năm 2026 dân tộc ta chính thức tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, kỷ nguyên tăng tốc, bứt phá để hiện thực hóa khát vọng xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tư tưởng lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm, quyết tâm chính trị của Đảng ta là: Mùa xuân năm 2026 dân tộc ta chính thức tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, kỷ nguyên tăng tốc, bứt phá để hiện thực hóa khát vọng xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc khu vực và thế giới.

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc không chỉ xuất phát từ khát vọng mà chính là một yêu cầu tất yếu của lịch sử khi chúng ta đã chuẩn bị được đủ thế và lực và khi tình hình đã xuất hiện thời cơ chiến lược!

Đại hội XIV của Đảng (quý I năm 2026) được xác định là thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới để vững bước vào kỷ nguyên vươn mình của toàn dân tộc. Trong kết luận Hội nghị Trung ương 10 (1/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu bật: Ngay trong năm 2025 các công việc phải được triển khai trên tinh thần để đất nước vươn mình, cất cánh. Từ nay đến Đại hội XIV, chúng ta có rất nhiều việc phải làm, tập trung vào ba nhóm nhiệm vụ chính.

Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong năm 2025! Nhiệm vụ này phải được thực hiện với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm với các giải pháp thực hiện hiệu quả nhất, tập trung mọi nguồn lực, biện pháp phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu đề ra: Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trong đó đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp, chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.

Tư duy quản lý không cứng nhắc, dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm, xóa bỏ cơ chế xin – cho. Việc hoàn thiện thể chế phát triển còn để chống lãng phí thời gian, lãng phí cơ hội phát triển. Cần chủ động, khẩn trương tích cực xây dựng hành lang pháp lý cho những vấn đề mới, xu hướng mới trong đó tạo khuôn khổ pháp lý để thực hiện xây dựng thành công cuộc cách mạng về chuyển đổi số, tạo đột phá cho đất nước phát triển những năm tiếp theo.

Thường xuyên đánh giá hiệu quả, chất lượng chính sách sau khi ban hành để kịp thời điều chỉnh bất cập, mâu thuẫn, giảm thất thoát, lãng phí nguồn lực. Chủ động phát hiện, tháo gỡ nhanh nhất những điểm nghẽn có nguyên nhân từ những quy định của pháp luật.

Cần khẩn trương tập trung rà soát, giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với những dự án quan trọng của quốc gia, dự án hiệu quả thấp, gây thất thoát lãng phí lớn, các ngân hàng thương mại yếu kém. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đảm bảo sự điều hành thông suốt của Trung ương gắn với tăng cường tính chủ động sáng tạo của địa phương trong quản lý và phát triển với phương châm: "Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".

Đồng thời đổi mới quy trình quyết định về ngân sách Nhà nước đảm bảo thực chất đi đôi với việc giám sát việc thực hiện ngân sách. Cải cách triệt để thủ tục hành chính, giảm chi phí hành chính, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân, trong đó tập trung vào đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt bỏ thủ tục không cần thiết gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, cản trở cạnh tranh lành mạnh. Tăng cường rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa quy trình, quy định, thủ tục, điều kiện kinh doanh bảo đảm thực chất hiệu quả trên cơ sở lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.

Tăng cường ứng dụng khoa học – công nghệ, đẩy mạnh số hóa, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến. Gắn công tác phòng chống tham nhũng lãng phí, tiêu cực với xây dựng thể chế phát triển. Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy tăng tốc bứt phá hoàn thành các mục tiêu Đại hội XIII đề ra. Tăng cường các hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực có nguy cơ và dư luận về tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, giải quyết kịp thời các vụ việc dư luận quan tâm, nhân dân bức xúc, nhưng hạn chế tối đa ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, doanh nghiệp, người dân.

Về chính trị: Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. Củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước với chế độ XHCN. Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp sức mạnh thời đại. Xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định.

Về kinh tế: Tăng trưởng GDP bình quân 5 năm đạt khoảng 6,5 – 7%/năm. Năm 2025 đạt 8%/năm. Năm 2025, GDP bình quân đầu người đạt 4.700-5.000 USD. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng 45%. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân trên 6,5%/năm; tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 45%, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt trên 25% GDP. Kinh tế số đạt khoảng 20% GDP.

