Xe hàng ùn ứ tại cửa khẩu phía Bắc: Bộ Công Thương nói gì?

Bộ Công Thương đã triển khai kịp thời nhiều giải pháp, phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn, ảnh hưởng tiêu cực của COVID đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Ùn ứ hơn 4.300 xe nông sản ở cửa khẩu Lạng Sơn
Ùn ứ hơn 4.300 xe nông sản ở cửa khẩu Lạng Sơn

Trước tình trạng xe hàng hóa ùn ứ nhiều ngày qua tại các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn, ông Trần Quốc Toản- Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) khuyến cáo các địa phương, các hiệp hội, ngành hàng, hộ nông dân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nông sản và trái cây tươi thường xuyên cập nhật thông tin, tình hình từ các tỉnh biên giới phía Bắc để chủ động cân nhắc, điều chỉnh nhịp độ đưa hàng lên biên giới phù hợp với năng lực thông quan của các cửa khẩu.

Theo ông Trần Quốc Toản, ngay khi nhận được thông tin về khả năng có thể dẫn tới ùn ứ hàng hóa tại khu vực các cửa khẩu của các tỉnh biên giới phía Bắc, Bộ Công Thương đã triển khai kịp thời nhiều giải pháp, phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn, ảnh hưởng tiêu cực của COVID đến hoạt động xuất nhập khẩu.

Cùng với đó là vận chuyển hàng hóa, khơi thông hoạt động giao thương qua các cửa khẩu biên giới đất liền, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng nông sản, trái cây tươi qua biên giới khi đến thời điểm thu hoạch chính vụ và thời điểm vào các dịp Lễ, Tết.

Bộ Công Thương đã trao đổi trực tiếp, điện đàm, gửi công thư, công hàm với các cơ quan phía Trung Quốc để trao đổi các nội dung, đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ùn ứ, tạo thuận lợi thông quan hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại khu vực biên giới Việt – Trung.

Cụ thể như khắc phục tình trạng hạn chế về nhân lực bốc xếp, kéo dài thời gian hoạt động của các cửa khẩu, thống nhất quy trình, biện pháp phòng chống dịch cũng như trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại song phương.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã tổ chức 3 cuộc điện đàm/hội đàm trực tuyến với các đối tác phía Trung Quốc như Bộ trưởng Thương mại, Bí thư Quảng Tây, Tổng cục trưởng Hải quan và 10 cuộc làm việc với Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam để trao đổi các nội dung nhằm thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại song phương.

Mặt khác, gửi 14 công thư của Bộ trưởng và nhiều công hàm của Bộ Công Thương tới lãnh đạo các bộ ngành, địa phương và cơ quan phía của Trung Quốc thúc đẩy giải quyết những vướng mắc, tạo thuận lợi thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước; trong đó, có thương mại biên giới.

Đầu tháng 12 này, Bộ trưởng Bộ Công Thương một lần nữa có thư gửi tới các đối tác phía Trung quốc gồm Bộ trưởng Thương mại, Bí thư Quảng Tây, Tổng cục trưởng Hải quan đề nghị các giải pháp cụ thể tháo gỡ tình trạng ùn tắc hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực biên giới.

Đặc biệt, Bộ Công Thương cũng đang phối hợp với phía Trung Quốc tổ chức Kỳ họp lần thứ nhất Nhóm Công tác thuận lợi hóa thương mại Việt – Trung nhằm tìm kiếm các giải pháp tạo thuận lợi cho thương mại song phương; trong đó, có giải pháp giải quyết tình trạng ùn tắc hàng hóa tại khu vực biên giới Việt - Trung.

Xe hàng ùn ứ tại cửa khẩu phía Bắc: Bộ Công Thương nói gì?

Ông Trần Quốc Toản cho biết thêm: Bên cạnh các giải pháp trên, Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo các đơn vị chức năng trong bộ và Tham tán thương mại, đại diện thương vụ, đại diện các văn phòng xúc tiến thương mại của Việt Nam tại Trung Quốc.

Hơn nữa, Bộ Công Thương còn phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương chủ động nắm bắt tình hình xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa và các vấn đề liên quan khác tại khu vực cửa khẩu, nhất là khi chính quyền phía Trung Quốc có chính sách phát sinh đột xuất tác động đến hoạt động giao nhận, thông quan, xuất nhập khẩu hàng hóa.

