Bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản và công nghiệp khai khoáng

Đề cập về trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản, nhiều ĐBQH thống nhất cho rằng, việc giao cho Bộ ngành, cơ quan nào chịu trách nhiệm trong lập quy hoạch khoáng sản đều phải bảo đảm sự phân công, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, phát huy được tối đa năng lực tổ chức của các cơ quan quản lý nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản và công nghiệp khai khoáng.
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Địa chất và khoáng sản tại Kỳ họp thứ 7
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Địa chất và khoáng sản tại Kỳ họp thứ 7

Sau 13 năm thi hành Luật Khoáng sản năm 2010, hệ thống văn bản pháp luật về khoáng sản cơ bản đầy đủ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản; đẩy mạnh điều tra địa chất về khoáng sản và công nghiệp khai khoáng; quản lý khoáng sản ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn. Nhiều chính sách quan trọng vẫn còn nguyên giá trị và được tiếp tục kế thừa.

Tuy nhiên, trong quá trình thực thi Luật vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Thứ nhất, Luật Khoáng sản chưa quy định quản lý nhà nước về địa chất, nhất là quản lý thống nhất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành; đặc biệt chưa thống nhất quản lý thông tin, dữ liệu địa chất như Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị đã nêu.

Thứ hai, thủ tục hành chính cấp phép về khoáng sản làm vật liệu san lấp còn phức tạp; chưa phân loại các đối tượng khoáng sản để áp dụng thủ tục hành chính tương ứng, phù hợp (thủ tục của mỏ đất san lấp phải thực hiện như một mỏ vàng).

Thứ ba, việc thu tiền cấp quyền khai thác theo trữ lượng khoáng sản còn gặp nhiều bất cập như: Tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo trữ lượng khoáng sản được phê duyệt chưa đảm bảo tính chính xác; Thu tiền cấp quyền khai thác trước khi tiến hành khai thác không tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản mỏ; Trường hợp khai thác không đủ trữ lượng được cấp phép hiện chưa có quy định việc hoàn trả tiền cấp quyền.

Với những tồn tại, bất cập nêu trên, dựa trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, Quốc hội đã xem xét, quyết định đưa dự án Luật Địa chất và khoáng sản vào Chương trình xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Gắn kết chặt chẽ, hiệu quả từ khâu quy hoạch, điều tra, thăm dò, khai thác đến chế biến và sử dụng khoáng sản

Dự án Luật Địa chất và khoáng sản trình ra Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 được xây dựng gồm 117 điều và được bố cục thành 12 chương, tăng 01 chương và 31 điều (so với Luật Khoáng sản năm 2010), tăng 01 chương và giảm 19 điều (so với Đề cương đã được thông qua).

Một trong những nội dung được đưa vào dự án Luật Địa chất và khoáng sản là Trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản được quy định tại Điều 15. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản nhóm 1; quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản nhóm 2. Đóng góp ý kiến về nội dung này, tại Kỳ họp thứ 7, các ĐBQH đã bày tỏ nhiều quan điểm.

Tuy nhiên, các ĐBQH đều thống nhất cho rằng, việc giao cho Bộ ngành, cơ quan nào chịu trách nhiệm trong lập quy hoạch khoáng sản đều phải bảo đảm sự phân công, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, phát huy được tối đa năng lực tổ chức của các cơ quan quản lý nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản và công nghiệp khai khoáng.

Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp
Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp

Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp thống nhất giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ liên ngành học, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, thăm dò, khai thác khoáng sản của nhóm 1 và nhóm 2; đồng thời sửa đổi luật hiện hành là quy định cho Bộ Công Thương và Bộ Xây dựng. Quy định này nhằm thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên quốc gia, đồng bộ với việc Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, kiểm tra, thanh tra hoạt động khoáng sản, phù hợp với chủ trương mỗi việc giao cho một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm.

Theo Đại biểu Phạm Văn Hòa, việc phân công cho nhiều cơ quan lập quy hoạch sẽ có những bất cập, chồng chéo, mất thời gian về thủ tục hành chính. Riêng quy hoạch của nhóm 3, nhóm 4 thuộc thẩm quyền của cấp nào cũng cần ghi cho rõ để dễ thực hiện, có thể giao cho Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh.

Đóng góp ý kiến về trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản ở Điều 15 dự án Luật, đại biểu Trần Thị Kim Nhung – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tán thành rất cao với ý kiến thứ 2 trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, đó là giao cho Bộ Công Thương để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản nhóm 1 và tương tự; giao cho Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch khoáng sản đối với nhóm 2.

