VNPT không còn mặn mà với Telcom

TH&SP Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam sẽ bán đấu giá để thoái 49% vốn điều lệ của Telcom. VNPT đưa ra mức giá khởi điểm 21.801 đồng/cổ phần.

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cho biết, ngày 4/9, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam sẽ bán đấu giá để thoái 2,45 triệu cổ phần vốn sở hữu tại Công ty cổ phần Phát triển Công trình Viễn thông (Telcom), tương đương 49% vốn điều lệ của Telcom. VNPT đưa ra mức giá khởi điểm 21.801 đồng/cổ phần.


Tiền thân của Telcom là Công ty Công trình Bưu điện trực thuộc Tổng cục Bưu điện được thành lập năm 1954. Năm 2006, Telcom chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần với vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Sang đến năm 2017, cổ phiếu của Telcom đăng ký giao dịch trên UpCoM với mã chứng khoán TEL. Tuy nhiên tại phiên giao dịch ngày 24/8, cổ phiếu TEL có giá niêm yết 9.000 đồng/cổ phiếu.

ds


VNPT không còn mặn mà với Telcom


Hiện, Telcom kinh doanh chính trong lĩnh vực thi công xây lắp các công trình viễn thông và tư vấn thiết kế các công trình viễn thông. Bên cạnh đó, công ty còn hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, như cho thuê văn phòng làm việc, sân tennis, kinh doanh kho bãi.

Đáng nói, nhiều năm gần đây hoạt động kinh doanh của công ty không đạt được kết quả cao do thị trường bão hòa làm suy giảm đầu tư trong lĩnh vực xây lắp viễn thông. Do đó, doanh thu thuần của công ty năm 2018 chỉ đạt 39 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế âm 11 tỷ và năm 2019 sau nhiều nỗ lực kiểm soát chi phí, công ty thoát lỗ với lợi nhuận sau thế đạt 1 tỷ đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận sau thuế của Telcom lại âm 751 triệu đồng.

Telcom hiện đang quản lý và sử dụng 3 khu đất có diện tích 6.776,3 m2 tại Hà Nội, tất cả là đất thuê trả tiền thuê hàng năm.

Ngoài việc kinh doanh sa sút, Báo cáo tài chính của Công ty cũng có nhiều vấn đề cần lưu tâm. Cụ thể, báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2015, kiểm toán viên của Công ty kiểm toán Kreston đã đưa ra hàng loạt ý kiến ngoại trừ liên quan đến những vấn đề tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Telcom.

Theo báo cáo kiểm toán, tại thời điểm 31/12/2015, Công ty chưa lập bảng phân tích tuổi nợ của khoản nợ phải thu, chưa trích lập dự phòng công nợ khó đòi theo quy định. Đồng thời, Công ty vẫn ghi nhận 507 triệu đồng giá trị nguyên vật liệu không còn tồn tại và 11,6 tỷ đồng giá trị chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang của công trình phát sinh từ nhiều năm trước hoặc của công trình đã nghiệm thu, thanh lý trên sổ sách. Trong bảng cân đối kế toán thời điểm 30/9/2016, Công ty chưa trích lập dự phòng cũng như chưa có hướng xử lý cho các khoản phải thu và hàng tồn kho.

Tổng giá trị các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho tại thời điểm 30/9/2016 là 120 tỷ đồng, chiếm 97% tổng tài sản ngắn hạn và 90% tổng tài sản. Trong khi đó, lượng tiền mặt của Công ty chỉ vỏn vẹn gần 2 tỷ đồng.

Trong năm 2015, Công ty phát sinh khoản phải trả tiền thuê đất 3,6 tỷ đồng ở Định Công và Thổ Quan (Hà Nội). Tuy nhiên, Công ty chưa hạch toán số tiền này vào chi phí trong năm. Nếu phần chi phí này được tính vào kết quả hoạt động kinh doanh thì lãi năm 2015 của Công ty sẽ chuyển sang lỗ.

Trước đó, tại thời điểm 31/12/2014, kiểm toán viên bị hạn chế phạm vi kiểm toán trong việc thu thập bằng chứng xác minh cho các số liệu công nợ phải thu là gần 86 tỷ đồng, và công nợ phải trả 40 tỷ đồng. Do đó kiểm toán viên không thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với báo cáo tài chính năm 2014. Tại thời điểm 31/12/2015, số dư công nợ phải thu và công nợ phải trả cũng bị ảnh hưởng do số liệu đầu kỳ chuyển sang. Vì vậy, kiểm toán cũng không thể đưa ra ý kiến chấp thuận toàn phần đối với báo cáo tài chính cho năm tài khóa 2015.