Đặc biệt, cơ quan thương vụ tại Trung Quốc phối hợp, hỗ trợ các địa phương biên giới phía Bắc cùng trao đổi với chính quyền địa phương phía bạn và các cơ quan chức năng có liên quan trong quá trình trao đổi, hội đàm.

Ngoài ra, Bộ Công Thương đã tăng cường phổ biến thông tin, quy định mới của thị trường Trung Quốc cho các địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu nhằm thúc đẩy đáp ứng yêu cầu của thị trường Trung Quốc, tạo thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Đáng lưu ý, Bộ Công Thương tổ chức các Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến với các tỉnh, thành phố và Hiệp hội, doanh nghiệp để phổ biến và hướng dẫn các doanh nghiệp và địa phương triển khai các Lệnh 248 và 249 của Hải quan Trung Quốc.

Cùng với đó, đăng tải trên trang web của bộ và gửi thông tin tới các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, cơ quan thông tin báo chí để cùng phối hợp tuyên truyền, định hướng sản xuất, đưa hàng hóa lên khu vực cửa khẩu.

Liên quan tới việc phối hợp với các địa phương biên giới phía Bắc, ông Trần Quốc Toản cho hay: Bộ Công Thương đã trao đổi với chính quyền phía Trung Quốc để tạo điều kiện thuận lợi và tăng thời gian thông quan đối với các loại nông sản đến thời điểm thu hoạch, đặc biệt là đối với các loại nông sản đến thời điểm thu hoạch chính vụ.

Mặt khác, Bộ Công Thương tiếp tục cập nhật, đưa tin thường xuyên về diễn biến giao nhận, thông quan hàng hóa tại cửa khẩu và các vấn đề liên quan; kịp thời trao đổi, phản ánh với Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan những vấn đề phát sinh để cùng phối hợp xử lý.

Nhằm khuyến cáo tới các Sở Công Thương, hiệp hội, doanh nghiệp, theo ông Trần Quốc Toản, Bộ Công Thương đã thường xuyên cập nhật tình hình tại khu vực cửa khẩu để kịp thời có các văn bản gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các hiệp hội, ngành hàng, hộ nông dân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nông sản và trái cây tươi trên địa bàn để khuyến cáo tiếp tục triển khai một số nội dung.

Cụ thể như thường xuyên cập nhật thông tin, tình hình từ các tỉnh biên giới phía Bắc để chủ động cân nhắc, điều chỉnh nhịp độ đưa hàng lên biên giới phù hợp với năng lực thông quan của các cửa khẩu.

Đặc biệt, chuyển nhanh, chuyển mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc theo hình thức chính ngạch như mua bán theo hợp đồng, với các điều kiện giao dịch, giao nhận rõ ràng, giao hàng tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính...

Bên cạnh đó đẩy nhanh triển khai thực hiện đáp ứng các quy định của phía Trung Quốc tại Lệnh 248 về "Quy định Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu" và Lệnh 249 về "Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu". Hai lệnh này đều có hiệu lực từ ngày 1/1/2022; đồng thời, tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định về truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, ghi nhãn,… cũng như các yêu cầu khác có liên quan để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận với bạn hàng nước ngoài.

Hơn nữa, tăng cường ứng dụng các giải pháp công nghệ trên nền tảng internet và mạng viễn thông để thúc đẩy xúc tiến thương mại trực tiếp và trực tuyến, giao dịch trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử để tìm kiếm mở rộng thị trường, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa trong nước và sang các thị trường tiềm năng khác.

Đáng lưu ý, chủ động tham gia chương trình Tháng khuyến mại tập trung Quốc gia năm 2021 để thực hiện kết nối hiệu quả giữa sản xuất và tiêu thụ, thúc đẩy tiêu dùng nội địa.

Ngoài ra, các địa phương sản xuất nông sản tập trung, có sản lượng lớn cần tăng cường các hoạt động kết nối với hệ thống phân phối trong nước như Sai Gon Coopmart, Bách Hóa Xanh, Vinmart, tập đoàn T&T, Post mart, Aeon, Mega Market… và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến để thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong nước cũng như tăng cường sản xuất, chế biến sâu nâng cao giá trị nông sản Việt; kịp thời trao đổi với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan cùng phối hợp xử lý những vấn đề phát sinh.