Về xã hội: Năm 2025 tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 25%, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70%, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%, tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1-1,5%/năm; có 10 bác sỹ và 30 giường bênh trên 1 vạn dân, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số, tuổi thọ trung bình khoảng 74,5 tuổi. Tỷ lệ đạt chuẩn nông thôn mới tối thiểu 80%, trong đó ít nhất 10% đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Về môi trường: Năm 2025 tỷ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của cư dân thành thị là 95-100%, nông thôn là 93-95%, tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 90%, tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường là 92%, tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%, giữ tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%. Phải quyết tâm phấn đấu đạt các mục tiêu và chỉ tiêu ở mức cao nhất, đồng thời chủ động chuẩn bị các phương án để kịp thời thích ứng với các biến động của tình hình. Dựa vào những kết quả đạt được từ năm 2021 đến nay và dự kiến phát triển kinh tế xã hội năm 2025, với quyết tâm đạt và vượt mức toàn bộ các mục tiêu, chỉ tiêu Đại hội XIII đề ra. Tuy nhiên đến nay, trên thực tế chúng ta còn không ít khó khăn thách thức đối với việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu liên quan đến tốc độ và chất lượng tăng trưởng GDP, tăng năng suất lao động. Do đó các giải pháp phải tập trung cao nhất cho phát triển nhanh và bền vững.

Năm 2025 không chỉ là năm quyết định thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII, mà còn là năm Đảng ta đã thông qua một số chủ trương chiến lược có ý nghĩa vô cùng quan trọng, với việc triển khai quyết liệt, khẩn trương, bài bản, hiệu quả sẽ là những dấu ấn đặc biệt tạo nền tảng cho sự tăng tốc, bứt phá của đất nước ta khi bước vào kỷ nguyên mới.

Đó là chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao toàn tuyến Bắc – Nam, các tuyến đường sắt kết nối khu vực, khởi động lại dự án hạt nhân Ninh Thuận và tiếp tục nghiên cứu chương trình phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam, triển khai các bước thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng. Đẩy mạnh thực hiện cuộc cách mạng về chuyển đổi số quốc gia, phát triển khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Nhóm nhiệm vụ thứ hai là các hoạt động chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng bao gồm hai nội dung chính là chuẩn bị văn kiện cho Đại hội và chuẩn bị nhân sự cho Đại hội. Đây là Nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV của Đảng theo đúng tinh thần chỉ thị 35 ngày 16/6/2024 của Bộ Chính trị.

Về công tác chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội, cần phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp xây dựng theo hướng khoa học (nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng bản chất của sự thật, dự báo đúng các xu hướng phát triển của tình hình, xác định rõ các định hướng, các chủ trương chiến lược, các giải pháp mang tính chiến lược, các giải pháp mang tính đồng bộ, khả thi).

Trình bày nội dung các văn kiện phải ngắn gọn, dễ hiểu để tổ chức thực hiện được ngay trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ngay sau Đại hội. Về công tác nhân sự, đây là công việc vô cùng hệ trọng, là nhiệm vụ "then chốt" của "then chốt" vì sau khi Đại hội quyết định đường lối và các chủ trương chiến lược trong kỷ nguyên mới thì lựa chọn được đội ngũ cán bộ có tâm, có tầm, có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám sáng tạo. Đây chính là một trong những nhân tố quyết định hiện thực hoá kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Nhóm nhiệm vụ thứ ba là: Thực hiện chủ trương lớn của Ban chấp hành Trung ương và tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW và sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đây là đòi hỏi bức thiết, phải làm ngay, không thể chậm trễ. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Đúng như V.Lênin đã nói về vai trò quyết định của tổ chức và cán bộ: "Nếu cho tôi một tổ chức những người cộng sản, tôi sẽ đảo lộn nước Nga Sa hoàng". Cuộc cách mạng, cuộc đổi mới sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là điều kiện tiên quyết cho việc hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ của năm 2025 – Tạo nền tảng vững chắc cho sự chuyển mình, tăng tốc bứt phá cho kỷ nguyên mới.

