Vùng nguyên liệu: Băng rừng “săn Nấm lim xanh” ở miền núi Nam Giang

TH&SP Hầu hết ai cũng biết công dụng của Nấm lim xanh. Thế nhưng ít ai hiểu nỗi vất vả của người “săn nấm” ở miền núi Nam Giang.



Băng rừng “săn Nấm lim xanh” ở miền núi Nam Giang

Hiện nay, nhiều cánh rừng lim nguyên sinh vẫn còn mọc dải rắc ở các tỉnh phía Bắc và khu vực miền Trung. Tuy nhiên, sự phát triển và chất lượng tốt nhất của Nấm lim xanh không phải ở các tỉnh phía Bắc mà là ở các tỉnh miền Trung, nhất là tỉnh Quảng Nam.

Cứ đến hẹn lại lên, vào đầu tháng 3 đến tháng 7 dương lịch hàng năm là thời điểm nấm mọc nhiều, Anh Ba và nhiều người dân ở xã Đại Hồng, Đại Lộc phải bang rừng đầu nguồn miền núi Nam Giang để hái những cây nấm chất lượng mang về.

Để có cảm nhận được sự vất vả của nghề săn Nấm lim xanh, chúng tôi đã xin được tham gia hái nấm cùng với anh ba và những người dân xã Đại Hồng.

Theo như lời hẹn, ông Nguyễn Ba người có hơn 10 năm đi hái Nấm lim xanh, đã đợi chúng tôi ngay tại bìa rừng gần khu vực thủy điện Sông Bung 6 (Nam Giang) để chuẩn bị cho chuyến đi dài băng rừng tìm nấm.

Với thời tiết đang diễn ra từ đầu tháng 4 đến nay, miền núi ít mưa nên nấm phát triển chậm. Hái Nấm lim xanh trong rừng già nhiều nguy hiểm nên mọi người thường đi theo nhóm, lỡ gặp bất trắc thì còn giúp đỡ nhau.

Cùng với đó, anh Ba và những người cùng đoàn cũng đã hướng dẫn chúng tôi để có chuyến đi dài 2 ngày một đêm trong rừng chỉ cần mang những gì cần thiết nhất như đồ ăn, thức uống... và dụng cụ chuyên dụng để gọn trong chiếc ba lô.

Chúng tôi men theo con đường mòn dẫn vào khu rừng keo của người dân, hai bên đường có lác đác những gốc lim đã chết. Nấm bắt đầu mọc nhưng còn rất nhỏ. Thấy chúng tôi thích thú và muốn hái cây nấm. Anh Ba ngăn cản và cho hay Nấm lim xanh đang mọc cao chừng 7cm và mới chỉ khoảng 5 ngày và chưa thể thu hái.

“Nấm lim xanh chỉ mọc ở gốc cây lim đã chết, từ tháng 3 đến tháng 7 dương lịch là thời điểm nấm mọc nhiều. Ở khu vực rừng đầu nguồn thủy điện Sông Bung 6, dù là gốc lim trong rừng trồng hay rừng tự nhiên đều có Nấm lim mọc. Nấm đã trưởng thành chúng tôi mới thu hoạch” - ông Ba nói.

Nhóm “săn nấm” tiếp tục tiến sâu vào khu rừng tự nhiên. Hầu hết các thành viên trong nhóm đều quen với địa hình, vị trí có gốc lim để đến tìm nấm. Tại một gốc lim trong rừng đầu nguồn sông Bung, họ phát hiện 9 Nấm lim xanh mọc ở gốc cây lim, có chiều dài 5 - 25cm. Tuy nhiên, nhóm chỉ thu hái 7 nấm lớn, không hái 2 nấm còn lại vì nhỏ, chưa đủ kích thước. Theo quan sát, để hái Nấm lim xanh, nhóm “săn nấm” phải dùng rựa tách phần tiếp giáp giữa nấm với thân cây lim.

Sau một ngày tìm kiếm nấm kết thúc, khi mặt trời vừa lặn cũng là lúc đôi chân dã dời vì phải cõng ba lô đi cả chục cây số. Nhóm tiến đến bãi đất quen thuộc ven suối trong rừng để cắm trại nghỉ ngơi rồi chia nhau ra nấu cơm, người cầm đèn pin đi dọc bờ suối kiếm thêm bó rau, con ếch về cải thiện bữa ăn.

Đêm, rừng già vắng lặng, bên bờ suối tiếng ếch nhái kêu nghe vui tai. Dưới ánh sáng mập mờ của đèn pin, nhóm ông Ba quây quần bên bữa cơm tối. Những câu chuyện gắn với nghề dần được kể. Mỗi người đến với công việc này rất khác nhau. Có người thất nghiệp nên mới theo nghề này, có người bỏ nghề phu vàng rồi bám víu với nghề “săn” nấm...