Ông Trần Quốc Toản cho biết thêm: Để tránh tình trạng xuất khẩu ùn ứ ở cửa khẩu Lạng Sơn, Bộ Công Thương đã trao đổi với đối tác phía Trung Quốc nhằm chuyển qua đi các cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế tại các tỉnh khác như Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai.

Bên cạnh đó chuyển phương thức vận tải đi bằng đường biển đến các cảng của Trung Quốc như mặt hàng thủy sản.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sau ánh hào quang tỷ USD: Sầu riêng cần nâng chuẩn để giữ thị trường

Sau ánh hào quang tỷ USD: Sầu riêng cần nâng chuẩn để giữ thị trường

Từng là “ngôi sao” xuất khẩu mang về hơn 2 tỷ USD năm 2023, sầu riêng Việt Nam đang đối mặt đà lao dốc nghiêm trọng khi kim ngạch 5 tháng đầu năm 2025 chỉ đạt 386 triệu USD, giảm 58% so với cùng kỳ. Việc Trung Quốc siết chặt kiểm định kỹ thuật trong khi doanh nghiệp chưa kiểm soát tốt chất lượng đầu vào đang đặt ra yêu cầu cấp thiết: nâng chuẩn từ gốc để giữ vững thị trường.
Giá tiêu tăng liên tiếp 7 ngày, chạm mốc 147.000 đồng/kg

Giá tiêu tăng liên tiếp 7 ngày, chạm mốc 147.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay (3/7) tiếp tục tăng mạnh, đánh dấu chuỗi 7 ngày tăng liên tiếp, lên mức cao nhất trong nhiều năm qua. Trong khi đó, Mỹ áp thuế 20% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, đặt ra thách thức mới cho xuất khẩu.
Giá cà phê trong nước tăng nhẹ, thế giới đồng loạt giảm

Giá cà phê trong nước tăng nhẹ, thế giới đồng loạt giảm

Ngày 3/7, giá cà phê trong nước tiếp tục tăng từ 800–900 đồng/kg, trái ngược với xu hướng giảm mạnh trên hai sàn giao dịch quốc tế. Tác động từ chính sách thuế mới của Mỹ và áp lực thu hoạch tại Brazil đang tạo sóng trên thị trường toàn cầu.
Giá heo hơi tiếp tục giảm tại miền Trung, miền Nam

Giá heo hơi tiếp tục giảm tại miền Trung, miền Nam

Giá heo hơi ngày 3/7/2025 ghi nhận xu hướng giảm nhẹ tại nhiều tỉnh miền Trung và miền Nam, trong khi miền Bắc giữ giá ổn định. Diễn biến này phản ánh sự giằng co giữa cung – cầu và tâm lý thận trọng của người chăn nuôi trước sức mua yếu.
Giá vật liệu xây dựng tăng vọt: Hồi chuông cảnh báo về khai thác tài nguyên tự nhiên

Giá vật liệu xây dựng tăng vọt: Hồi chuông cảnh báo về khai thác tài nguyên tự nhiên

Sự leo thang bất thường của giá cát và đá xây dựng trong thời gian gần đây không chỉ khiến chi phí đầu tư đội lên mà còn phản ánh thực trạng khai thác tài nguyên tự nhiên thiếu bền vững. Đây là hồi chuông cảnh báo về sự phụ thuộc quá mức vào nguồn tài nguyên không tái tạo – đòi hỏi thị trường phải nhanh chóng chuyển hướng sang tiết kiệm và tái sử dụng vật liệu.
Thương hiệu cá tra Việt Nam: Chất lượng, giá rẻ và sức hấp dẫn tại thị trường Mỹ

Thương hiệu cá tra Việt Nam: Chất lượng, giá rẻ và sức hấp dẫn tại thị trường Mỹ

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ đang ghi nhận đà tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh thị trường đối mặt nguy cơ áp thuế đối ứng. Nhờ thế mạnh về giá cả cạnh tranh, chất lượng ổn định và sự tin tưởng ngày càng cao từ người tiêu dùng Mỹ, thương hiệu cá tra Việt đang khẳng định chỗ đứng vững chắc tại một trong những thị trường khó tính nhất thế giới.
Giá cà phê trong nước tăng nhẹ theo đà robusta, arabica giảm sâu vì áp lực mùa vụ

