Kiến nghị Chính phủ quyết liệt thực hiện các giải pháp ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn

Trước tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ngày càng khắc nghiệt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh của người dân, các đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần có giải pháp cấp bách và lâu dài; quyết liệt thực hiện các chương trình, kế hoạch đã ban hành để hạn chế và ứng phó với tình trạng với hạn hán, xâm nhập mặn…
hạn hán và xâm nhập mặn ngày càng khắc nghiệt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Hạn hán và xâm nhập mặn ngày càng khắc nghiệt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Quyết liệt thực hiện các chương trình chống hạn mặn

Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu, hạn hán và xâm nhập mặn đang diễn ra rất khắc nghiệt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nhằm hạn chế và ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn, các đại biểu đề nghị Chính phủ cần có giải pháp cấp bách và lâu dài, trong đó khẩn trương xây dựng và hoàn thiện các hệ thống công trình trữ nước ngọt cho Đồng bằng sông Cửu Long.

Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre cho biết, qua tiếp xúc cử tri của vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng như các tỉnh, đặc biệt là Bến Tre, Chính phủ đã có giải pháp và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cũng đã nhấn mạnh, việc cấp nước sạch, nước ngọt cho người dân là một trong những vấn đề quan trọng, và nước là một mặt hàng thiết yếu, không thể thiếu trong sinh hoạt và trong sản xuất, kinh doanh. Trong khi đó, tình trạng hạn mặn đã xảy ra nhiều năm, liên tục và ngày càng khắc nghiệt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhận thấy, các bộ, ngành Trung ương và Chính phủ đã có những giải pháp và dành vốn đầu tư rất lớn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn cho rằng, đây là một tín hiệu rất vui cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, và vấn đề thiếu nước hiện nay không chỉ của Đồng bằng sông Cửu Long mà còn của cả nước.

Do đó, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn kiến nghị cần thực hiện quyết liệt các chương trình đang có để vấn đề hạn mặn không còn lặp lại với vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng như cả nước. Trong đó có chương trình của 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, cùng với đó là Nghị quyết 106/2023/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 108/NQ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, quy trình, thủ tục đầu tư của các chương trình vẫn còn chậm tiến độ, do đó, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn đề nghị Chính phủ cũng như các bộ, ngành Trung ương cần đẩy nhanh tiến độ hơn nữa bằng cách thành lập một Ban. Đồng thời mong muốn Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương quan tâm nhiều hơn nữa để giải quyết vấn đề hạn mặn tốt hơn.

Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre
Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre

Khẩn trương xây dựng và hoàn thiện các hệ thống công trình trữ nước ngọt cho Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng quan điểm, đại biểu Trần Văn Sáu - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho biết, Báo cáo của Chính phủ cũng nêu ra những khó khăn, hạn chế, những yếu tố bất lợi đến nền kinh tế. Trong đó có nêu thiên tai, hạn hán, bão lũ, xâm nhập mặn, thời tiết cực đoan, sạt lở tiếp tục diễn biến khó lường, gây hậu quả nặng nề.

“Đối chiếu 6 yếu tố này dường như có mặt đầy đủ ở Đồng bằng sông Cửu Long, bà con Đồng bằng sông Cửu Long lo lắng sống chung với lũ, giờ lại sống chung với hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở luôn rình rập, bủa vây, cũng không thể tưởng tượng hết vùng đồng bằng sông nước mà bà con phải thức đêm đi nhiều cây số để xin từng xô nước cứu trợ. Năm 2024, hạn hán, xâm nhập mặn diễn biết khốc liệt hơn và dường như không có điểm dừng, 11/13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phải ban bố tình trạng khẩn cấp về hạn mặn”, đại biểu nêu rõ.

Nhiều giải pháp cấp bách đã được triển khai như trữ nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, khởi động xây dựng lại các hồ chứa nước ngọt, thay đổi tập quán canh tác..., tuy nhiên đại biểu Trần Văn Sáu nhận thấy, Chính phủ, bộ, ngành, chính quyền và nhân dân trong vùng đã tập trung nhiều giải pháp, nhưng tình hình vẫn còn nhiều khó khăn.

