Chàng trai 8X xứ Thanh xây dựng thương hiệu từ sản phẩm đông trùng hạ thảo

TH&SP Tự nghiên cứu để sản xuất thành công các sản phẩm như: Đông trùng hạ thảo sấy khô Đăng Khoa, rượu đông trùng hạ thảo Đăng Khoa... Anh Nguyễn Văn Tuấn, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) hướng tới gắn “sao” OCOP cho các sản phẩm trên.

Theo anh Tuấn chia sẻ, thì đông trùng hạ thảo là tên gọi của một dạng cộng sinh giữa một loài nấm với ấu trùng của một loài côn trùng vào mùa đông, nấm ký sinh vào sâu non, ăn hết chất dinh dưỡng và làm chết sâu non.

Đến mùa hạ, nấm bắt đầu mọc lên, và trồi lên mặt đất. Chính vì mùa đông là trùng, mùa hạ là thảo nên được gọi đông trùng hạ thảo. Để nuôi cấy đông trùng hạ thảo thành công, trước tiên phải chuẩn bị nguyên liệu như: Gạo lứt, nhộng tằm, nước dừa, các loại Vitamin tinh khiết…được lựa chọn công phu, đảm bảo chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng.

Anh Tuấn với những sản phẩm đông trùng hạ thảo

Tiếp theo các công đoạn phối trộn cơ chất nuôi thực hiện nghiêm ngặt quy trình sản xuất, từ tỷ lệ phối trộn đến thời gian hấp, công đoạn cấy phôi, phải đảm bảo nhiệt độ môi trường nuôi dưỡng.

Cũng theo anh Tuấn, việc chăm sóc, nuôi cấy đông trung hạ thảo đòi hỏi phải đúng khoa học. Phòng ủ tơ duy trì nhiệt độ phòng ủ từ 250c, độ ẩm 90%, giữ tối cho đến khi sợi nấm lan đều và phủ kín bề mặt (khoảng 5-7 ngày).

Sau đó chuyển sang phòng nuôi sáng duy trì nhiệt độ 18-250c, độ ẩm 90% và chiếu sáng 2000 lux cho đến khi bề mặt xuất hiện các chồi nấm, tiếp tục chiếu sáng 12-14 giờ/ngày cho đến khi thu hoạch.

Thông thường sau khi chuyển sang phòng nuôi và chiếu sáng 14 ngày thì sợi nấm chuyển màu vàng và hình thành thể quả. Khi thể quả bắt đầu hình thành bào tử thì tiến hành thu hoạch, dùng dao chuyên dụng cắt riêng phần thể quả và giá thể.

Năm 2018, anh Nguyễn Văn Tuấn đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng với diện tích 200 m2 và các thiết bị kỹ thuật cho việc nuôi cấy đông trùng hạ thảo như: Máy lắc, nồi hấp, điều hòa, giá nuôi.


Sau hơn 2 tháng sản phẩm đông trùng hạ thảo cho thu hoạch

Hiện tại, phòng nuôi trồng anh Tuấn bố trí 4 giàn nuôi cao 40cm, rộng 60cm, mỗi giàn được bố trí đèn led. Do áp dụng nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, đông trùng hạ thảo do anh Tuấn nuôi cấy phát triển đạt tỷ lệ 80%, chỉ sau hơn 2 tháng kể từ khi nuôi đã có thể cho thu hoạch.

Mỗi tháng gia đình anh xuất bán gần 1.000 hộp nấm đông trùng hạ thảo tươi, 1 đến 2 kg nấm đông trùng hạ thảo khô, với giá bán 200 nghìn đồng/1 hộp tươi và 50 triệu đồng/1kg khô, doanh thu khoảng 200 triệu đồng/tháng.

"Qua nghiên cứu đông trùng hạ thảo có hơn 700 loại khác nhau. Trong 700 loại đó có 1 số loại có dược chất, tôi đã tiến hành nghiên cứu và đến năm 2018, tôi đã sản xuất và đưa sản phẩm thương mại ra thị trường. Năm 2019, tôi tiếp tục nghiên cứu và đưa ra 1 dòng sản phẩm đông trùng hạ thảo cấy trên con nhọng tằm…Đến nay, sản phẩm đã có mặt trên thị trường" anh Tuấn chia sẻ.

Cùng với việc nâng cao chất lượng và đưa ra các loại sản phẩm mới, anh Nguyễn Văn Tuấn đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu để nâng cao giá trị sản phẩm và dễ tiêu thụ. Đặc biệt, anh Tuấn hướng 3 sản phẩm gắn sao OCOP như: Đông trùng hạ thảo sấy khô Đăng Khoa, Mật ong ngâm đông trùng hạ thảo Đăng Khoa và rượu đông trùng hạ thảo Đăng Khoa.


Sản phẩm đông trung hạ thảo của anh Tuấn hướng tới gắn "sao" OCOP


Đông trùng hạ thảo sau khi thu hoạch, sơ chế, xử lý và ngâm trực tiếp với rượu truyền thống Nga Sơn. Từ bao đời nay cùng với "Chiếu cói Nga Sơn…", rượu Nga Sơn với những cái tên nổi tiếng gắn cùng địa danh quen thuộc như: Rượu Chính Đại, rượu Hồ Vương, rượu Bạch Câu…

Rượu Nga Sơn được ví trong như nước suối, thơm hương nếp mới. Cùng với sự kết hợp của đông trùng hạ thảo và rượu Nga Sơn hòa quyện vào nhau tạo nên thương hiệu riêng biệt.