Giá cà phê trong nước tăng nhẹ theo đà robusta, arabica giảm sâu vì áp lực mùa vụ

Thị trường cà phê ngày 2/7 ghi nhận xu hướng trái chiều: robusta bật tăng trở lại nhờ đồng USD suy yếu và hoạt động mua bù bán khống, trong khi arabica tiếp tục sụt giảm do áp lực được mùa tại Brazil. Giá cà phê trong nước tăng nhẹ, song các chuyên gia cảnh báo thị trường vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Giá heo hơi đồng loạt giảm, cao nhất 71.000 đồng/kg

Giá heo hơi đồng loạt giảm, cao nhất 71.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 2/7, ghi nhận xu hướng giảm tại nhiều địa phương, nhất là ở khu vực thị trường miền Trung và các tỉnh thành phía nam. Hiện tại, giá heo hơi trên toàn quốc dao động trong khoảng 66.000 - 71.000 đồng/kg.
Giá tiêu tăng vọt lên 142.000 đồng/kg, Việt Nam thành tâm điểm cung ứng toàn cầu

Giá tiêu tăng vọt lên 142.000 đồng/kg, Việt Nam thành tâm điểm cung ứng toàn cầu

Giá tiêu trong nước ngày 2/7 tiếp tục tăng mạnh từ 2.000 – 4.000 đồng/kg, lên mức cao nhất 142.000 đồng/kg. Tâm lý tích trữ hàng, kỳ vọng giá tăng trong quý III và IV cùng nhu cầu phục hồi từ Trung Quốc, Trung Đông đang đẩy Việt Nam thành trung tâm cung ứng hồ tiêu của thế giới.
Đô la Mỹ suy yếu, vàng tăng mạnh: Chu kỳ mới hay nhất thời?

Đô la Mỹ suy yếu, vàng tăng mạnh: Chu kỳ mới hay nhất thời?

Đồng USD rơi xuống mức thấp nhất trong vòng ba năm, kéo giá vàng thế giới bật tăng mạnh, vượt mốc 3.300 USD/ounce. Tuy nhiên, liệu đây có phải là khởi đầu cho một chu kỳ tăng giá mới của kim loại quý, hay chỉ là phản ứng nhất thời trước biến động kinh tế - chính trị toàn cầu?
Vải không hạt có gì đặc biệt mà gây ấn tượng mạnh trên thị trường?

Vải không hạt có gì đặc biệt mà gây ấn tượng mạnh trên thị trường?

Dù có giá bán lẻ lên tới 750.000 đồng/kg – cao gấp nhiều lần vải thường, vải không hạt Thanh Hóa vẫn liên tục “cháy hàng”. Với hương vị ngọt thanh, cùi giòn, không dính tay và được trồng theo chuẩn VietGAP, sản phẩm này đang chinh phục cả thị trường nội địa lẫn quốc tế, trở thành biểu tượng mới của trái cây cao cấp Việt Nam.
Giá tiêu bật tăng mạnh, doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu khởi sắc

Giá tiêu bật tăng mạnh, doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu khởi sắc

Giá tiêu trong nước hôm nay (1/7) tăng vọt từ 3.000 – 8.000 đồng/kg, đạt ngưỡng 136.000 – 138.000 đồng/kg tại nhiều địa phương. Cùng lúc, giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam cũng tăng tới 470 USD/tấn, phản ánh tín hiệu phục hồi tích cực từ thị trường toàn cầu.
Giá heo hơi giảm sâu, áp lực đè nặng chăn nuôi

Giá heo hơi giảm sâu, áp lực đè nặng chăn nuôi

Giá heo hơi hôm nay 1/7, ghi nhận tiếp tục giảm tại khu vực miền Trung và miền Nam. Trong khi đó, thị trường heo hơi miền Bắc tiếp tục giữ ổn ổn định. Hiện tại, heo hơi trên cả nước được các thương lái thu mua trong khoảng 66.000 - 71.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tiếp tục chịu áp lực giảm: Triển vọng sản lượng toàn cầu ở mức kỷ lục

