Công nghệ xúc tác mới: Xử lý hiệu quả khí thải nhà máy công nghiệp nhỏ

Các kỹ sư tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã phát triển các công nghệ nhiệt độ thấp sử dụng hỗn hợp các xúc tác oxit kim loại chuyển tiếp để xử lý khí thải và bụi sinh ra trong những quá trình sản xuất công nghiệp.
Kon Tum: Xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải Phạt Toyota 180 triệu USD vì không nộp báo cáo khí thải Hà Nội: Phấn đấu đến năm 2025, lượng phát thải khí nhà kính giảm 12,14%

Các kỹ sư tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã phát triển các công nghệ nhiệt độ thấp sử dụng các xúc tác hỗn hợp oxit kim loại chuyển tiếp để xử lý từ 70-100% khí thải chứa hydrocarbon, VOCs, CO, NOx, SOx và bụi sinh ra trong những quá trình sản xuất công nghiệp.

Việt Nam có hàng nghìn nhà máy công nghiệp cỡ trung và cỡ nhỏ, nhưng phần lớn đều không có công nghệ xử lý khí thải triệt để mà chỉ sử dụng các biện pháp hấp thụ bằng nước hoặc hấp phụ bằng than đơn giản. GS. TS. Lê Minh Thắng tại Viện Kỹ thuật Hóa học của Đại học Bách khoa Hà Nội, người đã có hơn 20 năm nghiên cứu về xử lý khí thải của các quá trình đốt nhiên liệu, cho biết, dù các phương pháp này có thể giải quyết được phần nào bài toán môi trường nhưng hiệu quả của chúng không cao và chỉ giữ lại các chất ô nhiễm chứ không xử lý, do đó vẫn tạo nên gánh nặng xử lý sau này.

Công nghệ xúc tác mới: Xử lý hiệu quả khí thải nhà máy công nghiệp nhỏ
GS. TS. Lê Minh Thắng giới thiệu về chất xúc tác oxit kim loại | Ảnh: KHPT/Ngô Hà

Ngoài giải pháp thông thường này, các nhà máy quy mô lớn có thể tính đến việc sử dụng chất xúc tác – tức các chất có thể đẩy nhanh quá trình chuyển hóa khí thải ô nhiễm thành những chất trung hòa hơn như carbon dioxit, nito và nước. Tuy nhiên, đây cũng không giải pháp tối ưu bởi các chất xúc tác thường được làm từ kim loại quý hoặc vật liệu đắt tiền, phải mua ở nước ngoài và được cung cấp đồng bộ theo gói công nghệ của nhà máy, nên “ở Việt Nam, chưa có thị trường cho các chất xúc tác công nghiệp”, theo nhận định của GS. TS. Lê Minh Thắng.

Đó là lý do từ nhiều năm nay, nhóm nghiên cứu của GS. TS. Lê Minh Thắng đã tìm cách phát triển công nghệ nội địa sử dụng lõi gốm Cordierit và các chất xúc tác từ hỗn hợp oxit kim loại chuyển tiếp Mn, Co, Ce, Zr, Ba để xử lý các loại khí thải của nhà máy. Kết quả cho thấy sản phẩm xúc tác này có thể làm giảm 100% khí CO, hơn 90% hydrocacbon và 70% NOx trong dòng khí thải ở điều kiện thích hợp.

“Vì khí thải của các nhà máy rất đa dạng và đặc trưng theo các lĩnh vực sản xuất, nên chúng tôi hướng đến việc tạo ra sản phẩm không chỉ có một loại xúc tác với một thành phần cố định mà là một số loại với tỷ lệ khác nhau tùy theo các lĩnh vực sản xuất”, GS. Thắng giải thích, “Chẳng hạn, với những nhà máy sản xuất hóa chất, cao su, dung môi… thường thải ra nhiều hydrocarbon, VOCs, CO và bụi, hỗn hợp của chúng tôi sẽ tăng cường những chất xúc tác có đặc tính oxy hóa mạnh như MnO2-Co3O4. Với những nhà máy thải ra nhiều NOx thì chúng tôi sẽ tăng tỷ lệ các oxit như CeO2-BaO-ZrO2, vì những chất này có khả năng hấp phụ NOx và thúc đẩy phản ứng khử NOx bằng NH3”.

Chị nói thêm rằng ưu điểm của phương pháp này là có thể xử lý được nhiều chất trong không khí cùng lúc thay vì phải xử lý riêng biệt từng đối tượng.