Là một người đi trong đoàn cũng là người được nhiều người dân tại xã Đại Đồng kể lại câu chuyện cảm động ông vào rừng tìm Nấm lim xanh về cứu mẹ.

Tại đây, Ông Hoan cũng chia sẻ câu chuyện đã hơn 10 năm trước, mẹ ông bị ung thư thận, di căn biến chứng qua gan quá nặng và bệnh viện “trả về”. Được một số người chỉ dẫn, ông lên rừng tìm nấm lim xanh về cho mẹ mình uống. Sau gần 2 tháng trời, mẹ ông khỏe hẳn ra, bà đi lại trong nhà được và có thể làm những việc nhẹ như quét nhà, rửa chén, nấu cơm.

Từ đó, vào mùa Nấm lim xanh mọc, ông Hoan lại cần mẫn lên rừng tìm cho mẹ uống. Khi Nấm lim xanh được nhiều người biết đến và có giá cao, ông Hoan thu mua và trở thành đại lý. Hiện nay thỉnh thoảng vài tuần ông mới đi hái nấm một chuyến.

“Từ khi biết đến công dụng chữa bệnh, tôi luôn tìm hiểu về nấm lim xanh. Những năm gần đây tôi thu mua nấm lim của anh em đi rừng hái về, nhưng thỉnh thoảng vẫn lên lại rừng để tìm. Đã quen với rừng mà không lên rừng thì thấy rất nhớ” - ông Hoan nói.

Mỗi ký nấm sau khi hái về, người dân bán cho thương lái với giá trung bình khoảng 1 triệu đồng/ký tươi. Mỗi chuyến đi rừng, người dân kiếm 500 nghìn đồng đến hơn 1 triệu đồng.

Nguyễn Tuệ

Nguyễn Tuệ

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hà Nội trao danh hiệu 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP đạt 4 sao

Hà Nội trao danh hiệu 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP đạt 4 sao

Mới đây, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố quyết định công nhận "Làng nghề, làng nghề truyền thống" và trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận sản phẩm OCOP cấp Thành phố năm 2023.
Kẹo dừa sầu riêng lá dứa

Kẹo dừa sầu riêng lá dứa

Sản phẩm kẹo dừa hương vị sầu riêng lá dứa có xớ mềm, vị béo rất đậm đà, thoang thoảng mùi thơm lá dứa, ngọt thanh, dân dã nên ăn nhiều mà không gây ngán.
Đà Lạt nâng cấp và phát triển thương hiệu các sản phẩm OCOP

Đà Lạt nâng cấp và phát triển thương hiệu các sản phẩm OCOP

Các sản phẩm OCOP của TP Đà Lạt (Lâm Đồng) thời gian qua đã khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường, tạo nên thương hiệu đối với người tiêu dùng khi nhắc đến sản phẩm nông nghiệp của xứ sở ngàn hoa.
Bột sắn dây Quảng Phú

Bột sắn dây Quảng Phú

Bột sắn dây Quảng Phú là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn tìm kiếm một thức uống thanh mát, tốt cho sức khỏe và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chiếu cói Dũng Châu

Chiếu cói Dũng Châu

Chiếu cói Dũng Châu được làm từ cây cói chọn lọc, dệt thủ công tỉ mỉ, đảm bảo sự an toàn và thân thiện với môi trường.
Bánh chưng xanh Hải Yến 20

Bánh chưng xanh Hải Yến 20

Với chất lượng tuyệt hảo, bánh chưng xanh Hải Yến 20 đã được được nhận danh hiệu “Top 20 sản phẩm uy tín chất lượng cao được người Việt tin dùng năm 2019” và đã được Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao.
Cần vay 9.000 tỷ đồng để làm đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Cần vay 9.000 tỷ đồng để làm đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Tổng nhu cầu đầu tư dự án hơn 470 triệu USD (tương đương gần 11.800 tỷ đồng). Trong đó, vay World Bank khoảng 360 triệu USD (khoảng 9.000 tỷ đồng); vốn đối ứng trong nước hơn 112 triệu USD.
Điện Biên chú trọng xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP

Điện Biên chú trọng xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP

Điểm nổi bật trong phát triển các sản phẩm OCOP tại Điện Biên chính là sản phẩm OCOP được bày bán tại các điểm du lịch tạo thêm sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến Điện Biên và “níu” chân du khách lưu trú lâu hơn tại các điểm đến.
Trà túi lọc kim ngân hoa Đức Nguyên

Trà túi lọc kim ngân hoa Đức Nguyên

Trà túi lọc kim ngân hoa Đức Nguyên là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Trà được đảm bảo chất lượng nhờ kiểm nghiệm định kỳ và công bố tiêu chuẩn.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động