Nhằm hạn chế và ứng phó với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, đại biểu Trần Văn Sáu đề nghị Chính phủ quan tâm, nghiên cứu và có chính sách thực hiện một số giải pháp mà các nhà khoa học đã khuyến cáo. Cần tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát, nâng cao năng lực dự báo hạn mặn.

Đại biểu Trần Văn Sáu - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp
Đại biểu Trần Văn Sáu - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp

“Chúng ta đào thêm nhiều kênh rạch để tháo chua, rửa phèn, đưa phù sa vào đồng ruộng, biến những cánh đồng chết thành những vựa lúa. Giờ đây cũng những con kênh này lại dẫn nước biển vào đồng ruộng, hệ thống sông ngòi chằng chịt, xâm nhập mặn ở diện rộng nên rất cần phải dự báo và dự báo thường xuyên, chính xác để kịp thời ứng phó. Khuyến cáo bà con thay đổi tập quán sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi cho phù hợp”, đại biểu kiến nghị.

Bên cạnh đó, việc quản lý, khai thác tài nguyên nước dưới mặt đất và khoáng sản hợp lý cũng là giải pháp cần được quan tâm. Hiện nay có khuyến cáo cần nghiên cứu xây dựng đập ngầm, đại biểu Trần Văn Sáu cho rằng, đây là giải pháp mang tính tham khảo đối với Việt Nam, giải pháp này đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Việc xây dựng các đập ngầm có tác dụng vừa ngăn mặn, vừa không ảnh hưởng đến sự di chuyển của tàu bè.

Giải pháp thứ ba đại biểu Trần Văn Sáu đề xuất là ưu tiên các nguồn vốn. Khẩn trương xây dựng và hoàn thiện các hệ thống công trình giữ nước ngọt cho Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười. Đây được xem là giải pháp trước mắt cũng như lâu dài để giải cơn khát nước ngọt cho vùng. Đồng thời, sớm triển khai quy hoạch cấp nước cho vùng, đảm bảo hệ thống cấp nước sinh hoạt cho người dân.

Về lâu dài, đại biểu cho rằng, cần xây dựng hệ thống đê biển cùng với các cống, đập kiểm soát xâm nhập mặn. Đây là dự án lâu dài, bền vững dọc theo bờ biển để ứng phó với mực nước biển dâng. “Đây không chỉ là ngăn mặn mà là câu chuyện duy trì lãnh thổ quốc gia khỏi sạt lở, sụt lún, nước biển dâng. Nếu chúng ta không hành động kịp thời, chỉ vài chục năm nữa thì sẽ không còn Đồng bằng sông Cửu Long”, đại biểu nêu rõ.

Đại biểu cũng nhận thấy, hạn hán xâm nhập mặn ngày càng khốc liệt, đời sống người dân sẽ khó khăn hơn, thu nhập giảm, người nghèo ven biển nông thôn buộc phải rời bỏ nhà cửa, ruộng đồng để di cư đến nơi khác. “10 năm qua có khoảng 1,7 triệu người di cư khỏi Đồng bằng sông Cửu Long, cao gấp đôi mức bình quân của cả nước, nên rất cần phải quy hoạch và bố trí lại dân cư, ưu tiên nguồn vốn cho công việc này”, đại biểu nêu dẫn chứng.

Nghiên cứu hướng dẫn các phương án sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản phù hợp với bối cảnh tài nguyên nước đang hạn chế

đại biểu Đào Chí Nghĩa - Đoàn ĐBQH TP.Cần Thơ
Đại biểu Đào Chí Nghĩa - Đoàn ĐBQH TP.Cần Thơ

Liên quan đến tình hình biến đổi khí hậu, nắng nóng, hạn mặn đang diễn ra rất khắc nghiệt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đại biểu Đào Chí Nghĩa - Đoàn ĐBQH TP.Cần Thơ cho rằng, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng đang diễn ra ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Trong những năm gần đây, nhất là những tháng đầu năm 2024, Đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện tình trạng nắng nóng kéo dài, tình trạng thiếu nước ngọt gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân ở nhiều vùng, đặc biệt là vùng ven biển, hoạt động sản xuất, nhất là nông nghiệp, thủy, hải sản bị ảnh hưởng rất nặng nề.

Trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, tình trạng thiếu nước, xâm nhập mặn, thời tiết cực đoan chắc chắn sẽ tiếp tục diễn ra ngày càng khắc nghiệt hơn trong thời gian tới. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều hành quyết liệt, đã chỉ đạo, yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành liên quan thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến, dự báo về thời tiết, khí hậu, thủy văn, nguồn nước xâm nhập mặn; kiểm kê, nắm chắc thông tin về nguồn nước trên địa bàn; cập nhật phương án kế hoạch phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn của địa phương để phù hợp với các kịch bản nguồn nước.

Trong Chỉ thị số 11 của Thủ tướng cũng đã yêu cầu tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và Luật Tài nguyên nước 2023 tại khoản 1 Điều 63 quy định "Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng các công trình tích trữ nước, tìm kiếm nguồn nước để chủ động ứng phó với tình trạng hạn hán, thiếu nước". Khoản 2 cũng xác định Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình điều tiết, tích trữ nước tại khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước thường xuyên, bị xâm nhập mặn để đảm bảo chống hạn, kiểm soát mặn. Thực tiễn hiện nay Đồng bằng sông Cửu Long đang rất cần Chính phủ đầu tư xây dựng các công trình tích trữ nước, điều tiết nước.

Vì vậy, đại biểu Đào Chí Nghĩa đề nghị Chính phủ quan tâm và có kế hoạch triển khai kịp thời trong việc xây dựng các công trình tích trữ nước và điều tiết nước cho các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét các giải pháp mang tính chất lâu dài về tái cấu trúc và nghiên cứu hướng dẫn các phương án sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với bối cảnh tài nguyên nước hiện nay đang hạn chế.

Nguồn lực các dự án đã được tính toán để phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà

Làm rõ về vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu mà các đại biểu nêu, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất bài bản, riêng Đồng bằng sông Cửu Long có thể nói là một điển hình. Chính phủ đã đánh giá tổng thể tác động từ thượng nguồn, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt xác định trung tâm của ảnh hưởng là vấn đề tài nguyên nước. Chính phủ đã ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, đã ban hành Nghị quyết 120 của Chính phủ liên quan đến các kế hoạch hành động để thích ứng của Đồng bằng.

Đồng thời Chính phủ cũng đã ban hành Kế hoạch để thực hiện quy hoạch tổng thể về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long gồm khoảng 60 dự án. Trong đó, tập trung vào 16 dự án mà vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ký một nghị quyết của Chính phủ huy động 2,5 tỷ USD để tập trung phát triển vấn đề thích ứng trong nông nghiệp cũng như xây dựng kết cấu đồng bộ hạ tầng để chuyển đổi ngay từ vấn đề hạ tầng kinh tế - xã hội và chuyển đổi nền kinh tế theo 3 hướng, đó là nước ngọt, khu trung tâm là nước ngọt lợ và vùng ven biển là nước mặn.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, nếu chúng ta làm điều đó thì hạ tầng liên quan đến cấp nước tập trung giải quyết vấn đề lũ lụt ở thượng nguồn cũng như khúc cung cấp nước cho trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực ven biển. Nhấn mạnh vấn đề nguồn lực dự án đã được tính toán, Phó Thủ tướng cho rằng, vấn đề còn lại chỉ là thời gian, nỗ lực của các địa phương.

“Hiện nay chúng ta đã có một quy hoạch vùng, trong đó quy hoạch vùng đã có cơ chế liên quan đến điều phối vùng. Đây là những điều kiện hết sức quan trọng để các địa phương trong vùng liên kết để lựa chọn vấn đề ưu tiên nhất để tập trung các nguồn lực để làm. Và hiện chúng tôi đang triển khai cũng khá nhiều công việc cụ thể”, Phó Thủ tướng nêu rõ./.