Quá trình mà GS. Lê Minh Thắng cùng các đồng nghiệp của mình tìm ra hỗn hợp xúc tác là một chặng đường dài mà nền tảng của chúng dựa trên nhiều nghiên cứu cơ bản. Mặc dù trên thế giới đã có không ít nghiên cứu về xúc tác hỗn hợp oxit kim loại chuyển tiếp với nhiều ứng dụng nhưng yếu tố quyết định hoạt tính của xúc tác chính là tỷ lệ từng thành phần oxit. Một kim loại chuyển tiếp thường chưa có hoạt tính vượt trội, do vậy cần sử dụng một số kim loại chuyển tiếp phối hợp với nhau để cung cấp nhiều tâm hoạt tính cho các giai đoạn khác nhau của phản ứng.

“Tìm ra được các oxit cần sử dụng và tỷ lệ thích hợp chính là điều khác biệt trong nghiên cứu của chúng tôi và cũng là bí quyết công nghệ đã được đăng ký bản quyền”, GS. Thắng chia sẻ.

Hỗn hợp xúc tác từ oxit kim loại chuyển tiếp đã được so sánh đối chứng với các xúc tác từ kim loại quý (thường là Pt-Pd) sử dụng trong động cơ xe Vespa. Kết quả cho thấy chúng có khả năng xử lý tương đương nhưng chuyển hóa các chất ở nhiệt độ thấp hơn đáng kể, chỉ từ 250-300oC, so với mức 350-500OC của chất xúc tác thương mại thông thường.

Công nghệ xúc tác mới: Xử lý hiệu quả khí thải nhà máy công nghiệp nhỏ
GS. TS. Lê Minh Thắng cùng các cộng sự làm việc với sơ đồ công nghệ xử lý khí thải trong PTN | Ảnh: KHPT/Ngô Hà

Theo GS. TS. Lê Minh Thắng, điều này rất quan trọng bởi phần lớn các nhà máy hiện nay đã có sẵn công nghệ đốt và thiết bị hạ tầng nên không phải lúc nào họ cũng có thể lắp đặt bộ xúc tác xử lý khí thải ở những vị trí tốt nhất để tận dụng được nguồn nhiệt sẵn có. Đôi khi, người ta phải dẫn khí thải ra một đường mới và có thể phải bổ sung thêm nhiệt để xử lý. Do vậy, giảm được năng lượng cần thiết để gia nhiệt là giảm được chi phí lớn.

Thêm vào đó, hỗn hợp xúc tác oxit kim loại có khả năng hoạt động ở nhiệt độ thấp nên ngay khi quá trình nhiệt trong nhà máy chưa đạt đến nhiệt độ cao, các quá trình xử lý khí ô nhiễm đã có thể diễn ra.

Ưu điểm của sản phẩm này ngoài việc giảm được đáng kể giá thành so với các sản phẩm nhập ngoại từ kim loại quý đắt tiền là còn có khả năng ổn định cao hơn vì những xúc tác kim loại quý dễ bị thiêu kết trong môi trường nhiệt độ cao và dễ mất hoạt tính sau một thời gian ngắn khi gặp clo và lưu huỳnh trong khí thải.

Vậy sản phẩm này đã hoàn thiện đến đâu? GS. TS. Lê Minh Thắng tiết lộ, chúng đã “sẵn sàng để áp dụng thương mại”. Hiện nay, một số nhà máy nhiệt phân cao su phế thải ở Hải Dương đã lắp đặt bộ xúc tác này trên hệ thống ống xả với chi phí khoảng 100 triệu đồng/lần. Phải sau tối thiểu 2-3 năm, các nhà máy này mới cần phải thay thế bộ xúc tác.

Các kỹ sư của nhóm nghiên cứu cho biết sau khi lắp đặt, người sử dụng không phải điều chỉnh gì ngoại trừ việc đảm bảo các yếu tố công nghệ như thiết kế. Trước khi sử dụng xúc tác xử lý khí thải, các nhà máy phải được khảo sát công nghệ để “may đo” ra những hỗn hợp xúc tác tối ưu và có được sự tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật tốt nhất trong quá trình vận hành.

Tuy nhiên cơ hội ra thị trường của sản phẩm xúc tác xử lý khí thải vẫn còn hạn chế do các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề môi trường. Đại diện nhóm nghiên cứu tin rằng họ có thể góp phần thúc đẩy phần nào sự quan tâm đó bằng cách tạo ra một thị trường mới cho những chất xúc tác xử lý khí thải công nghiệp ở Việt Nam, bởi khi sản phẩm sẵn có với chi phí hợp lý thì doanh nghiệp sẽ chủ động hơn.

