Kế thừa tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong vận dụng sách lược ngoại giao

Những quyết sách của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những giai đoạn then chốt của cách mạng đã giúp xác lập vị trí của “nước Việt Nam mới” trên bản đồ thế giới.
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, nhân viên Bộ Ngoại giao tại Hội nghị ngoại giao lần thứ nhất vào tháng 3/1957. (Ảnh tư liệu)
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, nhân viên Bộ Ngoại giao tại Hội nghị ngoại giao lần thứ nhất vào tháng 3/1957. (Ảnh tư liệu)

Cuộc cách mạng của nhân dân Việt Nam tiến đến cao trào với nhân tố mới là những quan hệ quốc tế với lực lượng Đồng minh trong cuộc chiến đấu chống phátxít, giành độc lập dân tộc. Quá trình thiết lập mối quan hệ đã được chuẩn bị từ khá sớm trước khi Tuyên ngôn độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh trang trọng tuyên đọc trước quốc dân Việt Nam và thế giới. Hôm nay, những kinh nghiệm từ cuộc cách mạng vẫn đang được vận dụng và phát huy.

Tầm nhìn xa và sự lựa chọn sáng suốt

Với kinh nghiệm và sự nhạy cảm chính trị thiên bẩm của một nhà cách mạng nhiều kinh nghiệm, luôn theo dõi sát những diễn biến của tình hình, Chủ tịch Hồ Chí Minh có những nhận định quan trọng về tình hình thế giới cũng như đề ra những quyết sách cho cách mạng Việt Nam trong bối cảnh Thế chiến II đang lan rộng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam trong bối cảnh chung của cuộc đấu tranh của toàn nhân loại chống chủ nghĩa phátxít.

Người tìm cách tạo mối liên hệ với lực lượng đồng minh để cách mạng Việt Nam có cơ hội nhận được những sự giúp đỡ trực tiếp cho cuộc kháng Nhật cứu nước. Nhưng điều quan trọng hơn sau những hoạt động không mệt mỏi của Người trong giai đoạn gấp rút này là tạo ra những tiền đề cho việc xác lập vị thế của “nước Việt Nam mới” trên trường quốc tế sau này.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thiết lập quan hệ với các lực lượng Trung Quốc chống Nhật ở Trùng Khánh, với các cơ quan quân sự và tình báo Mỹ ở Côn Minh. Người làm cho người Mỹ hiểu rõ hơn về Việt Minh và cuộc chiến đấu giành độc lập của nhân dân Việt Nam. Mặc dù các nguồn tin từ cả phía Pháp và Trung Quốc xác nhận rằng Hồ Chí Minh là người chống Pháp và là cộng sản nhưng Mỹ bắt đầu coi Việt Minh như một lực lượng đồng minh chống Nhật tích cực mà họ có thể phối hợp các nỗ lực. Các đội du kích cách mạng ở Cao Bằng cũng nhận được sự hỗ trợ về vũ khí, về phương tiện thông tin liên lạc và huấn luyện của một số chuyên gia quân sự do Mỹ gửi tới.

Hữu nghị, bình đẳng để cùng phát triển

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi cuộc đấu tranh thiết lập quan hệ bình đẳng giữa các quốc gia, chống lại mọi sự áp đặt, thống trị bất công của các “nước lớn” là sự phát triển, hoàn thiện của công cuộc giải phóng dân tộc. Trong tất cả các mối quan hệ quốc tế của Việt Nam, điều được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh từ rất sớm trong Thông cáo về chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 3/10/1945: “Việt Nam muốn xây dựng quan hệ hữu nghị dựa trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng quyền lợi lẫn nhau”. Với các nước láng giềng thì “hợp tác bình đẳng để sánh vai ngang hàng cùng tiến hóa”, với các “nước lớn” thì “sẵn sàng hợp tác thân thiện trên nguyên tắc bình đẳng, ủng hộ lẫn nhau”.

Nhân dân Ba Lan nồng nhiệt đón chào Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 7/1957 (Ảnh tư liệu) c
Nhân dân Ba Lan nồng nhiệt đón chào Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 7/1957 (Ảnh tư liệu)

Trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn định hướng mở rộng cánh cửa để cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam là một bộ phận của cuộc đấu tranh của nhân loại tiến bộ vì hoà bình và những giá trị nhân đạo, nhân văn.