Xuất cấp hóa chất phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn cho tỉnh Tiền Giang Xuất cấp hóa chất phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn cho tỉnh Tiền Giang
Phòng chống hạn mặn và quản lý cấp mã số vùng trồng cây ăn quả ở Đồng bằng sông Cửu Long Phòng chống hạn mặn và quản lý cấp mã số vùng trồng cây ăn quả ở Đồng bằng sông Cửu Long
Đối mặt với hạn mặn, nhà vườn Vĩnh Long lộ bí quyết xử lý để sầu riêng phát triển an toàn Đối mặt với hạn mặn, nhà vườn Vĩnh Long lộ bí quyết xử lý để sầu riêng phát triển an toàn
Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn
Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Ireland

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Ireland

Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tại Mông Cổ, chiều tối 1/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Thành Cát Tư Hãn, thủ đô Ulaanbaatar đi thăm cấp Nhà nước tới Ireland từ ngày 1-3/10/2024, theo lời mời của Tổng thống Ireland Michael D. Higgins.
Họp Hội đồng Thẩm định Chương trình “Thương hiệu Vàng thời đại số” lần thứ I, năm 2024

Họp Hội đồng Thẩm định Chương trình “Thương hiệu Vàng thời đại số” lần thứ I, năm 2024

Sáng ngày 1/10, tại Hà Nội, Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm phối hợp cùng Công ty Cổ phần Phát triển Báo Sáng tổ chức họp Hội đồng thẩm định Chương trình “Thương hiệu Vàng thời đại số - GBDA Awards” lần thứ I, năm 2024 dựa trên các tiêu chí cụ thể và hồ sơ thông tin của doanh nghiệp.
Huyện Tây Sơn (Bình Định) đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Tây Sơn (Bình Định) đạt chuẩn nông thôn mới

Sáng 1/10, UBND huyện Tây Sơn (Bình Định) tổ chức lễ công bố đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Ulan Bato, bắt đầu thăm cấp Nhà nước Mông Cổ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Ulan Bato, bắt đầu thăm cấp Nhà nước Mông Cổ

Vào lúc 11h30 (giờ địa phương), tức 10h30 (giờ Hà Nội) ngày 30/9, chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến sân bay Thành Cát Tư Hãn, thủ đô Ulaanbaatar, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ từ ngày 30/9 đến 1/10, theo lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh.
Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 10/2024

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 10/2024

Từ tháng 10/2024, một loạt những chính sách liên quan vấn đề kinh tế như chế độ báo cáo định kỳ về cụm công nghiệp; điểm mới của định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng sẽ chính thức có hiệu lực.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm Mông Cổ, Ireland và Cộng hòa Pháp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm Mông Cổ, Ireland và Cộng hòa Pháp

Sáng 30/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, Ireland, tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 30/9 đến ngày 7/10/2024.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, Ireland, Pháp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, Ireland, Pháp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước Mông Cổ, Ireland, tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Pháp, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Xuất cấp hạt giống cây trồng hỗ trợ Lào Cai khôi phục sản xuất

Xuất cấp hạt giống cây trồng hỗ trợ Lào Cai khôi phục sản xuất

Ngày 28/9/2024, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định 1053/QĐ-TTg xuất cấp hạt giống cây trồng từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Lào Cai khôi phục sản xuất do ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Quốc hội xem xét thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương tại Kỳ họp thứ 8

Quốc hội xem xét thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương tại Kỳ họp thứ 8

Sáng 28/9, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.
Thông qua việc sắp xếp cấp huyện, cấp xã của 13 tỉnh, thành phố

Thông qua việc sắp xếp cấp huyện, cấp xã của 13 tỉnh, thành phố

Sáng 28/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của một số tỉnh, thành phố. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.
Thủ tướng nêu 5 bài học kinh nghiệm quan trọng sau siêu bão Yagi

Thủ tướng nêu 5 bài học kinh nghiệm quan trọng sau siêu bão Yagi

Sáng 28/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3.
Phân công quản lý, quy định rõ hóa chất độc hại

Phân công quản lý, quy định rõ hóa chất độc hại

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Hóa chất (sửa đổi), tại Phiên họp thứ 37, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các cơ quan nghiên cứu phân công hợp lý trách nhiệm quản lý Nhà nước về hóa chất. Bên cạnh đó, cần có quy định rõ trong dự án Luật về hóa chất không được sử dụng trong sản phẩm; đánh giá rủi ro đối với sản phẩm chứa hóa chất...
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tham dự Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 42