Báo cáo của The Catalyst Group cho biết nhiều thị trường quan trọng ở châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Úc/New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc - được dự báo là tăng trưởng cao về công nghiệp xúc tác trong thập kỷ tới. Một số nhu cầu sẽ được các nhà sản xuất địa phương cũng như các công ty phương Tây "đồng điệu" đáp ứng.

GS. TS. Lê Minh Thắng, người đang là thành viên của Hiệp hội xúc tác châu Á - Thái Bình Dương (APACS), mong muốn tìm kiếm một doanh nghiệp sản xuất xúc tác nước ngoài để chuyển giao công nghệ và tạo sản phẩm thương mại. Trong thời gian đó, nhóm của chị vẫn sẵn sàng đón nhận những yêu cầu xử lý khí thải trực tiếp của các nhà máy trong nước.

Công nghệ chế tạo bộ xúc tác hỗn hợp oxit kim loại của GS. Lê Minh Thắng và các cộng sự đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Bằng độc quyền sáng chế số 1-0020257 công bố vào ngày 25/01/2019.

Mai Hương

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vụ mã vùng trồng bị đánh cắp tại Đắk Lắk: Nông dân lo lắng, phẫn nộ

Vụ mã vùng trồng bị đánh cắp tại Đắk Lắk: Nông dân lo lắng, phẫn nộ

Trong khi nông dân Đắk Lắk chưa thu hoạch sầu riêng thì một số doanh nghiệp ở Lạng Sơn lại xuất được hàng chục tấn sầu riêng với mã vùng trồng của người dân tỉnh này sang Trung Quốc. Sự việc khiến nông dân hết sức lo lắng và cũng rất phẫn nộ.
Đắk Lắk: Lùm xùm vụ con dấu, chữ ký giả liên quan việc cấp giấy ủy quyền cho doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng

Đắk Lắk: Lùm xùm vụ con dấu, chữ ký giả liên quan việc cấp giấy ủy quyền cho doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng

Hợp tác xã Cây ăn trái Krông Pắc (huyện Krông Pắc, Đắk Lắk) phủ nhận cấp giấy ủy quyền mã vùng trồng sầu riêng cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên ngoài thị trường lại xuất hiện công ty có giấy ủy quyền từ hợp tác xã này, thậm chí có cả mã đóng gói. Ngoài ra, con dấu và chữ ký giả mạo của UBND xã liên quan đến việc giấy ủy quyền mã vùng trồng sầu riêng cho một doanh nghiệp đang hoạt động tại thủ phủ sầu riêng huyện này.
Đắk Lắk có thêm nhãn hiệu sầu riêng mới

Đắk Lắk có thêm nhãn hiệu sầu riêng mới

Sau nhãn hiệu sầu riêng Krông Pắk, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã có thêm chứng nhận nhãn hiệu sầu riêng cho tỉnh Đắk Lắk.
Gia Lai: Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với hàng loạt cơ sở kinh doanh vi phạm

Gia Lai: Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với hàng loạt cơ sở kinh doanh vi phạm

Cục Quản lý thị trưởng tỉnh Gia Lai xử phạt hàng loạt cơ sở không có giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá điếu trong nước, rượu và trong đó có 1 có sở kinh doanh nhỏ lẻ nhưng tự đặt tên "Siêu thị" trên biển hiệu để thu hút người mua hàng, với tổng số tiền gần 50 triệu đồng.
Đắk Nông: Phát hiện gần 80 tấn phân bón giả

Đắk Nông: Phát hiện gần 80 tấn phân bón giả

Lực lượng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Đắk Nông phát hiện gần 80 tấn phân bón giả của một công ty có trụ sở tại tỉnh Long An sản xuất.
Lâm Đồng được cấp 35 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Lâm Đồng được cấp 35 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng cho biết, đến nay tỉnh này đã được cấp 35 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu, trong đó 33 vùng trồng sầu riêng và 2 vùng trồng chanh leo.
Gia Lai: Xử phạt 21 cơ sở kinh doanh dược vi phạm

Gia Lai: Xử phạt 21 cơ sở kinh doanh dược vi phạm

Cục Quản lý thị trường Gia Lai kiểm tra, xử phạt 21 cơ sở vi phạm do không niêm yết giá bán, không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược, để lẫn sản phẩm không phải là thuốc cùng với thuốc.
Nâng cao chất lượng, sản xuất tập trung đưa vải thiều Đắk Lắk vươn ra thị trường quốc tế