Giá cà phê hôm nay tiếp tục chịu áp lực giảm: Triển vọng sản lượng toàn cầu ở mức kỷ lục

Sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2025–2026 dự báo đạt mức cao kỷ lục, trong khi áp lực dư cung từ Brazil và xu hướng tiêu thụ chững lại khiến giá cà phê tiếp tục trong đà điều chỉnh nhẹ trên thị trường quốc tế.
Gạo và rau quả “hụt hơi”: Cảnh báo chiến lược hay cơ hội tái cấu trúc?

Gạo và rau quả “hụt hơi”: Cảnh báo chiến lược hay cơ hội tái cấu trúc?

6 tháng đầu năm 2025, trong khi xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực, thì gạo và rau quả – hai ngành hàng chủ lực – lại ghi nhận mức giảm đáng kể về giá trị. Tình trạng này không chỉ phản ánh khó khăn trước mắt từ thị trường, mà còn là dấu hiệu cho thấy cần sớm điều chỉnh chiến lược phát triển, tái cấu trúc mô hình xuất khẩu để thích ứng với yêu cầu ngày càng cao từ các đối tác quốc tế.
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, Thông tư 40/2025/TT-BCT chính thức có hiệu lực, thiết lập quy định mới về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ. Quy trình được số hóa hoàn toàn qua hệ thống eCoSys, góp phần bảo đảm quản lý thống nhất, minh bạch và thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế.
Sầu riêng Việt: Làm sao giữ thị phần ngay trên “sân nhà”?

Sầu riêng Việt: Làm sao giữ thị phần ngay trên “sân nhà”?

Việt Nam hiện đứng thứ hai thế giới về sản xuất và xuất khẩu sầu riêng, chỉ sau Thái Lan. Tuy nhiên, trái với thành công trên thị trường quốc tế, thị trường nội địa lại chứng kiến nghịch lý: người Việt ngày càng chuộng sầu riêng nhập khẩu, đặc biệt là các giống cao cấp từ Malaysia và Thái Lan. Giữ vững thị phần trong nước đang trở thành bài toán cấp thiết đối với ngành sầu riêng Việt Nam.
Giá heo hơi tiếp tục giảm nhẹ

Giá heo hơi tiếp tục giảm nhẹ

Giá heo hơi hôm nay 30/6, đang theo đà giảm tại một số địa phương khu vực miền Trung và miền Nam. Trong khi đó, thị trường heo hơi miền Bắc tiếp tục giữ ổn ổn định. Hiện tại, heo hơi trên cả nước được các thương lái thu mua trong khoảng 66.000 - 72.000 đồng/kg.
Giá tiêu trong nước đi ngang, triển vọng dài hạn vẫn tích cực

Giá tiêu trong nước đi ngang, triển vọng dài hạn vẫn tích cực

Giá tiêu hôm nay (29/6) ổn định ở mức 128.000 – 133.000 đồng/kg sau chuỗi tăng nhẹ trong tuần. Dù thị trường thế giới đang chịu sức ép từ thuế quan và nguồn cung eo hẹp, nhiều dự báo vẫn lạc quan về xu hướng giá tiêu trong trung và dài hạn.
Giá cà phê giảm sâu kỷ lục: Nông dân Tây Nguyên đối mặt áp lực kép

Giá cà phê giảm sâu kỷ lục: Nông dân Tây Nguyên đối mặt áp lực kép

Sau hơn hai tháng liên tục giảm, giá cà phê trong nước đã mất gần 30% giá trị, xuống mức thấp nhất trong hơn một năm qua. Trong khi đó, áp lực từ thị trường thế giới và vụ thu hoạch tại Brazil đang khiến triển vọng phục hồi giá trở nên mong manh.
Giá cà phê ổn định trong nước, thế giới nhiều biến động nhẹ

Giá cà phê ổn định trong nước, thế giới nhiều biến động nhẹ

Giá cà phê ngày 29/6/2025 trên thị trường thế giới và trong nước duy trì sự ổn định với những biến động nhẹ. Dù giá thế giới có xu hướng điều chỉnh giảm, thị trường cà phê nội địa vẫn giữ vững mức giá và có chiều hướng tăng nhẹ, tạo tín hiệu tích cực cho người trồng và doanh nghiệp thu mua.
Bảo đảm an toàn nguồn cung xăng dầu quốc gia