Đại biểu Trần Thị Kim Nhung – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh
Đại biểu Trần Thị Kim Nhung – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh

Theo đại biểu Trần Thị Kim Nhung, nên giữ quy định như vậy với 3 lý do. Thứ nhất là không gây xáo trộn về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm quản lý của Nhà nước về khoáng sản, bởi vì sự thay đổi này chưa cần thiết và cũng chưa được đánh giá tác động. Thứ hai là quán triệt nghiêm túc với yêu cầu tại Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị là gắn kết chặt chẽ, hiệu quả từ khâu quy hoạch, điều tra, thăm dò, khai thác đến chế biến, sử dụng khoáng sản. Thứ ba, nếu giao Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì lập quy hoạch, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ vừa là cơ quan lập, vừa là cơ quan quản lý quy hoạch, đồng thời cũng là cơ quan cấp phép hoạt động khoáng sản. Như vậy, ở một góc độ nào đó, có thể có quan điểm coi đây là một quy định có nguy cơ tiềm ẩn phát sinh tiêu cực, tham nhũng.

Cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước

Dự án Luật Địa chất và khoáng sản quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức lập quy hoạch khoáng sản nhóm 1 và nhóm 2. Đại biểu Trần Văn Tiến – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng, việc khai thác, quản lý khoáng sản nhóm 1, nhóm 2 thuộc Bộ, ngành nào thì Bộ, ngành đó lập quy hoạch, thăm dò, khai thác khoáng sản và phê duyệt sau khi có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Như vậy sẽ đảm bảo sự thống nhất giữa quy hoạch và quản lý, khai thác khoáng sản.

 Đại biểu Trần Văn Tiến – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc
Đại biểu Trần Văn Tiến – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc

Đại biểu Hoàng Thị Đôi – Đoàn ĐBQH tỉnh Sơn La nêu quan điểm: Nội dung quy định tại Điều 15 như trong dự án Luật Địa chất và khoáng sản chưa có tính kế thừa những quy định về chức năng, nhiệm vụ của các Bộ đã được thể chế hóa tại Luật Khoáng sản, Luật Quy hoạch, nghị định của Chính phủ, Luật Tổ chức Chính phủ. Quy định như Điều 15 của dự án Luật sẽ dẫn đến mâu thuẫn đi kèm theo đó là các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn của địa phương bị xáo trộn, không thống nhất và nảy sinh nhiều bất cập. Đại biểu Hoàng Thị Đôi cho rằng, tác động chính sách này liên quan đến phân giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước chưa được cơ quan soạn thảo đánh giá, phân tích đầy đủ.

Các Bộ quản lý chuyên ngành là Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng thực hiện rà soát, điều chỉnh theo nhu cầu sử dụng của các ngành công nghiệp luyện kim, vật liệu xây dựng là phù hợp với thực tiễn, giúp gắn kết, hài hòa giữa việc thăm dò, khai thác với chế biến, sử dụng khoáng sản để đảm bảo nguồn nguyên liệu vừa đủ, cần thiết phục vụ sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng.

Việc quy định này bảo đảm sự phân công, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, phát huy được tối đa năng lực tổ chức của các cơ quan quản lý nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản và công nghiệp khai khoáng theo tinh thần Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị. Vì vậy, việc giao Bộ Công Thương và Bộ Xây dựng làm quy hoạch là phù hợp với các quy định hiện hành tại Luật Quy hoạch, Luật Khoáng sản và Luật Tổ chức Chính phủ và không gây mâu thuẫn, chồng chéo với các quy định pháp luật khác.

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự án Luật Địa chất và khoáng sản sẽ tiếp được cơ quan soạn thảo, thẩm tra tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu tối đa những ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, Bộ ngành để trình Quốc hội xem xét thông qua nếu đủ điều kiện tại Kỳ họp thứ 8 dự kiến diễn ra vào tháng 10/2024./.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tăng cường quản lý thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tăng cường quản lý thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than
Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chủ tịch Samsung hé lộ kế hoạch đầu tư vào Việt Nam trong 3 năm tới

Chủ tịch Samsung hé lộ kế hoạch đầu tư vào Việt Nam trong 3 năm tới

"Sự phát triển của Việt Nam cũng là sự phát triển của Samsung. Sự thành công của Việt Nam cũng là thành công của Samsung. Chúng tôi rất cảm ơn Việt Nam vì những hỗ trợ vừa qua", Chủ tịch Samsung Lee Jae Yong bày tỏ.
Từ 1/7 thêm nhóm người được hỗ trợ tiền đóng BHYT