Nâng cao chất lượng, sản xuất tập trung đưa vải thiều Đắk Lắk vươn ra thị trường quốc tế

Người dân ở Đắk Lắk đổ xô trồng vải thiều và tạo nên giá trị kinh tế cao. Do đó, ngành nông nghiệp ở tỉnh này khuyến khích nhân rộng diện tích trồng, xây dựng thành chuỗi thương hiệu giúp sản phẩm vải thiều có giá trị kinh tế cao hơn.
Không thể cưỡng lại với món ăn từ cá ngừ đại dương

Không thể cưỡng lại với món ăn từ cá ngừ đại dương

Cá ngừ đại dương là một trong những đặc sản của Phú Yên - vùng biển khai thác những con cá ngừ đại dương ngon và bổ dưỡng nhất. Từ nguyên liệu chính là cá ngừ qua bàn tay của người đầu bếp có thể chế biến ra những món ăn từ đơn giản đến cầu kỳ rất tốt cho sức khỏe.
Đắk Lắk: Xử phạt cơ sở kinh doanh giả mạo nhãn hiệu Nike

Đắk Lắk: Xử phạt cơ sở kinh doanh giả mạo nhãn hiệu Nike

Cục quản lý thị trường Đắk Lắk xử phạt một cơ sở kinh doanh của ông Lâm Minh Thức do bán giày thể thao gắn nhãn hiệu NIKE vi phạm luật Sở hữu trí tuệ.
Lâm Đồng: Thêm nhiều sản phẩm được sử dụng thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”

Lâm Đồng: Thêm nhiều sản phẩm được sử dụng thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”

Nhiều loại rau, quả, các sản phẩm tươi, khô... được tỉnh Lâm Đồng thống nhất mở rộng đối tượng sử dụng thương hiệu "Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.
Huyện Cô Tô (Quảng Ninh): Hơn 3.000 đầu sách được trưng bày trong “Ngày sách Việt Nam”

Huyện Cô Tô (Quảng Ninh): Hơn 3.000 đầu sách được trưng bày trong “Ngày sách Việt Nam”

UBND huyện Cô Tô tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 hướng tới Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963 – 30/10/2023) với chủ đề “Sách cho tôi, cho bạn!”.
Đắk Nông: Hàng loạt cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy giả mạo nhãn hiệu Honda và Yamaha

Đắk Nông: Hàng loạt cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy giả mạo nhãn hiệu Honda và Yamaha

Qua công tác nắm tình hình, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông kiểm tra và phát hiện 6 cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Honda và nhãn hiệu Yamaha đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Bất ngờ nông dân Thái thích trồng giống lúa Việt hơn giống bản địa

Bất ngờ nông dân Thái thích trồng giống lúa Việt hơn giống bản địa

Nông dân Thái đang âm thầm chuyển đổi sang canh tác các giống lúa Việt Nam, mặc các nhà chức trách nước này lo ngại giống ngoại đang làm mất đi thương hiệu quốc gia.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “TEQUILA” cho sản phẩm rượu

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “TEQUILA” cho sản phẩm rượu

Mơi đây, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 4686/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00120 cho sản phẩm rượu “TEQUILA”nổi tiếng. Consejo Regulador Del Tequila, A.C là Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Lamphun” cho sản phẩm nhãn sấy khô cơm vàng

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Lamphun” cho sản phẩm nhãn sấy khô cơm vàng

Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 3332/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00117 cho sản phẩm nhãn sấy khô cơm vàng “Lamphun”.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “MIYAGI SALMON” cho sản phẩm cá hồi

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “MIYAGI SALMON” cho sản phẩm cá hồi

Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 3820/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00119 cho chỉ dẫn địa lý “MIYAGI SALMON” cho sản phẩm cá hồi. Miyagi Coho Salmon Promotion Association là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Bến Kè” cho sản phẩm khoai mỡ

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Bến Kè” cho sản phẩm khoai mỡ

Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 3333/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00118 “Bến Kè” cho sản phẩm khoai mỡ. Ủy ban nhân dân huyện Thạnh Hóa (tỉnh Long An) là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.
Nhu cầu bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam

Nhu cầu bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam

Số lượng các sản phẩm thủy sản của nước ta được bảo hộ sở hữu trí tuệ chỉ chiếm tỷ lệ thấp so với các nông sản khác của ngành nông nghiệp, trong khi tiềm năng phát triển thủy sản của nước ta là rất lớn, với nhiều sản phẩm đặc thù như cá tra, tôm sú, cá ngừ, bạch tuộc, sò điệp...
Startup cần lưu ý gì về xây dựng, quản trị thương hiệu