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tham dự Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 42

Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long - Trưởng đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 42 (AMEM42) và các Hội nghị liên quan từ ngày 26 và ngày 27 tháng 9 năm 2024 tại Viêng Chăn, Lào.
Thủ tướng yêu cầu tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ

Thủ tướng yêu cầu tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ

Tại Công điện số 100/CĐ-TTg ngày 27/9/2024 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ.
Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước Cuba

Vào lúc 21 giờ 45 phút tối 25/9 theo giờ địa phương (sáng 26/9 giờ Hà Nội), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã đến sân bay quốc tế Jose Marti ở Thủ đô La Habana, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Cuba theo lời mời của Bí thư Thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez và Phu nhân.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden

Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, ngày 25/9 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến hoàn thành năm bao nhiêu?

Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến hoàn thành năm bao nhiêu?

Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đề xuất khởi công dự án thành phần cuối năm 2027 và phấn đấu hoàn thành trước 2045.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Hòa bình, ổn định là nền tảng để kiến tạo một tương lai thịnh vượng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Hòa bình, ổn định là nền tảng để kiến tạo một tương lai thịnh vượng

Ngày 24/9 theo giờ địa phương, tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, đã diễn ra Lễ khai mạc phiên Thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khoá 79 với chủ đề “Không để ai bị bỏ lại phía sau: Hành động đoàn kết để thúc đẩy hoà bình, phát triển bền vững, phẩm giá con người vì các thế hệ hôm nay và tương lai”.
Dự kiến khởi công mở rộng đường Lĩnh Nam vào tháng 6/2025

Dự kiến khởi công mở rộng đường Lĩnh Nam vào tháng 6/2025

Theo thông tin từ Quận ủy Hoàng Mai, Dự án đầu tư, nâng cấp, mở rộng đường Lĩnh Nam sẽ được khởi công vào tháng 6/2025.
Yêu cầu người nổi tiếng phải trực tiếp dùng sản phẩm trước khi quảng cáo

Yêu cầu người nổi tiếng phải trực tiếp dùng sản phẩm trước khi quảng cáo

Dự Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đề xuất quy định người có ảnh hưởng khi đăng tải ý kiến, cảm nhận về kết quả sử dụng sản phẩm như mỹ phẩm, thực phẩm bổ sung... trên mạng xã hội phải là người đã trực tiếp sử dụng sản phẩm.
Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu

Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 99 ngày 23-9 về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp.
Hà Tĩnh- Quảng Bình nhiều nơi bị ngập sâu gây chia cắt

Hà Tĩnh- Quảng Bình nhiều nơi bị ngập sâu gây chia cắt

Mưa lớn trong nhiều ngày qua đã khiến tuyến đường vào đồng bào Rục với gần 900 người dân ở Quảng Bình bị ngập sâu gây chia cắt.
Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai

Ngày 22/9 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Khoá 79. Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm xin trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm:
Bộ Tài chính đang xem xét, đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính đang xem xét, đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính đang tiến hành rà soát và đánh giá toàn diện Luật Thuế thu nhập cá nhân, bao gồm cả vấn đề về mức giảm trừ gia cảnh, nhằm báo cáo Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội để xem xét sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới.
Cân nhắc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng thiết yếu, phục vụ hoạt động vận chuyển hành khách

Cân nhắc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng thiết yếu, phục vụ hoạt động vận chuyển hành khách

Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 tới. Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật này, đại diện các doanh nghiệp, chuyên gia cho rằng, cần cân nhắc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng thiết yếu như xăng các loại, điều hòa nhiệt độ, xe ô tô phục vụ cho hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách...
Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh

Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh

Ngày 22/9/2024, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024 với chủ đề “Bắc Ninh - Kinh Bắc, khởi sắc đầu tư”. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ

Ngày 21/9, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã có bài viết: "Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát", Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.
Đề xuất mới về sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững

Đề xuất mới về sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 21/2023/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động