Cần có sự thay đổi về phương thức quản lý vàng

Tại toạ đàm "Giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững", các chuyên gia đề nghị thay đổi cách thức quản lý hoạt động kinh doanh vàng bằng việc thành lập sàn giao dịch vàng, xóa bỏ thế độc quyền để huy động khoảng 400 tấn đang nằm trong két nhà dân.
Giá vàng hôm nay 24/1/2024: Vàng trong nước tăng mạnh Giá vàng hôm nay 25/1/2024: Vàng trong nước tiếp tục tăng Giá vàng hôm nay 26/1/2024: Vàng trong nước đồng loạt giảm
Cần có sự thay đổi về phương thức quản lý vàng.
Cần có sự thay đổi về phương thức quản lý vàng.

Thời gian qua, các cơ chế, chính sách về quản lý, phát triển thị trường vàng ở nước ta được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm, không ngừng bổ sung và hoàn thiện. Qua đó, thị trường vàng cơ bản có sự phát triển ổn định, có những đóng góp hết sức hiệu quả đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước cũng như mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thị trường vàng của Việt Nam cũng còn những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý, xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau liên quan đến cơ chế, chính sách, tâm lý người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư…

Một lượng lớn vàng bị "đóng băng"

Chia sẻ tại tọa đàm "Giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững" do Cổng thông điện tử Chính phủ tổ chức, GS.TS Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cho biết: Thực tế những năm qua, hầu như Nhà nước lấy một thương hiệu vàng SJC là thương hiệu vàng quốc gia. Vàng ngoài độc quyền thì đáng sản xuất vẫn phải sản xuất, phải cung ra, nhưng trên thực tế thì hầu như không có chuyện sản xuất thêm vàng miếng. Chính vì vậy, tâm lý của người dân Việt Nam chúng ta từ xưa đến nay liên quan đến chuyện tích trữ để bảo đảm an toàn, phòng tránh rủi ro. Và trong các phương tiện tích trữ thì đương nhiên vàng là một phương tiện tích trữ bảo đảm nhất. Đấy là cả thế giới chứ không riêng Việt Nam nhưng Việt Nam thì tâm lý truyền thống đó cao hơn.

Trong bối cảnh người ta cần có tích lũy như thế mà vàng miếng là vàng tích lũy, vàng SJC lại được xác định là vàng thương hiệu quốc gia thì đương nhiên người dân tích lũy sẽ chọn vàng tin cậy nhất. Mặc dù SJC và các vàng miếng khác có thể cùng chất lượng như nhau nhưng đây là vàng thương hiệu quốc gia thì đương nhiên đấy là vàng được tin cậy. Tích lũy bao giờ cũng bảo đảm an toàn nhất nên người ta đều mong muốn mua, tích lũy, sở hữu vàng SJC. Trong khi cung không có mà cầu có thực thì đương nhiên sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối cung cầu và giá vàng sẽ tăng.

Vàng không có nhập khẩu có nghĩa là gì? Chúng ta không có chuyện liên thông. Ví dụ trong nước giá cao, chúng ta nhập khẩu vào để cân bằng. Nếu trong nước giá thấp, thế giới giá cao, xuất khẩu ra để cân bằng. Nhưng đây không có quan hệ xuất nhập khẩu như thế. Như vậy không có việc chúng ta cân bằng được giữa thị trường vàng trong nước và thế giới dẫn đến tình trạng thế giới có thể tăng một chút thì trong nước tăng rất cao. Như chúng ta biết, có những thời kỳ tăng đến 20 triệu một lượng. Điều này là rất phi lý.

Khi có tình trạng không liên thông dẫn đến tăng như thế, rõ ràng hậu quả xảy ra sẽ rất lớn. Đầu tiên, đương nhiên những người có nhu cầu sở hữu vàng, cất trữ vàng sẽ bị thiệt hại, phải mua vàng với một cái giá rất cao.

Thứ hai, không bình đẳng giữa những vàng miếng như nhau, có thể chất lượng cùng 9999 như nhau nhưng vàng SJC Nhà nước bảo hộ thì giá rất cao. Các vàng khác không được bảo hộ thì đương nhiên giá sẽ thấp.

Thứ ba, sẽ nguy hại không phải chỉ riêng cho người dân mà còn thiệt hại về mặt xã hội. Khi giá vàng trong nước và giá vàng thế giới chênh lệch nhiều đến như thế sẽ sinh lợi cho việc nhập lậu vàng. Nhà nước không cấp phép nhập vàng thì người ta sẽ buôn lậu.