Startup cần lưu ý gì về xây dựng, quản trị thương hiệu

Việt Nam hiện nay có một nền kinh tế phát triển nhanh và năng động, rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đã thu hái được thành công vang dội làm tiền đề cho phong trào khởi nghiệp (startup) đang ngày càng phát triển mạnh. Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra là nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm đến phát triển sản phẩm, bán hàng... mà quên mất vấn đề sở hữu trí tuệ (SHTT), bảo vệ ý tưởng, bảo hộ thương hiệu vốn là quyền pháp lý rất quan trọng của người khởi nghiệp.
Đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài: Những vấn đề cần lưu ý

Đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài: Những vấn đề cần lưu ý

Hiện nay, trong môi trường kinh doanh số toàn cầu, thực trạng xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa, sử dụng trái phép nhãn hiệu hàng hóa thường xuyên xảy ra, không chỉ tại Việt Nam mà còn cả ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài - Vai trò và tầm quan trọng của nhãn hiệu sản phẩm trong hoạt động xuất khẩu

Bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài - Vai trò và tầm quan trọng của nhãn hiệu sản phẩm trong hoạt động xuất khẩu

Thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cho thấy, những năm gần đây, số lượng nhãn hiệu đăng ký ở Việt Nam là hàng chục ngàn trong khi chỉ có khoảng vài trăm đơn đăng ký quốc tế có nước gốc là Việt Nam. Con số khá khiêm tốn khiến đặt ra câu hỏi: Phải chăng doanh nghiệp Việt chưa hiểu về vai trò của nhãn hiệu sản phẩm nói riêng, sở hữu trí tuệ nói chung trong hoạt động xuất khẩu?
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý - Nâng cao chuỗi giá trị đặc sản địa phương

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý - Nâng cao chuỗi giá trị đặc sản địa phương

Với một quốc gia có nhiều lợi thế về các mặt hàng nông sản nhưng công nghiệp chế biến sâu sau thu hoạch chưa phát triển mạnh như Việt Nam, chỉ dẫn địa lý đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng để giúp nâng cao chuỗi giá trị nông sản.
Làm gì để bảo vệ nhãn hiệu Việt khi ra thị trường quốc tế?

Làm gì để bảo vệ nhãn hiệu Việt khi ra thị trường quốc tế?

Thời gian qua, với quá nhiều bài học thực tiễn đắt giá của các nhãn hiệu Việt Nam do đang bị chiếm mất tại các thị trường nước ngoài, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã dần chú trọng và quan tâm hơn đến việc hoạch định chiến lược đăng ký nhãn hiệu của mình ra nước ngoài khi có kế hoạch mở rộng thị trường kinh doanh.
Bảo hộ Chỉ dẫn địa lý "Cà Mau" cho sản phẩm cua

Bảo hộ Chỉ dẫn địa lý "Cà Mau" cho sản phẩm cua

Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 2576/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00116 cho sản phẩm cua “Cà Mau”. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau là Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.
Ứng dụng vi khuẩn lactic: Giải pháp mới cho nước mắm truyền thống

Ứng dụng vi khuẩn lactic: Giải pháp mới cho nước mắm truyền thống

Việc ứng dụng vi khuẩn lactic để rút ngắn thời gian sinh hương trong quá trình lên men sẽ góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nước mắm truyền thống - hiện đang yếu thế trước các loại nước mắm công nghiệp trên thị trường hiện nay.
Tách chiết Collagen từ vảy cá nước ngọt

Tách chiết Collagen từ vảy cá nước ngọt

Từ nguồn vảy cá nước ngọt thu được từ các chợ dân sinh, TS. Nguyễn Thúy Chinh và các cộng sự tại Viện Kỹ thuật nhiệt đới (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã tách chiết và thu được collagen sạch, an toàn làm nguồn vật liệu đầu giúp cầm máu vết thương, tái tạo mô và bào chế thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gout.
Gia Lai: Phát triển tài sản trí tuệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao giá trị sản phẩm

Gia Lai: Phát triển tài sản trí tuệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao giá trị sản phẩm

Để giúp doanh nghiệp hình thành, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, UBND tỉnh Gia Lai đã phê duyệt Chương trình “Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2030”. Trong đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng ưu tiên nhằm hỗ trợ nâng cao giá trị sản phẩm.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động