Theo tìm hiểu đông trùng hạ thảo có chứa thành phần protein, axit trùng thảo, đồng, kẽm, sắt, mangan, cordycepin, canxi, trace elements và 18 loại axit amin vô cùng dồi dào. Nhờ đó, đông dược này có tác dụng bồi bổ cơ thể, tráng dương, ngăn ngừa lão hóa và điều trị rất nhiều căn bệnh của con người.

Nguyễn Thuấn

Nguyễn Thuấn

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Khi sâm Ngọc Linh hội nhập môi trường số

Khi sâm Ngọc Linh hội nhập môi trường số

Việc đưa sâm Ngọc Linh hội nhập vào môi trường số sẽ giúp tăng hiệu quả kinh doanh, bảo vệ uy tín, thương hiệu sâm này. Đồng thời giúp doanh nghiệp, hộ kinh doanh mở rộng thị trường, là địa chỉ uy tín cho khách hàng có nhu cầu về sâm Ngọc Linh.
Làm chủ công nghệ IVF, TH giúp nâng cao vị thế Việt Nam trên bản đồ chăn nuôi bò sữa thế giới

Làm chủ công nghệ IVF, TH giúp nâng cao vị thế Việt Nam trên bản đồ chăn nuôi bò sữa thế giới

“Việc làm chủ được công nghệ phôi IVF (thụ tinh ống nghiệm) cho bò sữa sẽ giúp Tập đoàn TH và ngành chăn nuôi trong nước hiện thực hóa giấc mơ tự chủ hoàn toàn về giống bò sữa” – TS Hoàng Kim Giao, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam nhấn mạnh.
Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Thống kê từ 27 địa phương có công văn gửi Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) cho thấy, đã có 978 sản phẩm được công nhận 4 sao, trong đó có 607 (chiếm 62%) sản phẩm đã được bảo hộ quyền SHTT, các sản phẩm còn lại đều đã nộp đơn đăng ký tại Cục SHTT.
Hiến kế để phát triển bền vững ngành hàng cà phê Việt Nam

Hiến kế để phát triển bền vững ngành hàng cà phê Việt Nam

Chiều 30/3, tại trung tâm thương mại Gigamall (số 240 – 242 Phạm Văn Đồng, TP.Thủ Đức, TP.HCM), Báo Người Lao Động đã tổ chức khai mạc lễ hội “Tôn vinh cà phê – trà Việt” lần 2 - năm 2024.
Hải Phòng đón nhận bằng Di tích quốc gia Đền thờ Phạm Thượng Quận

Hải Phòng đón nhận bằng Di tích quốc gia Đền thờ Phạm Thượng Quận

Với những giá trị, ý nghĩa lịch sử, văn hóa tiêu biểu, Đền thờ Phạm Thượng Quận, xã An Hưng, huyện An Dương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng xếp hạng Di tích Quốc gia theo Quyết định số 4244/QĐ-BVHTTDL ngày 29/12/2023.
Hội nghị Sở hữu trí tuệ 2024: Những vướng mắc và giải pháp trong bảo hộ nhãn hiệu

Hội nghị Sở hữu trí tuệ 2024: Những vướng mắc và giải pháp trong bảo hộ nhãn hiệu

Hội nghị sẽ tập trung thảo luận về thực trạng, sở hữu trí tuệ với công tác bảo hộ, quản lý và phát triển sản phẩm OCOP; những vướng mắc và giải pháp trong bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài cho các doanh nghiệp và sản phẩm chủ lực địa phương.
Dâu tây vào suất ăn phục vụ hành khách Vietnam Airlines: Cơ hội quảng bá, nâng tầm thương hiệu nông sản Sơn La

Dâu tây vào suất ăn phục vụ hành khách Vietnam Airlines: Cơ hội quảng bá, nâng tầm thương hiệu nông sản Sơn La

Từ ngày 26-30/3, dâu tây Sơn La sẽ được đưa vào suất ăn phục vụ hành khách trên các chuyến bay nội địa và quốc tế, đây là cơ hội để Sơn La quảng bá, giới thiệu, nâng tầm thương hiệu và giá trị các sản phẩm nông sản.
Hải Dương đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm vải thiều Thanh Hà

Hải Dương đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm vải thiều Thanh Hà

Năm 2024, Hải Dương có 8.850 ha vải. Trong đó có 2.700 ha vải sớm và 6.150 ha vải thiều chính vụ. Riêng diện tích vải sớm của huyện Thanh Hà là 1.700 ha gồm vải u trứng trắng, u trứng gai, u hồng, tàu lai.
Việc xây dựng thương hiệu nông sản Việt vẫn rất “mờ nhạt”

Việc xây dựng thương hiệu nông sản Việt vẫn rất “mờ nhạt”

Việc xây dựng thương hiệu nông sản Việt đến nay vẫn rất “mờ nhạt”. Hiện có đến 90% nông sản vẫn xuất khẩu dưới dạng thô; 80% sản lượng nông sản xuất khẩu chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác riêng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động