Thực tế cho thấy khi lợi nhuận càng cao, tình trạng buôn lậu sẽ diễn ra càng lớn bởi vì giữa lợi nhuận và xác suất bị phát hiện khi buôn lậu, người ta sẵn sàng buôn lậu vì dù có thể bị bắt giữ, người ta vẫn có thể bù lại được. Buôn lậu tăng lên như thế thì rõ ràng không thể nói chúng ta quản lý tốt thị trường vàng được, thất thu thuế, không tạo ra một thị trường cạnh tranh minh bạch, bình đẳng. Và đã buôn lậu thì sẽ vẫn có tình trạng thất thoát về ngoại tệ. Chúng ta không quản lý được ngoại tệ cũng có thể dẫn đến chuyện quản lý tỷ giá.

Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam: Theo thông lệ quốc tế, người ta coi vàng là một loại hàng hóa. Và quy định có hai loại vàng là vàng vật chất và vàng phi vật chất. Vàng vật chất bao gồm vàng thỏi, vàng miếng, đồng tiền vàng, trang sức. Còn vàng phi vật chất bao gồm vàng tài khoản và các chứng chỉ về vàng được giao dịch rất thông dụng trên thị trường. Trong Nghị định 24/2012/NĐ-CP chỉ đề cập đến vàng vật chất, đặc biệt vàng miếng được chọn là thương hiệu quốc gia và được Nhà nước độc quyền sản xuất và kinh doanh.

Cần thay đổi phương thức quản lý vàng

GS.TS Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội. (Ảnh: VGP)
GS.TS Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội. Ảnh: VGP

“Trong tình hình hiện nay, rất cần có sự thay đổi về phương thức quản lý. Chắc chắn chúng ta phải nghĩ đến chuyện thay đổi, sửa đổi quy định Nghị định số 24/2012/NĐ-CP này. Chẳng hạn, bây giờ không nhất thiết phải độc quyền nhà nước về một thương hiệu vàng.

Có lẽ vàng là một hàng hóa khá thông thường, mọi người đều có thể sử dụng và Nhà nước quản lý mặt hàng này rất dễ, không nhất thiết phải độc quyền”, GS.TS. Hoàng Văn Cường nói.

GS.TS. Hoàng Văn Cường cho rằng, phương thức quản lý bây giờ phải khác đi dùng các công cụ điều tiết như: Thuế, kiểm soát thông tin. Phải xem lại việc cấp quota, hạn ngạch cho phép xuất khẩu bao nhiêu, sử dụng công cụ thuế để điều tiết… Như vậy, doanh nghiệp nào thấy cần thiết, có hiệu quả thì mới nhập, từ bỏ dần phụ thuộc phương thức quản lý hành chính.

Thứ hai, phải mở thêm các thị trường mới, giao dịch trên tài khoản, trên các công cụ tài chính, sẽ hạn chế được thị trường vàng vật chất, giúp tiện lợi hơn, hiệu quả, an toàn hơn, không cần thiết phải mua vàng miếng cất ở nhà nữa; từ đó sẽ thay thế dần được thị trường vàng vật chất, vàng miếng tích trữ.

Chúng ta cần có cơ chế và phân cấp độ cho các sàn vàng, không chỉ mỗi Nhà nước mà các ngân hàng lớn, các cơ quan lưu ký có đủ tiềm lực đều có thể tham gia vào vào thị trường thứ cấp để lưu thông quốc tế; đồng thời, mở thị trường sơ cấp cho toàn dân có thể tham gia.

GS.TS. Hoàng Văn Cường cũng đề xuất cần có liên thông giữa thị trường trong nước và quốc tế. Không nên cấp quota theo dạng "xin-cho" mà có thể sử dụng các công cụ tài chính để điều tiết quan hệ xuất nhập khẩu, đồng thời quản lý để tránh tình trạng ồ ạt dùng ngoại tệ nhập vàng vào cho mục đích khác, làm mất cân đối ngoại tệ, mất khả năng điều hành tỉ giá.

Đồng tình với quan điểm cần có sự thay đổi, TS. Trần Thọ Đạt gợi ý: Thứ nhất, NHNN chỉ nên thực hiện quản lý và hoạch định hành chính, chính sách, điều tiết, dự trữ ngoại hối bằng vàng theo các pháp lệnh hiện hành, ví dụ như

pháp lệnh ngoại hối, Luật NHNN, Luật Các tổ chức tín dụng, mà không tham gia sản xuất kinh doanh và điều tiết thị trường vàng và các biện pháp hành chính, không trực tiếp can dự vào quá trình kinh doanh vàng, trả lại việc kinh doanh vàng cho thị trường.