Từ 1/7 thêm nhóm người được hỗ trợ tiền đóng BHYT

Từ 1/7/2024, người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được bổ sung vào nhóm đối tượng được Nhà nước hỗ trợ đóng BHYT.
Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư vào Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư vào Việt Nam

Sáng 1/7, tại Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc tọa đàm bàn tròn với lãnh đạo gần 20 tập đoàn lớn hàng đầu của nước này trong các lĩnh vực.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2024

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2024

Tăng lương cơ sở; mức lương hưu, trợ cấp BHXH; công khai người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng; sửa quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu; đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân tới Seoul, bắt đầu chuyến thăm chính thức Hàn Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân tới Seoul, bắt đầu chuyến thăm chính thức Hàn Quốc

Vào lúc 14h30 (giờ địa phương) ngày 30/6, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân, cùng Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay quân sự Seongnam ở Thủ đô Seoul, bắt đầu chuyến thăm chính thức Hàn Quốc.
Chi tiết bảng lương công chức, viên chức từ ngày 1/7

Chi tiết bảng lương công chức, viên chức từ ngày 1/7

Khi tăng mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng theo Kết luận của Bộ Chính trị thì lương công chức, viên chức từ 1/7 thấp nhất 3,1 triệu đồng một tháng, cao nhất là chuyên gia cao cấp bậc 3 với 23,4 triệu đồng, chưa tính phụ cấp.
Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội diễn ra thành công tốt đẹp

Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội diễn ra thành công tốt đẹp

Phát biểu bế mạc Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, sau 27,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao theo đúng quy định của pháp luật và nội quy Kỳ họp, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật

Với 404/469 (chiếm 83,13%) đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Tại Kỳ họp thứ 7, sáng 29/6 với 454/465 (chiếm 93,42%) đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Việt Nam xuất siêu 11,63 tỷ USD trong 6 tháng năm 2024

Việt Nam xuất siêu 11,63 tỷ USD trong 6 tháng năm 2024

6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 11,63 tỷ USD.
Chính phủ ban hành Nghị định mới về giá đất

Chính phủ ban hành Nghị định mới về giá đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 71/2024/NĐ-CP quy định về giá đất, có hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật Đất đai số 31/2024/QH15 có hiệu lực thi hành.
Sáng nay, bế mạc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Sáng nay, bế mạc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra trọng thể tại Thủ đô Hà Nội theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội và được chia làm 2 đợt (đợt 1, từ ngày 20/5-8/6 và đợt 2, từ ngày 17-29/6). Theo chương trình, sáng nay (29/6), Kỳ họp sẽ tiến hành phiên bế mạc.
Tháo gỡ sớm những tồn tại, vướng mắc trong nhiệm vụ thẩm định, phê duyệt quy hoạch

Tháo gỡ sớm những tồn tại, vướng mắc trong nhiệm vụ thẩm định, phê duyệt quy hoạch

Tại phiên thảo luận ở Hội trường sáng 28/6, đa số các ý kiến ĐBQH tán thành việc xây dựng, ban hành Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn. Tuy nhiên, một số đại biểu đề nghị khẩn trương tháo gỡ những vướng mắc trong vấn đề về nhiệm vụ thẩm định, phê duyệt quy hoạch.
Cán bộ, Đảng viên với việc thực hiện quy định chuẩn mực đạo đức Cách mạng

Cán bộ, Đảng viên với việc thực hiện quy định chuẩn mực đạo đức Cách mạng

Chuẩn mực đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong mỗi thời kỳ đều rất quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi đất nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nhằm đáp ứng với yêu cầu của thời kỳ mới đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống để hình thành những chuẩn mực đạo đức cách mạng nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.
Phóng viên ảnh Hoàng An - Hoàng Anh:  Tiếp bước cha “ghi lại khoảnh khắc vàng”

Phóng viên ảnh Hoàng An - Hoàng Anh: Tiếp bước cha “ghi lại khoảnh khắc vàng”

Phóng viên Hoàng An - Tạp chí Nhiếp ảnh & Đời sống đã có hơn 20 năm cầm máy và cho ra đời những tác phẩm nhiếp ảnh gây tiếng vang lớn ở trong nước cũng như quốc tế. Giờ đây, cô con gái nhỏ Hoàng Anh cũng đã tiếp bước cha, tự tin bước vào nghề nhiếp ảnh báo chí.
Xu hướng sử dụng mỹ phẩm từ thiên nhiên “lên ngôi” nhưng cần thận trọng