Để chuẩn bị hoàn tất hành trang cho dân tộc bước vào kỷ nguyên mới, trong năm 2025, như Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu trước Quốc hội: "Trong ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay (thể chế phát triển, hạ tầng, nguồn nhân lực) thì thể chế phát triển là điểm nghẽn lớn nhất. Đây là những hạn chế kéo dài nhiều năm nên không thể khẩn trương khắc phục sẽ tiếp tục cản trở sự phát triển, gây lãng phí, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới. Việc tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt rào cản là trách nhiệm của hệ thống chính trị và cần được tiến hành đồng bộ, cần coi khâu đột phá về thể chế phát triển là "đột phá" của "đột phá". Người đứng đầu của Đảng đã chỉ đạo tập trung tiến hành kiên quyết, tập trung, đồng bộ có hiệu quả 5 nhiệm vụ để tháo gỡ điểm nghẽn lớn nhất này.

Đảng ta bước vào mùa xuân 95 năm lịch sử vẻ vang của mình, với năng lực trí tuệ và tầm nhìn thời đại đã quyết định đúng đắn và sáng suốt những chủ trương, nhiệm vụ chiến lược cho năm 2025 nhằm hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu và các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội XIII, chuẩn bị đầy đủ nhất và cao nhất cả thế và lực cho đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình, tăng tốc bứt phá, kỷ nguyên hiện thực hóa chặng cuối của thời kỳ quá độ lên CNXH của nước ta. Xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai cùng các cường quốc khu vực và thế giới.

PGS.TS Đào Duy Quát

(1) Phan Bội Châu. Toàn tập. NXB Thuận Hoá. 1990. Tập 6. Trang 46

(2) Phan Bội Châu. Toàn tập. NXB Thuận Hoá. 1990. Tập 6. Trang 132

Nâng cao chất lượng xây dựng Đảng ta về tư tưởng trong thời kỳ mới Nâng cao chất lượng xây dựng Đảng ta về tư tưởng trong thời kỳ mới
Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng: Dân là yếu tố cốt lõi cho mọi thành công Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng: Dân là yếu tố cốt lõi cho mọi thành công
95 năm Ngày thành lập Đảng: Bí quyết thành công của Đảng Cộng sản Việt Nam 95 năm Ngày thành lập Đảng: Bí quyết thành công của Đảng Cộng sản Việt Nam
Những năm Tỵ trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Những năm Tỵ trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tinh thần Việt trong kỷ nguyên mới Tinh thần Việt trong kỷ nguyên mới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Nỗ lực hơn nữa để đất nước sánh vai các cường quốc năm châu Tổng Bí thư Tô Lâm: Nỗ lực hơn nữa để đất nước sánh vai các cường quốc năm châu
Ngọn đuốc soi sáng con đường dân tộc Ngọn đuốc soi sáng con đường dân tộc
Rạng rỡ Việt Nam Rạng rỡ Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thị trường vàng, hàng giả, thủ tục hành chính vẫn là điểm nghẽn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thị trường vàng, hàng giả, thủ tục hành chính vẫn là điểm nghẽn

Chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh nền kinh tế tiếp tục duy trì xu hướng tích cực, nhưng đồng thời cảnh báo nhiều rủi ro tiềm ẩn, trong đó có biến động khó lường của thị trường vàng, tình trạng hàng giả, hàng nhái và vấn đề an toàn thực phẩm. Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường kỷ luật hành chính, phản ứng chính sách linh hoạt và giải quyết hiệu quả các đề xuất của người dân, doanh nghiệp.
Bảo đảm điện cho mùa cao điểm: Chính phủ yêu cầu triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp

Bảo đảm điện cho mùa cao điểm: Chính phủ yêu cầu triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp

Trước tình hình nắng nóng gay gắt kéo dài làm tăng mạnh nhu cầu sử dụng điện, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 81/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và tập đoàn năng lượng chủ động triển khai các biện pháp cấp bách nhằm đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định cho các tháng cao điểm năm 2025 và thời gian tới.
Không đưa vào danh sách ứng cử người để xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng

Không đưa vào danh sách ứng cử người để xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng

Bộ Chính trị yêu cầu kiên quyết không đưa vào danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp những người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị từng để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, mất đoàn kết nghiêm trọng hoặc có biểu hiện cơ hội chính trị, tư tưởng bè phái, tham vọng quyền lực.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp hành chính

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp hành chính

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 80/CĐ-TTg ngày 1/6/2025 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai phương án xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp, đảm bảo hiệu quả, minh bạch và tránh lãng phí.
Thực hành tiết kiệm

Thực hành tiết kiệm

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu bài viết " Thực hành tiết kiệm” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ: Tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh

Thủ tướng Chính phủ: Tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh

Sáng 31/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Tọa đàm với doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị. Tọa đàm diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 63 tỉnh, thành, với sự tham dự của hơn 1.000 đại biểu, là lãnh đạo doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên cả nước.
Báo chí Cách mạng Việt Nam – Hành trình 100 năm đồng hành cùng Đảng và dân tộc

Báo chí Cách mạng Việt Nam – Hành trình 100 năm đồng hành cùng Đảng và dân tộc

Hội thảo khoa học quốc gia “100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam đồng hành cùng sự nghiệp vẻ vang của Đảng và dân tộc” diễn ra chiều 30/5 tại Hà Nội, khẳng định vai trò to lớn của báo chí trong sự nghiệp cách mạng, đồng thời đề ra phương hướng phát triển trong kỷ nguyên mới.
Nghị quyết 68 và sứ mệnh nâng tầm kinh tế tư nhân Việt Nam

Nghị quyết 68 và sứ mệnh nâng tầm kinh tế tư nhân Việt Nam

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân đang mở ra kỳ vọng lớn cho việc kiến tạo một nền kinh tế tự lực, tự cường, với doanh nghiệp làm trung tâm và Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, đồng hành. Tuy nhiên, để biến nghị quyết này thành hành động thực chất, cần một cú huých từ thể chế, tín dụng đến đào tạo nguồn nhân lực và đổi mới sáng tạo trong lòng từng doanh nghiệp.
Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng “về đích sớm” trong chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng “về đích sớm” trong chuyển đổi số

Chiều 29/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự sự kiện “Ngày chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2025” và công bố Chương trình tín dụng 500.000 tỷ đồng hỗ trợ các lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và hạ tầng chiến lược. Thủ tướng nhấn mạnh: ngành ngân hàng phải tăng tốc, bứt phá, trở thành lực lượng tiên phong trong chuyển đổi số quốc gia.
Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội

Chiều 29/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, với 461/463 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96,44%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
Đại biểu Quốc hội đồng loạt ủng hộ xóa độc quyền vàng miếng, sửa Nghị định 24

Đại biểu Quốc hội đồng loạt ủng hộ xóa độc quyền vàng miếng, sửa Nghị định 24

Trao đổi với báo chí sáng 29/5, nhiều đại biểu Quốc hội và chuyên gia đánh giá cao chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về xóa bỏ độc quyền vàng miếng, coi đây là yêu cầu bức thiết nhằm trả lại đúng bản chất hàng hóa cho thị trường vàng. Việc sửa đổi Nghị định 24 được xem là đã "chín muồi", trong bối cảnh thị trường vàng tồn tại nhiều bất cập và mất cân đối nghiêm trọng giữa cung – cầu.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quản lý thị trường vàng theo hướng mở, có kỷ cương

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quản lý thị trường vàng theo hướng mở, có kỷ cương

Chiều 28/5, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương, yêu cầu đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng, chuyển từ “siết để kiểm soát” sang “mở để quản trị”, thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh, minh bạch và hiệu quả.
Báo chí – “thiết chế” đặc biệt trong cuộc chiến chống hàng giả, buôn lậu

Báo chí – “thiết chế” đặc biệt trong cuộc chiến chống hàng giả, buôn lậu

Công điện 72/CĐ-TTg ngày 24/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính không chỉ là lời cảnh tỉnh mà còn là mệnh lệnh hành động chống hàng giả, buôn lậu. Trong đó, báo chí phải thực sự trở thành một chủ thể có vai trò điều phối dư luận, giám sát quyền lực, khơi thông nguồn tin và thúc đẩy hành động thực chất của các cơ quan chức năng.
Thủ tướng: Không để thị trường vàng bị thao túng, gây rối loạn kinh tế