Thứ hai, thị trường vàng Việt Nam đã đến lúc phải liên thông với thị trường thế giới, phải loại bỏ chênh lệch giá, đặc biệt là chênh lệch giá vàng SJC như hiện nay bằng các giải pháp thị trường. Đồng thời, chính sách quản lý thị trường vàng tiến tới tự do hoá xuất nhập khẩu thông qua quản lý thị trường hàng hoá, Nhà nước chỉ điều tiết về chính sách.

Thứ ba là phải sớm chuyển đổi thị trường vàng vật chất sang thị trường vàng kỳ hạn, giao dịch thông qua các hợp đồng...

Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam: Trên thế giới, theo khảo sát của chúng tôi và rất nhiều hội thảo, đồng thời cũng đã có cuộc làm việc với Hội đồng Vàng Thế giới đều khẳng định rất rõ là các nước trên thế giới, kể cả các nền kinh tế lớn, các ngân hàng Trung ương không quản lý trực tiếp về kinh doanh vàng bởi họ quan niệm vàng là một loại hàng hóa thông thường.

Tại các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan thì có Bộ Thương mại hoặc Bộ Công thương, Bộ Kinh tế quản lý. Ngân hàng Nhà nước chỉ quản lý về ngoại hối, điều tiết các dòng tiền ngoại tệ. Và các ngân hàng Trung ương ở các nước chỉ có vai trò dự trữ quốc gia, điều phối vàng như là một tài sản để dự trữ quốc gia. Đây là một công cụ để bảo đảm an ninh tiền tệ. Như vậy, ngân hàng Trung ương ở các nước không trực tiếp quản lý vàng.

Chính vì thế, vai trò như là ngân hàng Trung ương trong Nghị định 24 phát huy trong thời điểm mà thị trường vàng có những lộn xộn. Đến bây giờ, chúng ta vẫn duy trì việc độc quyền SJC sẽ dẫn đến sự chênh lệch rất lớn về giá vàng, mà thực tế đã chứng minh như vậy.

Ở Việt Nam, người dân coi vàng như là một phương tiện để tích trữ và phòng ngừa lạm phát, rủi ro. Nhưng chúng ta cũng thấy, đến bây giờ, giá trị đồng tiền Việt Nam rất ổn định; tỷ giá cũng rất ổn định. Chính vì thế người dân không dùng vàng để làm phương tiện thanh toán và không có khái niệm "vàng hóa". Bây giờ trên thị trường, không ai sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán nữa.

Vì thế, nếu chúng ta không khuyến khích người dân tích trữ vàng miếng nữa, theo chủ trương của Nhà nước là tập trung vào sản xuất trang sức để tăng giá trị thặng dư, tập trung vốn vào sản xuất và xuất nhập khẩu, thì phải xem xét lại cách thức quản lý thị trường vàng hiện nay. Nếu chúng ta quan niệm giống như các nước trên thế giới, vàng là một loại hàng hóa thì Ngân hàng Nhà nước không quản lý trực tiếp thị trường vàng nữa.

Chuyên gia kinh tế Trần Thọ Đạt đánh giá Công điện 1426/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ra đời vào ngày 27/12/2023 rất đúng lúc, nhất là trong lúc thị trường vàng trong nước so với thị trường vàng quốc tế có sự biến động rất mạnh về giá. Vấn đề cần quan tâm ở đây là sự chênh lệch giữa vàng miếng SJC với giá vàng quốc tế hiện nay đang ở mức rất cao thì Công điện 1426 cũng chỉ rõ nguyên tắc là phải điều hành theo cơ chế thị trường, phải khơi thông cung-cầu; và đặc biệt, thị trường vàng trong nước phải liên thông, bảo đảm phù hợp với biến động của giá vàng thế giới.

Như vậy, định hướng về giải pháp ở đây rất rõ ràng. Vấn đề là cách làm hiện nay như thế nào.

Ông Trần Thọ Đạt cho rằng, về điều hành theo cơ chế thị trường, tức là chúng ta cần phải làm cho cung-cầu gần nhau theo hướng không chênh lệch giữa giá vàng thế giới so với giá vàng trong nước. Theo ông, nếu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phải độc quyền vàng miếng SJC thì cần gia tăng Quỹ dự trữ vàng và sẵn sàng tăng cung vàng miếng một khi giá vàng SJC cao hơn bất thường so với giá vàng thế giới để bình ổn giá.

