Thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản: Cần giảm thiểu tối đa cơ chế xin-cho

Đóng góp ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, các cơ quan phải nghiên cứu kỹ lưỡng về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin-cho.
phải nghiên cứu kỹ lưỡng về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin-cho.
Cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin-cho.

Tại Phiên họp thứ 39, đề cập một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, ngày 14/11/2024, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) đã có Báo cáo số 3027/BC-UBKHCNMT15 về một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.

Về quyền lợi, trách nhiệm của địa phương, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân nơi có tài nguyên địa chất khoáng sản được khai thác (Điều 8): Một số ý kiến nhất trí với phương án bổ sung điểm đ khoản 1, vì thể hiện rõ thẩm quyền của chính quyền cấp tỉnh, ràng buộc tính pháp lý đối với tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện trách nhiệm hỗ trợ kinh phí đầu tư, nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn theo định mức do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.

Thường trực Ủy ban KH,CN&MT đề xuất giữ nguyên quy định Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ tùy theo tình hình thực tế tại địa phương. Do đây là khoản đóng góp mang tính chất hỗ trợ nên cần có tính linh hoạt, phạm vi, quy mô, tính chất, mức độ tác động phù hợp với tình hình thực tiễn hoạt động khoáng sản ở từng địa phương.

Đối với quy định về hạch toán khoản chi hỗ trợ vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp, hiện có 02 phương án. Phương án 1: Quy định theo hướng việc hạch toán khoản hỗ trợ này thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, đồng thời sửa đổi, bổ sung Điều 9 (Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế) của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (đang sửa đổi, bổ sung).

Phương án 2: Bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật, việc này thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Có ý kiến của Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị bỏ quy định trên để giảm gánh nặng cho tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản. Thường trực Ủy ban KH,CN&MT đề nghị quy định theo Phương án 2 vì: (i) Việc quy định giao thẩm quyền Hội đồng nhân dân ban hành quy định về trách nhiệm đóng góp kinh phí này phù hợp với Luật Ngân sách nhà nước; (ii) Việc hạch toán chi phí đối với phần kinh phí đóng góp không quy định trong dự thảo Luật này và sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan hữu quan nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến hạch toán chi phí này trong dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) đang trình Quốc hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy

Về điều chỉnh quy hoạch khoáng sản (Điều 15): Có ý kiến đề nghị tại khoản 3 bổ sung thẩm quyền giao cho UBND tỉnh hiệu chỉnh tọa độ, diện tích, địa danh, khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong quy hoạch tỉnh trước khi tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Thường trực Ủy ban KH,CN&MT cho biết, đây là một trong những điểm nghẽn cần phải được xử lý một cách đồng bộ để đảm bảo huy động được các nguồn lực cho phát triển kinh tế. Vì vậy, cần thiết có quy định về điều chỉnh cục bộ đối với quy hoạch khoáng sản và phương án quản lý về địa chất, khoáng sản trong quy hoạch tỉnh. Để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, Thường trực Ủy ban KH,CN&MT đề xuất 02 phương án:

Phương án 1: Quy định bổ sung nguyên tắc điều chỉnh cục bộ tại khoản 2 Điều 15 của dự thảo Luật như sau “Việc điều chỉnh cục bộ đối với quy hoạch khoáng sản, phương án quản lý về địa chất, khoáng sản phải đảm bảo các nguyên tắc sau: a) Không làm thay đổi mục tiêu, định hướng của quy hoạch; b) Không gây xung đột, chồng chéo với các quy hoạch ngành quốc gia khác, hoặc các nội dung khác trong quy hoạch tỉnh”. Đồng thời, đề nghị chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu như sau: (i) bổ sung điểm đ vào khoản 2 Điều 54a “Các trường hợp điều chỉnh cục bộ quy hoạch theo pháp luật chuyên ngành”; (ii) chỉnh lý khoản 3 theo hướng phân cấp cho cơ quan lập quy hoạch phê duyệt điều chỉnh cục bộ.

Phương án 2: Bỏ nội dung điều chỉnh cục bộ đối với quy hoạch khoáng sản, phương án quản lý về địa chất, khoáng sản tại dự thảo Luật này; đồng thời, bổ sung quy định điều chỉnh cục bộ quy hoạch trong Luật Quy hoạch, theo trình tự, thủ tục rút gọn và phân cấp cho cơ quan lập quy hoạch phê duyệt điều chỉnh cục bộ.

