Cập nhật giá cà phê hôm nay 04/01/2022: Điều chỉnh giảm nhẹ Cập nhật giá cà phê hôm nay 03/01/2022: Lặng sóng ngày đầu tuần Cập nhật giá cà phê hôm nay 02/01/2022: Chưa xuất hiện điều chỉnh |
Cập nhật giá cà phê trong nước
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.500 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.400 đồng/kg.
Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 41.300 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 41.300 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 41.200 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
![]() |
Cập nhật giá cà phê hôm nay 05/01/2022: Tiếp tục giảm nhẹ |
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 41.300 đồng/kg (Chư Prông).
Ở Pleiku và La Grai cùng giá 41.200 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 41.200 đồng/kg.
Theo các chuyên gia nhận định, hiện nay cà phê Việt Nam đang rẻ nhất thế giới, thay vì Brazil trước đây do cơ chế trừ lùi. Giá của Việt Nam phải trừ lùi tới 450 - 500 USD/tấn. Lịch sử ngành cà phê Việt Nam chưa bao giờ phải trừ lùi nhiều như thế. Trong khi đó, giá cà phê của Brazil là giá cộng.
Theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (Vicofa) kim ngạch xuất khẩu cà phê niên vụ 2020 - 2021 đạt 2,8 tỷ USD, tương đương so với niên vụ 2019 - 2020 mặc dù lượng giảm khoảng 10% xuống 1,5 triệu tấn. Trong 10 năm tới (2030), mục tiêu kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 5 - 6 tỷ USD, tức gấp hơn 2 lần so với hiện tại, với phương châm "Năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng".
Có thể thấy chiến lược ngành cà phê trong thời gian tới là đẩy mạnh mặt hàng cà phê chế biến (cà phê rang xay, cà phê hòa tan,..) hơn là chú trọng vào số lượng cà phê nhân như hiện nay bởi bài học quá khứ cho thấy nếu tăng diện tích hơn nữa, cơn ác mộng dư cung, giá giảm sẽ quay trở lại.
Trong niên vụ 2020 - 2021, Việt Nam xuất khẩu được 121 nghìn tấn, kim ngạch 433 triệu USD cà phê chế biến sâu. Như vậy, mặc dù lượng chỉ chiếm 8% nhưng kim ngạch xuất khẩu cà phê chế biến chiếm 15% tổng kim ngạch của mặt hàng này.
Giá cho một tấn cà phê chế biến trung bình đạt gần 3.600 USD/tấn trong khi giá cà phê nhân trên sàn khoảng 2.400 USD. Đó là chưa kể, cà phê Việt Nam phải chịu cảnh trừ lùi. Có thời điểm, cà phê nhân Việt Nam bị trừ lùi mức cao kỷ lục lên tới 500 USD/tấn.
Cập nhật giá cà phê thế giới
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2022 giảm 21 USD/tấn ở mức 2.467 USD/tấn, giao tháng 3/2022 giảm 21 USD/tấn ở mức 2.349 USD/tấn.
Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 tăng 8,45 cent/lb, ở mức 231,75 cent/lb, giao tháng 5/2022 tăng 8,5 cent/lb, ở mức 231,8 cent/lb.
Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021-2022 cũng dự kiến giảm 3,8 triệu bao so với niên vụ trước, xuống còn 117,2 triệu bao, do khối lượng xuất khẩu của Brazil giảm mạnh, mặc dù xuất khẩu của Việt Nam dự báo tăng.
Trong Báo cáo, USDA ước tính, sản lượng của Brazil sẽ giảm 13,6 triệu bao xuống 56,3 triệu trong niên vụ 2021-2022. Hạt arabica, chiếm 70% sản lượng cà phê của Brazil, được dự báo sẽ giảm 14,7 triệu bao xuống 35 triệu bao. Theo nhận định của các nhà phân tích tại Tridge, cây cà phê arabica tại Brazil bước vào chu kỳ năng suất thấp hai năm một lần và ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết bất lợi. Có khả năng phải mất vài mùa vụ để sản xuất cà phê của Brazil trở lại bình thường vì có thể mất tới 5 năm để cây cà phê trưởng thành.
Bên cạnh sự sụt giảm sản lượng, các nhà xuất khẩu Brazil cũng gặp nhiều trở ngại trong việc thuê tàu chở hàng và container, trong khi các chuyến hàng thường xuyên bị hoãn và hủy từ các công ty vận chuyển.
Các nhà phân tích cho biết: “Khả năng điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn trong năm tới là không thể phủ nhận. Brazil đã phải hứng chịu nhiều thiệt hại trong năm 2022 do mưa lớn, hạn hán và băng giá. Cây trồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức các biện pháp phòng ngừa rủi ro của người nông dân trở nên không hiệu quả”
Với nguồn cung giảm, xuất khẩu cà phê của Brazil dự kiến sẽ giảm 11,7 triệu bao từ mức kỷ lục của niên vụ trước xuống còn 30 triệu bao và dự trữ cuối kỳ được dự báo sẽ giảm 500.000 bao còn 2,9 triệu bao.
Trong khi đó, tiêu thụ cà phê toàn cầu dự báo tăng 1,5 triệu bao lên 165 triệu bao, với mức tăng chủ yếu tại EU, Mỹ và Brazil. Tiêu thụ cà phê của Brazil dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên mức kỷ lục 23,7 triệu bao. Tiêu thụ tăng trong khi sản lượng sụt giảm, tồn kho cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021-2022 dự kiến sẽ giảm 6,3 triệu bao xuống 30 triệu bao, mức thấp nhất trong 5 niên vụ vừa qua.