Giá vàng hôm nay 21/1/2024: Vàng trong nước quay đầu giảm Giá vàng hôm nay 21/1/2024: Vàng trong nước quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay 22/1/2024: Vàng trong nước chững lại Giá vàng hôm nay 22/1/2024: Vàng trong nước chững lại
Giá vàng hôm nay 23/1/2024: Vàng trong nước lao dốc Giá vàng hôm nay 23/1/2024: Vàng trong nước lao dốc
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bạn sẽ được chăm sóc sức khỏe toàn diện khi có sảm phẩm này trong tay

Bạn sẽ được chăm sóc sức khỏe toàn diện khi có sảm phẩm này trong tay

Việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân, hướng tới sự cân bằng cuộc sống và nuôi dưỡng hạnh phúc đang ngày càng trở thành mối quan tâm của mọi người, đặc biệt sau đại dịch Covid-19. Thấu hiểu được điều đó, BIDV trân trọng mang đến một sản phẩm tiên phong trên thị trường chăm sóc sức khỏe toàn diện có tên: Thẻ tín dụng quốc tế BIDV JCB Well-being - người đồng hành cùng bạn chăm sóc tài sản quan trọng nhất của mình.
Vì sao giá USD tăng kịch trần?

Vì sao giá USD tăng kịch trần?

Giá USD ngân hàng tăng mạnh lên 24.250 đồng. Theo chuyên gia, giá USD trong nước tăng chủ yếu do áp lực liên quan đến yếu tố quốc tế.
BIDV tiên phong triển khai Khung quản lý rủi ro môi trường  và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại

BIDV tiên phong triển khai Khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ban hành Khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại (Khung ESMS), đánh dấu một bước đi tiên phong trong việc đồng hành với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đẩy mạnh giao thương toàn cầu và tăng trưởng bền vững.
Cơ hội trúng Iphone 16 ProMax cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn chưa từng có cho khách hàng SHB

Cơ hội trúng Iphone 16 ProMax cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn chưa từng có cho khách hàng SHB

Từ nay đến hết ngày 28/02/2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai hàng loạt chương trình khuyến mãi cho khách hàng là chủ thẻ tín dụng quốc tế SHB với hàng ngàn ưu đãi hấp dẫn chưa từng có, trong đó giải nhất là chiếc Iphone 16 ProMax đời mới nhất trị giá 37 triệu đồng. Tổng giá trị các quà tặng lên tới 5 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu để hút tiền

Ngân hàng Nhà nước phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu để hút tiền

Sau gần 2 tháng tạm ngừng trong bối cảnh áp lực tỷ giá gia tăng, chiều 18/10, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu qua kênh thị trường mở để hút tiền.
Sau chuyển giao bắt buộc, số phận 2 ngân hàng 0 đồng sẽ ra sao?

Sau chuyển giao bắt buộc, số phận 2 ngân hàng 0 đồng sẽ ra sao?

Sau khi chính thức nhận chuyển giao ngân hàng 0 đồng, MB quyết định cử ông Lê Xuân Vũ - thành viên Ban điều hành MB - đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc thường trực của OceanBank. Vietcombank cho biết CB vẫn là pháp nhân độc lập và không thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính.
BAC A BANK cho vay phát triển nông nghiệp với hạn mức lên tới 10 tỷ đồng

BAC A BANK cho vay phát triển nông nghiệp với hạn mức lên tới 10 tỷ đồng

Với mục tiêu tạo thêm động lực phát triển nông nghiệp - góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) luôn chú trọng đồng hành cùng khách hàng nâng cao năng lực hoạt động, mới đây nhất có thể kể tới việc triển khai sản phẩm Cho vay sản xuất kinh doanh nông nghiệp dành cho khách hàng cá nhân.
BIDV và HFIC: Hợp tác thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội TP. Hồ Chí Minh

BIDV và HFIC: Hợp tác thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội TP. Hồ Chí Minh

Ngày 17/10/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước TP. Hồ Chí Minh (HFIC) đã ký kết thỏa thuận hợp tác. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên nhằm thúc đẩy triển khai các chương trình tín dụng hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại TP. Hồ Chí Minh.
Chính thức chuyển giao CBBank, OceanBank về Vietcombank và MB