Thường trực Ủy ban KH,CN&MT đề nghị Chính phủ chỉ đạo việc rà soát, hoàn thiện, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất giữa các luật để góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nêu trên liên quan đến lĩnh vực địa chất, khoáng sản. Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban KH,CN&MT ủng hộ Phương án 1 để bảo đảm quy định nguyên tắc chung trong Luật Quy hoạch và được dẫn chiếu đến pháp luật chuyên ngành để phù hợp với thực tiễn phát sinh.

Về nguyên tắc cấp giấy phép thăm dò khoáng sản (Điều 45): Tiếp thu ý kiến ĐBQH nhằm giải quyết vướng mắc liên quan đến số lượng giấy phép thăm đối với khoáng sản năng lượng (than) cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, dự thảo Luật đã bổ sung điểm h khoản 1 Điều 45: “Mỗi tổ chức được cấp không quá 05 giấy phép thăm dò đối với một loại khoáng sản, không kể giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hiệu lực. Trường hợp cấp quá 05 giấy phép phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bằng văn bản.”.

Về giấy phép khai thác khoáng sản (Điều 58): Có ý kiến đề nghị tại điểm a khoản 4 điều chỉnh quy định về thời gian cấp phép là không quá 50 năm và thời gian gia hạn thì không quá 15 năm để phù hợp với thực tiễn và giải quyết những vướng mắc hiện nay. Về nội dung này, Thường trực Ủy ban KH,CN&MT xin báo cáo: Khoáng sản là tài sản công, việc thực hiện dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có cách tiếp cận khác so với dự án đầu tư thông thường khác. Việc quy định thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản, bảo đảm thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản nhưng cũng cần tính toán giảm thiểu các tác động không tích cực đến các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của Nhân dân.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, giấy phép khai thác khoáng sản đều có thời hạn tối đa là 30 năm và được gia hạn một số năm. Quy định này cũng phù hợp với điều kiện thực tế là vòng đời của công nghệ khai thác khoáng sản sau 30 năm thường là lạc hậu và cũng cần đầu tư đổi mới. Dự thảo Luật đã có quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm, tổng cộng là 50 năm, bằng với thời gian thực hiện dự án đầu tư thông thường theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu ý kiến tại Phiên họp
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu ý kiến tại Phiên họp

Chủ nhiệm Ủy ban KH,CN&MT Lê Quang Huy cho biết, trên thực tế, thời gian xây dựng cơ bản mỏ không phải khi nào cũng cần từ 8 đến 10 năm, có nhiều dự án sau 10 năm đã hoàn thành việc khai thác, kết thúc dự án. Ngoài ra, dự thảo Luật đã quy định về việc cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản trong trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản đã hết thời gian khai thác khoáng sản (kể cả thời gian gia hạn) nhưng vẫn còn trữ lượng. Do vậy, Thường trực Ủy ban KH,CN&MT đề nghị giữ như dự thảo Luật, đồng thời, đề nghị Chính phủ chỉ đạo để bảo đảm thủ tục liên quan đến gia hạn giấy phép được thuận lợi, dễ dàng. Về nội dung này, tại phiên thảo luận tại Hội trường ngày 05/11/2024, ĐBQH có ý kiến đề nghị xin ý kiến Quốc hội bằng phiếu về thời gian cấp phép.

Tại Phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đóng góp vào các nội dung trên. Theo đó, các thành viên Ủy ban cơ bản thống nhất hướng tiếp thu, giải trình của cơ quan thẩm tra về phân loại nhóm khoáng sản, nguyên tắc cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.

Đối với phương pháp xác định phương thức thu quyết toán tiền khai thác khoáng sản nêu trong Báo cáo các vấn đề lớn xin ý kiến Thường vụ của Ủy ban KH,CN&MT, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Ủy ban KH,CN&MT phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định về các nội dung này để đảm bảo chặt chẽ, khoa học, thuyết minh thêm để tăng tính thuyết phục đối với các nội dung giải trình để tạo sự đồng thuận chương trình Quốc hội.

Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, các cơ quan phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin-cho.

