Cao su Việt Nam còn đối diện với nhiều khó khăn bởi đại dịch

TH&SP Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản cho rằng, xuất khẩu cao su của Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn do tình hình dịch COVID-19 lan khắp thế giới, mối lo ngại về sự suy thoái toàn cầu đang diễn ra, làm giảm cơ hội mở rộng thị trường của cao su Việt Nam.

Báo cáo của Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ N&PTNT) cho biết, khối lượng xuất khẩu cao su tháng 4/2020 ước đạt 40.000 tấn với giá trị đạt 52 triệu USD, lũy kế xuất khẩu cao su 4 tháng đầu năm 2020 đạt 267.000 tấn và 383 triệu USD, giảm 35,4% về khối lượng và giảm hơn 31% về giá trị so với cùng kì năm 2019.

Trung Quốc, Ấn Độ, và Hàn Quốc tiếp tục là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2020, chiếm thị phần lần lượt là 61,3%, 6,5% và 3,7%.

Tháng 3/2020, doanh số bán ô tô tại Trung Quốc giảm 43,3% so với tháng 3/2019. Sản lượng lốp xe trong quý I/2020 của Tập đoàn Goodyear Tire & Rubber GT.O giảm 18% và doanh số bán giảm khoảng 17%.



Dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến cao su

Tại thị trường trong nước giá mủ cao su nguyên liệu diễn biến ổn định trong tháng 4/2020. Giá mủ tại Đồng Nai tiếp tục không thay đổi ở mức 12.000 đồng/kg. Cây cao su ở Bình Phước vẫn đang trong giai đoạn thay lá, tạm ngừng cạo mủ. Thị trường cao su trong nước vẫn trầm lắng.

Trong khi đó, trên thị trường thế giới nhu cầu tiêu dùng cao su ở mức thấp do đại dịch COVID-19 khiến ngành sản xuất ô tô gặp nhiều khó khăn và thị trường lo ngại kinh tế thế giới suy thoái.

Tập đoàn ô tô Toyota sẽ giảm sản lượng xe thành phẩm 40% tại Nhật Bản trong tháng 5/2020 do nhu cầu toàn cầu giảm bởi đại dịch COVID-19. Hầu hết các nhà máy tại châu Mỹ, châu Âu và một số nhà máy sản xuất lốp xe tại châu Á- Thái Bình Dương vẫn đóng cửa.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) quý I/2020, mặc dù nhu cầu cao su toàn cầu ở mức thấp, nhưng thị trường được hỗ trợ bởi sản lượng giảm do cây cao su vào mùa rụng lá.

Dự kiến quý II/2020 là giai đoạn bắt đầu mùa thu hoạch cao su tại các nước Đông Nam Á, nhu cầu cao su tự nhiên từ các nước tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Mỹ, châu Âu ở mức thấp và giá dầu thô giảm kỉ lục sẽ gây áp lực đối với giá cao su tự nhiên.

Theo Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên (ARNPC), năm 2020, tổng diện tích cao su trưởng thành của các nước thuộc ARNPC dự kiến mở rộng thêm 317.000 ha, khiến dự báo nguồn cung cao su thiên nhiên thế giới tăng 3,8% lên mức 14,2 triệu tấn. Trong khi đó nhu cầu chỉ ở mức 14 triệu tấn, tăng 2,7%.

Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản cho rằng, xuất khẩu cao su của Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn do tình hình dịch COVID-19 lan khắp thế giới, mối lo ngại về sự suy thoái toàn cầu đang diễn ra, làm giảm cơ hội mở rộng thị trường của cao su Việt Nam.

Do ngành sản xuất xe hơi suy giảm nên dẫn đến sự đình trệ của sản xuất lốp xe, kéo theo nhu cầu về cao su giảm mạnh cùng với giá dầu trong xu thế giảm cũng gián tiếp ảnh hưởng đến nhu cầu về cao su của thế giới.