Thủ tướng: Không để thị trường vàng bị thao túng, gây rối loạn kinh tế

Chiều tối 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình thị trường vàng, với sự tham dự của các Phó Thủ tướng, lãnh đạo bộ, ngành, chuyên gia và doanh nghiệp. Thủ tướng yêu cầu siết chặt quản lý, giảm chênh lệch giá trong nước và thế giới, ngăn thao túng, buôn lậu, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm; đồng thời, xử lý nghiêm các cán bộ, công chức, sĩ quan có biểu hiện suy thoái đạo đức, tham nhũng, tiêu cực...
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46

Tối 24/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 24-28/5 theo lời mời của Thủ tướng Malaysia - nước Chủ tịch ASEAN 2025 Anwar Ibrahim và Phu nhân.
Treo cờ rủ, không tổ chức hoạt động vui chơi công cộng trong hai ngày Quốc tang

Treo cờ rủ, không tổ chức hoạt động vui chơi công cộng trong hai ngày Quốc tang

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các cơ quan, công sở và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ trong thời gian tổ chức Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Bộ trưởng Y tế: Cuộc chiến chống hàng giả phải quyết liệt và không khoan nhượng

Bộ trưởng Y tế: Cuộc chiến chống hàng giả phải quyết liệt và không khoan nhượng

Sáng 23-5, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm đánh giá đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực y tế.
Tổ chức Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Tổ chức Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương với nghi thức Lễ Quốc tang.
Quốc hội thảo luận giải pháp thúc đẩy tăng trưởng GDP đạt 8%

Quốc hội thảo luận giải pháp thúc đẩy tăng trưởng GDP đạt 8%

Sáng 23/5, Quốc hội sẽ thảo luận tổ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong đó tập trung vào các giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên – một mục tiêu được Chính phủ đánh giá là nhiều thách thức trong bối cảnh hiện nay.
Việt – Mỹ đạt tiến bộ trong đàm phán thương mại song phương

Việt – Mỹ đạt tiến bộ trong đàm phán thương mại song phương

Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được tiến bộ đáng kể trong vòng đàm phán thứ hai về Hiệp định song phương thương mại đối ứng, đồng thời xác định rõ các nhóm vấn đề đạt đồng thuận, những nội dung còn khác biệt và thống nhất kế hoạch tiếp tục thương lượng trong thời gian tới.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20/5/2025, tại nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.
Quốc hội thông qua rút ngắn nhiệm kỳ, ấn định ngày bầu cử Quốc hội khóa XVI

Quốc hội thông qua rút ngắn nhiệm kỳ, ấn định ngày bầu cử Quốc hội khóa XVI

Sáng 21/5, với 100% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021–2026. Đồng thời, quyết định chọn ngày Chủ nhật, 15/3/2026 làm ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026–2031.
“Bộ tứ trụ cột” thể chế: Bệ phóng đưa Việt Nam cất cánh

“Bộ tứ trụ cột” thể chế: Bệ phóng đưa Việt Nam cất cánh

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định bốn nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị vừa ban hành là những trụ cột thể chế nền tảng, tạo động lực mạnh mẽ đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới – hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường vào năm 2045.
Phó Thủ tướng: Không để buôn lậu, hàng giả hoành hành gây hại cho người dân

Phó Thủ tướng: Không để buôn lậu, hàng giả hoành hành gây hại cho người dân

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi buôn bán, sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng; đồng thời hoàn thiện kế hoạch hành động chi tiết trong đợt cao điểm đấu tranh phòng chống tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại.
Cả đời vì nước, trọn đời vì dân – Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong tim mỗi người Việt

Cả đời vì nước, trọn đời vì dân – Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong tim mỗi người Việt

Hôm nay, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, chiến sĩ cộng sản quốc tế mẫu mực, người bạn thân thiết của các dân tộc yêu chuộng hòa bình và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân

Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân".
Thủ tướng: Sẽ phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu, đóng góp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thủ tướng: Sẽ phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu, đóng góp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sáng 18-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trình bày chuyên đề về các nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân, đồng thời công bố kế hoạch triển khai thực hiện nghị quyết này.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động