Xu hướng sử dụng mỹ phẩm từ thiên nhiên “lên ngôi” nhưng cần thận trọng

Theo các chuyên gia, trào lưu sử dụng các hoạt chất thiên nhiên đang là xu hướng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, hãy là “người tiêu dùng thông thái” khi lựa chọn sản phẩm mỹ phẩm.
Làm hay hơn, tốt hơn, chuyên nghiệp hơn mạng xã hội - điều báo chí cần hướng tới

Làm hay hơn, tốt hơn, chuyên nghiệp hơn mạng xã hội - điều báo chí cần hướng tới

“Lấy sở trường của mạng xã hội để cạnh tranh với sở đoản của báo chí thì không thể cạnh tranh được, làm hay hơn họ, tốt hơn họ, chuyên nghiệp hơn họ là điều báo chí cần hướng tới”, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh nêu quan điểm.
Trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử

Trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử

Chính phủ ban hành Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử. Trong đó, Nghị định quy định rõ trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử.
Trình Quốc hội tăng mức lương cơ sở  từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng

Trình Quốc hội tăng mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng

Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%), điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng.
Chính phủ cho ý kiến đối với 3 dự án Luật, 3 đề nghị xây dựng luật

Chính phủ cho ý kiến đối với 3 dự án Luật, 3 đề nghị xây dựng luật

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 24/6/2024 Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 06 năm 2024.
Toàn văn bài phát biểu đặc biệt của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại WEF Đại Liên 2024

Toàn văn bài phát biểu đặc biệt của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại WEF Đại Liên 2024

Sáng 25/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và có bài phát biểu đặc biệt tại Phiên khai mạc toàn thể Hội nghị WEF Đại Liên 2024. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại sự kiện này.
Rà soát kỹ, đảm bảo tính khả thi của các quy định về thuế suất và thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng

Rà soát kỹ, đảm bảo tính khả thi của các quy định về thuế suất và thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng

Tại phiên thảo luận về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) chiều 24/6, nhiều đại biểu nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật này để khắc phục những tồn tại trong thực tiễn. Tuy nhiên, các đại biểu cũng đề nghị rà soát kỹ, đảm bảo tính khả thi của các quy định về thuế suất và thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Đại Liên, bắt đầu tham dự Hội nghị WEF

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Đại Liên, bắt đầu tham dự Hội nghị WEF

Trưa 24/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Chu Thủy Tử, thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, để dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF Đại Liên 2024) và làm việc tại Trung Quốc.
Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)

Sáng 24/6, với 94,25% tổng số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).
Nhiều dấu ấn quan trọng của Hải quan Việt Nam tại Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan các nước ASEAN lần thứ 33

Nhiều dấu ấn quan trọng của Hải quan Việt Nam tại Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan các nước ASEAN lần thứ 33

Với vai trò là nước chủ nhà tổ chức Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan các nước ASEAN lần thứ 33 diễn ra từ ngày 4-6/6/2024 tại TP Phú Quốc, Hải quan Việt Nam đã chủ động bố trí 30 phiên làm việc song phương bên lề hội nghị giữa các nước thành viên và các nước đối tác, khu vực tư nhân.
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 61/CĐ-TTg ngày 22/6/2024 gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.
Làm sổ đỏ năm 2024 sẽ mất các khoản phí nào?

Làm sổ đỏ năm 2024 sẽ mất các khoản phí nào?

Khi làm sổ đỏ thì người dân thường có thắc mắc như: Được cấp sổ đỏ không? thủ tục như thế nào và mất bao nhiêu tiền?
Đảm bảo chất lượng, đồng bộ khi đưa 4 luật thực thi sớm từ ngày 01/8/2024

Đảm bảo chất lượng, đồng bộ khi đưa 4 luật thực thi sớm từ ngày 01/8/2024

Các đại biểu quốc hội (ĐBQH) cho rằng, cần đảm bảo chất lượng, đồng bộ, tránh chồng chéo giữa Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) khi có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024.
Hướng dẫn thủ tục cấp khẩn cấp các số lưu hành thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh

Hướng dẫn thủ tục cấp khẩn cấp các số lưu hành thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh

Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thiết bị y tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế quy định tại Nghị định số 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 của Chính phủ.
Đề xuất nguyên tắc nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng

Đề xuất nguyên tắc nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động