Diệp Bắc

Diệp Bắc

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đầu tư tư nhân và tiêu dùng là chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đầu tư tư nhân và tiêu dùng là chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Kinh tế Việt Nam đang hồi phục tăng dần, năm 2024 có thể đạt mục tăng trưởng 6 - 6,5 %. Theo TS. Cấn Văn Lực, kích cầu đầu tư tư nhân và tiêu dùng là chìa khóa để mở ra thêm trợ lực tăng trưởng kinh tế.
Thanh Hoá: Sắp có thêm Nhà máy chế biến gỗ và sắn lát 100 tỷ đồng

Thanh Hoá: Sắp có thêm Nhà máy chế biến gỗ và sắn lát 100 tỷ đồng

Theo quyết định của UBND tỉnh Thanh hoá, Nhà máy chế biến gỗ và sắn lát Nghi Sơn được thực hiện trên khoảng 1,48ha diện tích đất tại xã Trường Lâm thị xã Nghi Sơn, với vốn đầu tư 105 tỷ đồng. Nhà máy này chế biến cắt lát sắn củ, sản xuất gỗ Pallet, gỗ xẻ than, nan, gỗ ghép thanh. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm.
Giá vàng, tỷ giá USD/VND có hạ nhiệt sau loạt giải pháp của Ngân hàng Nhà nước?

Giá vàng, tỷ giá USD/VND có hạ nhiệt sau loạt giải pháp của Ngân hàng Nhà nước?

Đấu thầu vàng miếng hay bán ngoại tệ can thiệp là các giải pháp Ngân hàng Nhà nước đưa ra trong bối cảnh tỷ giá USD/VND, giá vàng liên tục tăng nóng trong thời gian qua.
Chủ tịch Techcombank: Lợi nhuận quý I rất tốt và chắc chắn vượt kế hoạch đề ra

Chủ tịch Techcombank: Lợi nhuận quý I rất tốt và chắc chắn vượt kế hoạch đề ra

Sáng 20/4, Techcombank tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên với sự tham gia của gần 500 cổ đông. Các nội dung đề cập trong đại hội gồm: báo cáo kết quả kinh doanh; báo cáo kết quả hoạt động của HĐQT, Ban kiểm soát; thông qua tờ trình về báo cáo tài chính; phương án chi trả cổ tức, dự kiến nhân sự bầu vào HĐQT.
Xuất khẩu gạo tiếp tục thuận lợi

Xuất khẩu gạo tiếp tục thuận lợi

Quý đầu năm 2024, ngành gạo xuất khẩu 2,18 triệu tấn, mang về doanh thu 1,43 tỷ USD, tăng 17,6% về lượng, tăng 45,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Song song với đó, lần đầu tiên Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore.
Áp phí giao dịch ngoại tệ chỉ 1%, thẻ tín dụng quốc tế BAC A BANK “ghi điểm” với người tiêu dùng

Áp phí giao dịch ngoại tệ chỉ 1%, thẻ tín dụng quốc tế BAC A BANK “ghi điểm” với người tiêu dùng

Nhằm mang lại đặc quyền thiết thực cho chủ thẻ tín dụng quốc tế BAC A BANK MasterCard khi chi tiêu bằng ngoại tệ, Ngân hàng này áp dụng mức phí giao dịch ngoại tệ siêu ưu đãi chỉ 1% dành cho cả hai dòng thẻ trong cả năm 2024 bắt đầu từ ngày 22/04 này.
Đầu tư shophouse sinh lợi ngay với số vốn chỉ từ 3,9 tỷ đồng

Đầu tư shophouse sinh lợi ngay với số vốn chỉ từ 3,9 tỷ đồng

Chuyên gia đánh giá, shophouse khối đế có khả năng khai thác cho thuê, kinh doanh ngay tạo dòng tiền đang là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư.
Gỡ khó cho doanh nghiệp thủy sản về hạn ngạch xuất khẩu và chỉ tiêu kháng sinh

Gỡ khó cho doanh nghiệp thủy sản về hạn ngạch xuất khẩu và chỉ tiêu kháng sinh

Hạn ngạch xuất khẩu và chỉ tiêu kháng sinh đối với doanh nghiệp thủy sản đang là thử thách lớn. Cần nhanh chóng tìm ra giải pháp nhằm gỡ khó cho doanh nghiệp trong thời gian tới, để đảm bảo mở rộng thị trường xuất khẩu và duy trì uy tín về chất lượng.
Tín chỉ carbon cần được xem như là tài nguyên quốc gia

Tín chỉ carbon cần được xem như là tài nguyên quốc gia

Theo TS Phạm Văn Đại, Giảng viên cao cấp Trường chính sách công và quản lý Fulbright, tín chỉ carbon cần được xem như là tài nguyên quốc gia, không phải tài nguyên vô tận hay tái tạo được.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động