Đối với việc điều chỉnh quy hoạch khoáng sản, đa số các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất cần có quy định về điều chỉnh quy hoạch khoáng sản với thủ tục nhanh, kịp thời trong một số trường hợp. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ chỉ đạo giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội để hoàn thiện nội dung này, đảm bảo đồng bộ, thống nhất giữa Luật Quy hoạch với Luật Địa chất và khoáng sản và các luật khác có liên quan...

Nghiên cứu giải trình, tiếp thu nhiều ý kiến góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản Nghiên cứu giải trình, tiếp thu nhiều ý kiến góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản
Dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản là luật quan trọng Dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản là luật quan trọng
Cần giải pháp quyết liệt hơn trong phòng chống tội phạm khai thác khoáng sản Cần giải pháp quyết liệt hơn trong phòng chống tội phạm khai thác khoáng sản
Cần rà soát và công khai tổ chức, cá nhân được phép thăm dò và khai thác khoáng sản Cần rà soát và công khai tổ chức, cá nhân được phép thăm dò và khai thác khoáng sản
Minh Kiệt

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng, đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại.
Những chính sách giáo dục có lợi cho giáo viên từ tháng 4/2025

Những chính sách giáo dục có lợi cho giáo viên từ tháng 4/2025

Quy định về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo giáo dục Đại học; trách nhiệm của người được hưởng chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt… là những chính sách mới về giáo dục chính thức có hiệu lực kể từ tháng 4/2025.
Không để xảy ra khoảng trống, vướng mắc trong thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Không để xảy ra khoảng trống, vướng mắc trong thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các bộ, ngành, địa phương đóng góp các ý kiến tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác điều phối, phân cấp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hoàn thành mục tiêu của 3 chương trình; không để xảy ra khoảng trống, vướng mắc khi các địa phương thực hiện sáp nhập cấp xã, tỉnh, bỏ cấp huyện.
Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.
Ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy

Ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung cấp thiết phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, tổ chức chính quyền.
Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi Hiến pháp, sáp nhập tỉnh tại Kỳ họp thứ 9

Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi Hiến pháp, sáp nhập tỉnh tại Kỳ họp thứ 9

Chiều 31/3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Ngày 31/3/1975: Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất

Ngày 31/3/1975: Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất

Ngày 31/3/1975, Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất, với tư tưởng chỉ đạo “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.
Thủ tướng: Tháo gỡ dứt điểm vướng mắc cho 1.533 dự án kéo dài, tồn đọng

Thủ tướng: Tháo gỡ dứt điểm vướng mắc cho 1.533 dự án kéo dài, tồn đọng

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm với 1.533 dự án đã có báo cáo, nếu có các dự án phát sinh thì tiếp tục giải quyết, tinh thần là rõ tới đâu làm tới đó, làm tới đâu chắc tới đó.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đà Nẵng đã lập tạo kỳ tích sông Hàn ở Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đà Nẵng đã lập tạo kỳ tích sông Hàn ở Việt Nam

“Đà Nẵng đã tạo nên kỳ tích sông Hàn ở Việt Nam trong phát triển kinh tế xã hội với mô hình năm cao là tri thức cao, văn hóa cao, thu nhập cao, quản trị cao và mức sống cao”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.
Ngày 29/3/1975: Giải phóng thành phố Đà Nẵng

Ngày 29/3/1975: Giải phóng thành phố Đà Nẵng

15h ngày 29/3/1975, lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của quân và dân ta tung bay trên nóc Tòa thị chính và trụ sở chỉ huy Quân đoàn 1 ngụy quyền Sài Gòn.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Dự kiến cả nước sẽ còn 34 tỉnh, thành phố

Tổng Bí thư Tô Lâm: Dự kiến cả nước sẽ còn 34 tỉnh, thành phố

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, dự kiến sắp tới cả nước sẽ còn 34 tỉnh, thành phố trên cơ sở sáp nhập từ 63 tỉnh, thành phố hiện nay.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý kết thúc hoạt động của thanh tra bộ, sở, huyện

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý kết thúc hoạt động của thanh tra bộ, sở, huyện

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương; kết thúc hoạt động của thanh tra bộ, sở, huyện.
Trình UNESCO đưa “Võ cổ truyền Bình Định” vào danh sách Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại

Trình UNESCO đưa “Võ cổ truyền Bình Định” vào danh sách Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại

Việt Nam trình UNESCO xem xét, đưa Di sản văn hóa phi vật thể 'Võ cổ truyền Bình Định' vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Việt Nam gửi điện thăm hỏi về vụ động đất nghiêm trọng xảy ra tại Thái Lan và Myanmar

Việt Nam gửi điện thăm hỏi về vụ động đất nghiêm trọng xảy ra tại Thái Lan và Myanmar

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện thăm hỏi khi được tin vụ động đất nghiêm trọng xảy ra tại Thái Lan và Myanmar, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công tiêu biểu

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công tiêu biểu

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), chiều 28/3, tại thành phố Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Trung -Tây Nguyên.
Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Chính phủ Brazil quyết định gia nhập nhóm hơn 70 quốc gia đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Đề xuất quy định về sàn giao dịch các-bon trong nước

Đề xuất quy định về sàn giao dịch các-bon trong nước

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định sàn giao dịch các-bon trong nước, hướng dẫn việc giao dịch, lưu ký, thanh toán hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các-bon trên sàn giao dịch các-bon trong nước.
Công nhận thành phố Hoa Lư hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Công nhận thành phố Hoa Lư hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 672/QĐ-TTg ngày 27/03/2025 công nhận thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình hình thành sau sắp xếp, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí ngay trong tháng tới

Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí ngay trong tháng tới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu phải hành động ngay từ bây giờ, nhằm cải thiện các chỉ tiêu chất lượng không khí ngay trong tháng tới, quý tới, cuối năm để bảo vệ sức khỏe người dân.
Thủ tướng phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Thủ tướng phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Phong trào "Bình dân học vụ số" có ý nghĩa quan trọng, nhân văn sâu sắc đối với sự phát triển đất nước, thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong công cuộc phát triển quốc gia số, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số, phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.
Bộ Nội vụ khuyến khích đặt tên xã mới theo tên huyện cũ kèm số thứ tự

Bộ Nội vụ khuyến khích đặt tên xã mới theo tên huyện cũ kèm số thứ tự

Bộ Nội vụ khuyến khích các địa phương đặt tên xã mới theo tên của huyện cũ kèm theo số thứ tự để dễ dàng quản lý và cập nhật dữ liệu điện tử.
Từ 20/3, Đảng viên sinh con thứ ba không bị kỷ luật

Từ 20/3, Đảng viên sinh con thứ ba không bị kỷ luật

Theo hướng dẫn mới của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, từ 20/3, Đảng viên sinh con thứ ba không còn bị xử lý kỷ luật.
Đưa hợp tác Việt Nam - Singapore trở thành điển hình hợp tác trong khu vực

Đưa hợp tác Việt Nam - Singapore trở thành điển hình hợp tác trong khu vực

Sáng 26/3, ngay sau Lễ đón chính thức tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.
Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Bộ Nội vụ đề xuất chấm dứt mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM

Bộ Nội vụ đề xuất chấm dứt mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi. Dự thảo luật dự kiến được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 tới đây.
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ tư Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ tư Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng nhấn mạnh, Đại hội Đảng lần thứ XIV có ý nghĩa quan trọng mang tính bước ngoặt.
Lý do Bộ Nội vụ dừng trình Đề án sắp xếp huyện xã theo quy định cũ

Lý do Bộ Nội vụ dừng trình Đề án sắp xếp huyện xã theo quy định cũ

Bộ Nội vụ nêu rõ, các nhiệm vụ được tạm dừng là những công việc địa phương đang thực hiện theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước đó. Còn đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp xã theo kết luận 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư vẫn đang được thực hiện, không có gì thay đổi.
Lấy ý kiến nhân dân để sửa Hiến pháp trong 1 tháng

Lấy ý kiến nhân dân để sửa Hiến pháp trong 1 tháng

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, dự kiến việc lấy ý kiến nhân dân để sửa Hiến pháp trong 1 tháng. Thời gian lấy ý kiến diễn ra trong tháng 5, tháng 6.
Chủ tịch nước Lương Cường dự Lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh Bình Phước

Chủ tịch nước Lương Cường dự Lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh Bình Phước

Sáng 23/3, tại Quảng trường 23 tháng 3, thành phố Đồng Xoài, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Phước đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Phước (23/3/1975 - 23/3/2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động