Bảo đảm an toàn nguồn cung xăng dầu quốc gia

Nhiều biến động địa chính trị, kinh tế quốc tế đặt ra yêu cầu cao hơn cho việc điều hành thị trường xăng dầu. Việt Nam đang chủ động dự báo và ứng phó nhằm bảo đảm nguồn cung ổn định, giá cả minh bạch, không để đứt gãy chuỗi sản xuất và tiêu dùng.
Giá tiêu trong nước lập đỉnh mới, ngành hồ tiêu Việt Nam cần chiến lược dài hơi để giữ đà tăng

Giá tiêu trong nước lập đỉnh mới, ngành hồ tiêu Việt Nam cần chiến lược dài hơi để giữ đà tăng

Giá tiêu trong nước ngày 29/6 đồng loạt tăng mạnh từ 1.000 đến 5.000 đồng/kg, đưa mặt bằng giá lên mức cao kỷ lục từ 128.000 - 133.000 đồng/kg. Trong khi đó, thị trường tiêu quốc tế ổn định, nhưng sự tăng vọt nhập khẩu tiêu của Trung Quốc đặt ra thách thức lớn, đòi hỏi ngành hồ tiêu Việt Nam xây dựng chiến lược bài bản để giữ vững vị thế trên thị trường toàn cầu.
Giá heo hơi giảm sâu ở miền Trung và miền Nam

Giá heo hơi giảm sâu ở miền Trung và miền Nam

Giá heo hơi hôm nay 29/6, ghi nhận giảm sâu tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên và miền Nam. Trong khi đó, tại miền Bắc, giá heo hơi vẫn đi ngang. Theo đó, heo hơi trên toàn quốc đang được mua bán trong khoảng 67.000 - 72.000 đồng/kg.
Giá heo hơi giảm nhẹ tại miền Nam

Giá heo hơi giảm nhẹ tại miền Nam

Giá heo hơi hôm nay 28/6, đồng loạt đứng yên tại miền Bắc, miền Trung và giảm nhẹ tại một số tỉnh miền Nam trong sáng cuối tuần. Theo đó, heo hơi trên toàn quốc đang được mua bán trong khoảng 67.000 - 72.000 đồng/kg.
Giá cà phê giảm nhẹ, thị trường chịu áp lực từ nguồn cung và nhu cầu suy yếu

Giá cà phê giảm nhẹ, thị trường chịu áp lực từ nguồn cung và nhu cầu suy yếu

Giá cà phê thế giới và trong nước đồng loạt điều chỉnh giảm trong bối cảnh triển vọng sản lượng khả quan và nhu cầu tiêu thụ có dấu hiệu chững lại.
Giá heo hơi tiếp tục đứng yên

Giá heo hơi tiếp tục đứng yên

Giá heo hơi hôm nay 27/6, ghi nhận tạm chững tại cả ba miền. Theo đó, heo hơi trên toàn quốc đang được mua bán trong khoảng 67.000 - 73.000 đồng/kg.
Giá tiêu tăng đồng loạt, thị trường nội địa và thế giới sôi động trở lại

Giá tiêu tăng đồng loạt, thị trường nội địa và thế giới sôi động trở lại

Giá tiêu hôm nay (27/6) tại thị trường trong nước tiếp tục tăng 2.000 – 3.000 đồng/kg, lên mức 126.000 – 128.000 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, giá tiêu của Indonesia cũng tiếp tục tăng cao, trong khi các nước khác nhìn chung không đổi.
Giá cà phê phục hồi trên sàn quốc tế, giảm sâu trong nước

Giá cà phê phục hồi trên sàn quốc tế, giảm sâu trong nước

Ngày 27/6, giá cà phê thế giới đồng loạt tăng trở lại nhờ đồng USD giảm sâu, thúc đẩy lực mua bù bán. Tuy nhiên, tại thị trường trong nước, giá cà phê giảm mạnh do áp lực dư cung và nhu cầu tiêu thụ yếu.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động