Hà Anh

Hà Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

F88 cải thiện triển vọng tín nhiệm nhờ lợi thế kinh doanh và chất lượng tài sản gia tăng

F88 cải thiện triển vọng tín nhiệm nhờ lợi thế kinh doanh và chất lượng tài sản gia tăng

Hà Nội, ngày 2 tháng 4 năm 2025 – FiinRatings vừa ra thông báo nâng triển vọng xếp hạng tín nhiệm của F88 – công ty chuyên cung cấp dịch vụ cho vay thay thế ngoài các tổ chức tín dụng - từ “Ổn Định” lên “Thuận Lợi”, nhờ sự cải thiện mạnh mẽ về chất lượng tài sản và vị thế dẫn đầu liên tục được củng cố trên thị trường.
Hưởng lợi từ cầu Tứ Liên khởi công, dự án nào đang được giới đầu tư săn đón tại Đông Bắc Hà Nội?

Hưởng lợi từ cầu Tứ Liên khởi công, dự án nào đang được giới đầu tư săn đón tại Đông Bắc Hà Nội?

Cầu Tứ Liên chuẩn bị khởi công với tổng vốn đầu tư hơn 20.000 tỷ đồng đang thổi bùng làn sóng đầu tư bất động sản tại khu vực Đông Bắc Hà Nội. Trong tâm điểm đầu tư, The Cosmopolitan - tổ hợp căn hộ thương gia cao cấp, nổi lên như một lựa chọn đón sóng vừa để ở, vừa để đầu tư sinh lời vượt trội.
Giải thưởng “Bền Đam Mê”: Nơi tỏa sáng ngọn lửa đam mê cống hiến, phụng sự xã hội

Giải thưởng “Bền Đam Mê”: Nơi tỏa sáng ngọn lửa đam mê cống hiến, phụng sự xã hội

Tại lễ trao giải thưởng “Bền Đam Mê”tổ chức ngày 25/03 vừa qua, câu chuyện đầy nghị lực của Tiến sĩ Phạm Huy Hiệu, vận động viên Nguyễn Thị Oanh nói riêng cũng như các cá nhân và dự án được vinh nói chung, đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Giá vé máy bay tăng cao, Vietnam Airlines báo lãi kỷ lục gần 8.000 tỷ đồng

Giá vé máy bay tăng cao, Vietnam Airlines báo lãi kỷ lục gần 8.000 tỷ đồng

Vietnam Airlines (mã chứng khoán HVN) đã công bố lợi nhuận năm 2024 đạt gần 8.000 tỷ đồng vào ngày 31/3, đánh dấu mức cao nhất trong lịch sử hoạt động của hãng.
Golden Gate mua lại The Coffee House với giá bao nhiêu tiền?

Golden Gate mua lại The Coffee House với giá bao nhiêu tiền?

Golden Gate đã hoàn thành việc mua 99,98% vốn của Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Trà Cà Phê Việt Nam (đơn vị sở hữu chuỗi The Coffee House) với tổng giá phí tạm thời là 270 tỷ đồng.
Tài chính số: Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn

Tài chính số: Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn

Tại Việt Nam, hơn 98% doanh nghiệp hiện nay là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Họ là những người bắt đầu từ những điều rất nhỏ: một cửa hàng cà phê tại góc phố, một tiệm bán đồ thủ công tại nhà, hay một thương hiệu thời trang local mới thành lập. Nhưng đằng sau quy mô khiêm tốn ấy lại là những kế hoạch phát triển dài hơi, những ước mơ mở rộng thị trường và mong muốn được bước ra sân chơi lớn.
Tài chính số thúc đẩy SME bứt tốc: The Asian Banker vinh danh HDBank

Tài chính số thúc đẩy SME bứt tốc: The Asian Banker vinh danh HDBank

Trong bối cảnh khu vực kinh tế tư nhân - mà nòng cốt là doanh nghiệp SME - được xác định là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế quốc gia, các mô hình ngân hàng số đồng hành toàn diện trở thành trợ lực cần thiết để SME bứt tốc. Khẳng định hiệu quả trong hướng đồng hành này, HDBank vừa được The Asian Banker vinh danh là “Ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính số tốt nhất cho SME tại Việt Nam”.
ViruSs đang làm chủ những doanh nghiệp nào?

ViruSs đang làm chủ những doanh nghiệp nào?

Tối 28/3, sau nhiều ngày giữ động thái im lặng, ViruSs tiếp tục mở livestream đối chất với rapper Pháo. Buổi livestream của nam streamer gây chú ý, có thời điểm thu hút hơn 1 triệu người xem.
Chân dung tân Tổng Giám đốc FWD Việt Nam

Chân dung tân Tổng Giám đốc FWD Việt Nam

Ngày 27/3, Tập đoàn FWD chính thức thông báo bổ nhiệm ông Phương Tiến Minh vào vị trí Tổng giám đốc Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động