Chính thức chuyển giao CBBank, OceanBank về Vietcombank và MB

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức chuyển giao bắt buộc hai ngân hàng CBBank, Oceanbank về Vietcombank và MB trong chiều nay.
BIDV và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác

BIDV và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác

Ngày 16/10/2024 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam (VYEA) tiến hành ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa hai đơn vị. Đây là cơ sở để triển khai các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực và khả năng tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp là hội viên VYEA; phù hợp với định hướng của Chính phủ về thúc đẩy phát triển cộng đồng doanh nhân trẻ, và mục tiêu, tôn chỉ hoạt động của hai bên.
Game tương tác trên ứng dụng BIDV SmartBanking: làm sạch biển, nhận quà "sống xanh"

Game tương tác trên ứng dụng BIDV SmartBanking: làm sạch biển, nhận quà "sống xanh"

Robot BIDV Smart AI đã xuất hiện trở lại với diện mạo khác biệt cùng trải nghiệm hoàn toàn mới trong “BIDV Green Mission” - game tương tác kết hợp bảo vệ môi trường đầu tiên trên ứng dụng BIDV SmartBanking. Thử thách hấp dẫn cùng hàng trăm nghìn giải thưởng có tổng giá trị lên tới 3 tỷ đồng, “BIDV Green Mission” mang đến nhiều trải nghiệm thú vị và bài học môi trường ý nghĩa.
Khánh thành 2 công trình lớp học trị giá 12,5 tỷ đồng tại tỉnh Điện Biên do SHB trao tặng

Khánh thành 2 công trình lớp học trị giá 12,5 tỷ đồng tại tỉnh Điện Biên do SHB trao tặng

Vượt qua những điều kiện khắc nghiệt về thời tiết, giao thông và địa hình, hai công trình lớp học do SHB tài trợ xây dựng tại huyện Tủa Chùa và Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đã chính thức được khánh thành và đưa vào hoạt động.
Lãi suất cho vay mua nhà thấp kỷ lục, tại sao người dân không mặn mà?

Lãi suất cho vay mua nhà thấp kỷ lục, tại sao người dân không mặn mà?

Các ngân hàng đang không ngừng tung ra những gói cho vay mua nhà với lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên, giá nhà tăng cao nên tín dụng bất động sản ở hạng mục này chưa tăng như kỳ vọng.
Khơi thông “điểm nghẽn” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Khơi thông “điểm nghẽn” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tại Hội thảo “Thuê tài chính – Kênh tiếp cận vốn trung dài hạn hiệu quả, phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa”, 150 nhà quản lý, chuyên gia và lãnh đạo các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã thảo luận về các giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tiếp cận vốn hiệu quả. Hội thảo do Công ty Cho thuê tài chính TNHH BIDV-SuMi TRUST (BSL) phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ DNNVV (thuộc VCCI) tổ chức ngày 27/09/2024 tại Nghệ An.
SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát

SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025", với tinh thần tương thân tương ái và tôn chỉ hoạt động “Vì cộng đồng”, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) ủng hộ 30 tỷ đồng nhằm mang đến mái ấm vững chãi cho đồng bào khó khăn, chung tay thực hiện mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát tại tỉnh An Giang.
Những ưu đãi đặc biệt từ sự kết hợp BIDV - Casso

Những ưu đãi đặc biệt từ sự kết hợp BIDV - Casso

BIDV đã chính thức triển khai dịch vụ thu hộ qua tài khoản định danh BIDV VA Billing - dịch vụ ngân hàng tích hợp dựa trên công nghệ Open API dành cho khách hàng sử dụng dịch vụ kết nối của Casso (Payos) với nhiều tiện ích và ưu đãi hấp dẫn.
Ngân hàng BIDV ủng hộ 100 tỷ đồng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngân hàng BIDV ủng hộ 100 tỷ đồng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Vừa qua, tại Hà Nội, Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức “Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước” với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi”. Tại chương trình, BIDV đã đóng góp 100 tỷ đồng để chung tay cùng ngành ngân hàng ủng hộ số tiền 1.000 tỷ đồng nhằm thực hiện chương trình an sinh xã hội có ý nghĩa này.
SHB dành gần 150 tỷ đồng đóng góp cho hoạt động an sinh xã hội

SHB dành gần 150 tỷ đồng đóng góp cho hoạt động an sinh xã hội

SHB chủ động triển khai các hoạt động hỗ trợ người chịu thiệt hại, người có hoàn cảnh khó khăn hồi phục sau thiên tai và ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Agribank ủng hộ 100 tỷ đồng hưởng ứng đợt thi đua cao điểm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Agribank ủng hộ 100 tỷ đồng hưởng ứng đợt thi đua cao điểm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Ngày 05/10/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi”. Tại chương trình, Agribank ủng hộ kinh phí 100 tỷ đồng, với mong muốn chung tay cùng hệ thống chính trị hoàn thành kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trong đợt thi đua cao điểm từ nay đến hết năm 2025.
5 cổ phiếu nào bị HOSE đưa vào diện hạn chế giao dịch, kiểm soát?

