Những loại pháo hoa người dân được phép đốt dịp Tết |
Hiện nay, việc bắn pháo ngày tết và các dịp ngày càng được kiểm soát chặt chẽ hơn, pháo hoa nổ trái phép sẽ bị phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng; tàng trữ pháo nổ, pháo hoa nổ trái phép dưới 6kg sẽ bị phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng.
Tuy nhiên, thị trường, nhu cầu mua bán pháo hoa dịp tết lại không hề giảm ngay cả online hay offline.
Ngay cả khi Nghị định 137/2020 về quản lý và sử dụng pháo hoa không nổ được hiệu lực thực tế từ 11/1/2021, như cầu pháo hoa lại ngày càng gia tăng.
Nhưng cũng không ít lo ngại về việc thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức của người dân dẫn đến không phân biết được pháo hoa được phép và pháo hoa cấm là tình trạng cực kỳ nguy hiểm và rủi ro đến cả cộng đồng.
Người dân chỉ được phép đốt pháo hoa không gây tiếng nổ
Cách phân biệt pháo hoa và pháo nổ cho người dân
Theo Nghị định 137/2020, pháo bao gồm: pháo nổ, pháo hoa.
Cùng với đó, Điều 17 Nghị định 137/2020 về sử dụng pháo hoa cũng đưa ra quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân nếu có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, các cơ quan, doanh nghiệp chỉ được phép mua pháo hoa tại những doanh nghiệp, cơ quan uy tín đã được thông qua và cấp phép có thẩm quyền để đảm bảo an toàn.
Bên cạnh đó, Nghị định 137/2020 cho phép người dân được sử dụng pháo trong dịp tết, lễ…nhưng người dân phải đảm bảo là việc sử dụng pháo hoa chứ không phải pháo nổ.
“Nghị định 137/2020 cũng quy định pháo hoa chỉ tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ”,
Đặc biệt, chỉ có Công ty TNHH MTV Hóa chất 21 (nhà máy Z121), thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng là đơn vị duy nhất được sản xuất, cung ứng pháo hoa, pháo hoa nổ toàn quyền được phép trên thị trường.
Nghiêm cấm người dân dùng pháo nổ gây mất an toàn
Đây là những khẳng định theo quy định pháp luật hiện hành.
Như vậy, việc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép pháo nổ sẽ bị phạt rất nặng. Vì vậy, các hành vi mua, bán pháp hoa nổ, pháo nổ diễn ra điều là những hoạt động vi phạm và trái phép.
Trường hợp nào sẽ bị phạt?
Trường hợp mà các cá nhân có hành vi mua bán, sản xuất, tàng trữ trái phép pháo nổ chưa đến mức thì sẽ bị phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng, đồng thời bị tịch thu tang vật. Với tổ chức sẽ bị phạt gấp đôi.
Dự trữ, buôn bán từ 6 kg trở lên là truy cứu trách nhiệm hình sự
Ông Nguyễn Minh Cảnh (nguyên thẩm phán TAND TP.HCM) cho hay, người nào sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 6 kg trở lên thì bị xử lý hình sự về tội Sản xuất, buôn bán hàng cấm. Nếu cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 3 tỉ đồng, hoặc phạt tù từ 1 – 15 năm tù. Nếu pháp nhân thương mại vi phạm thì bị phạt tiền từ 1 – 9 tỉ đồng hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Trường hợp tàng trữ, vận chuyển pháo nổ, pháo hoa nổ từ 6 kg trở lên thì bị xử lý hình sự về tội Tàng trữ, vận chuyển hàng cấm. Cá nhân phạm tội thì phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng – 10 năm. Pháp nhân thương mại phạm tội thì phạt tiền từ 300 triệu đồng – 5 tỉ đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Người dân “mất ăn mất ngủ”, xếp hàng từ 4h30 sáng để mua pháo hoa bắn Tết |
Danh sách các cửa hàng bán pháo hoa chơi Tết 2023 |
Pháo hoa Tết 2023 gồm những loại nào? |