5 cổ phiếu nào bị HOSE đưa vào diện hạn chế giao dịch, kiểm soát?

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) liên tiếp ra thông báo về việc xử lý vi phạm đối với loạt cổ phiếu DAG, SJF, PSH, PMG, KPF.
Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định mới về lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ

Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định mới về lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư 46/2024/TT-NHNN quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Lãi suất liên ngân hàng tăng vọt vượt ngưỡng 4%

Lãi suất liên ngân hàng tăng vọt vượt ngưỡng 4%

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục bơm ròng trên thị trường mở và lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn ngắn đã tăng lên trên 4%/năm.
Người dân gửi 6,838 triệu tỉ đồng vào ngân hàng, mức cao kỷ lục

Người dân gửi 6,838 triệu tỉ đồng vào ngân hàng, mức cao kỷ lục

Tính đến cuối tháng 7/2024, lượng tiền gửi vào ngân hàng của dân cư đạt 6,838 triệu tỉ đồng, đây là mức được xem là cao nhất từ trước đến nay.
SeABank dành 5.000 tỷ đồng cho vay khách hàng cá nhân bổ sung vốn kinh doanh

SeABank dành 5.000 tỷ đồng cho vay khách hàng cá nhân bổ sung vốn kinh doanh

Nhằm tiếp tục tri ân và hỗ trợ tối đa cho khách hàng nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tiếp tục triển khai chương trình ưu đãi “Chọn SeABank - Nhiều lợi ích – Ít âu lo” với việc tăng thêm ưu đãi cho gói “Vay nhiều lãi ít - Lãi suất ưu đãi” với lãi suất chỉ từ 4,5%/năm áp dụng cho khách hàng cá nhân khi vay bổ sung vốn kinh doanh.
ADB viện trợ 2 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão số 3

ADB viện trợ 2 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão số 3

ADB đã phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam cung cấp các dịch vụ cứu trợ khẩn cấp và nhân đạo cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi).
Sau "chiến dịch" xác thực sinh trắc học, số tài khoản lừa đảo giảm mạnh

Sau "chiến dịch" xác thực sinh trắc học, số tài khoản lừa đảo giảm mạnh

Theo đại diện Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước, số liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng cho thấy, số tài khoản nhận tiền lừa đảo trong tháng 8 giảm khoảng 72% so với trung bình 7 tháng đầu năm, khi chưa thực hiện xác thực sinh trắc học.
Bảo hiểm bồi thường hơn 9.000 tỷ đồng thiệt hại do bão số 3

Bảo hiểm bồi thường hơn 9.000 tỷ đồng thiệt hại do bão số 3

Tính đến ngày 20/9, tổng số tiền ước tính thiệt hại do bão số 3 và chi trả quyền lợi bảo hiểm là 9.013 tỷ đồng.
Quỹ Citi hỗ trợ 80.000 USD khắc phục hậu quả bão Yagi tại Việt Nam

Quỹ Citi hỗ trợ 80.000 USD khắc phục hậu quả bão Yagi tại Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Trước những thiệt hại nghiêm trọng do siêu bão Yagi gây ra, Quỹ Citi đã cam kết tài trợ 80.000 USD cho Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc Hoa Kỳ (UNICEF USA) để hỗ trợ Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc Việt Nam (UNICEF Việt Nam) trong việc triển khai hàng loạt các hoạt động hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thiên tai.
BIDV phát hành thành công 3.000 tỷ đồng Trái phiếu bền vững

BIDV phát hành thành công 3.000 tỷ đồng Trái phiếu bền vững

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã phát hành thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu tự nguyện tuân thủ theo Hướng dẫn trái phiếu bền vững của Hiệp hội thị trường vốn quốc tế (ICMA). Nguồn vốn này sẽ được BIDV sử dụng để cho vay các dự án mang lại tác động tích cực cho môi trường và xã hội.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động