Trong giai đoạn trực tiếp lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập những năm 1941-1945, điều này có ý nghĩa to lớn, được Người thực hiện với tất cả sự nỗ lực và đã có những thành công nổi bật. Luôn nhấn mạnh cần “đem sức ta giải phóng cho ta” nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đánh giá cao và luôn trân trọng mọi sự giúp đỡ quốc tế, tranh thủ tối đa các nguồn ngoại lực cho cách mạng Việt Nam. Đây là tư tưởng lớn đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện thành công trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Tư tưởng đó tiếp tục được kế thừa và phát triển trong sự nghiệp kháng chiến bảo vệ nền độc lập. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước phát triển đi tới phồn thịnh, các nguồn lực đầu tư, viện trợ, hợp tác được khẳng định là những nhân tố quan trọng từ bên ngoài để tăng cường cho những nỗ lực bên trong.

Kinh nghiệm lịch sử tiếp tục được phát huy

Một trong những bài học kinh nghiệm thành công của cách mạng Việt Nam là đã kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã qua gần 40 năm, vẫn đang tiếp tục và đi vào chiều sâu trong bối cảnh nền kinh tế tri thức ngày càng phát triển, quá trình toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ. Trong bối cảnh ấy, bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại từ cuộc cách mạng giải phóng dân tộc vẫn được kế thừa và phát triển sáng tạo.

Kinh nghiệm lịch sử tiếp tục được phát huy trong giai đoạn mới bằng nhiều biện pháp, chủ trương, đường lối cụ thể. Trong việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại thì nhân tố bên trong, sức mạnh dân tộc giữ vai trò quyết định. Nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng. Hai nguồn lực này gắn kết với nhau thành sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước.

Kế thừa tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong vận dụng sách lược ngoại giao
Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao

Từ một nước có nền kinh tế kế hoạch tập trung, bị bao vây, cấm vận, Việt Nam chủ động tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi, huy động các nguồn lực từ bên ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế - xã hội. Lợi ích quốc gia - dân tộc đã, đang và sẽ tiếp tục là kim chỉ nam, là tiêu chí cao nhất trong triển khai các hoạt động đối ngoại. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định đây là quan điểm chỉ đạo xuyện suốt trong định hướng phát triển đất nước. Đối ngoại phải bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi.

Đại hội Đảng lần thứ XIII nêu rõ nhiệm vụ “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, linh hoạt, hiệu quả, vì lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia”. Độc lập, tự chủ, tự cường, phát huy nội lực của dân tộc là cơ sở, tạo ra sức mạnh nội sinh để nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Mục tiêu bao trùm của đối ngoại, ngoại giao Việt Nam trong giai đoạn mới là phát huy tối đa mọi yếu tố thuận lợi để chủ động, tích cực xây dựng, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, thuận lợi để thực hiện các nhiệm vụ chiến lược phát triển đất nước.

Tuân thủ nguyên tắc “Dĩ bất biến ứng vạn biến” đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên từ năm 1946, ngoại giao Việt Nam nêu cao thiện chí “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế”, được nhấn mạnh kể từ Đại hội X của Đảng (2006).

Những bài học về vận dụng sách lược đối ngoại khôn khéo, sáng tạo trên cơ sở luôn kiên định mục tiêu chiến lược trong cuộc vận động giải phóng dân tộc những năm 1941-1945 để đi đến thắng lợi cuối cùng của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 cho đến nay vẫn còn nhiều ý nghĩa. Những bài học xuyên suốt lịch sử dân tộc được Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa, phát huy cùng với Tư tưởng Hồ Chí Minh để hình thành nên trường phái đối ngoại, ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

Thực tiễn đã khẳng định những thành tựu của đối ngoại, ngoại giao trong thời kỳ mới, chứng minh đường lối đối ngoại, ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” đã “góp phần rất quan trọng vào thành tựu chung, to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước ta”, nhờ đó “vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế” và “Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá.

Vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh Vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh
Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán
Đường lối Đường lối 'ngoại giao cây tre' – Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc
"Sự thật Việt Nam đã thành nước Tự do, Độc lập"
TS Ngô Vương Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm đạt 7%

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm đạt 7%

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có công điện yêu cầu các cơ quan, đơn vị tiếp tục thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả năm nay đạt khoảng 7%.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tri ân cố nhạc sĩ Văn Cao và cố họa sĩ Bùi Trang Chước

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tri ân cố nhạc sĩ Văn Cao và cố họa sĩ Bùi Trang Chước

Nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng 2/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao và cố họa sĩ Bùi Trang Chước, những cây đại thụ của nền âm nhạc và hội họa Việt Nam.
Thể chế hóa các yêu cầu của Đảng về “phát triển hệ thống tư pháp thân thiện và bảo vệ trẻ em”

Thể chế hóa các yêu cầu của Đảng về “phát triển hệ thống tư pháp thân thiện và bảo vệ trẻ em”

Có nên tách vụ án có người chưa thành niên phạm tội là ý kiến băn khoăn của các đại biểu Quốc hội khi thảo luận về dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 tới. Qua giải trình của Cơ quan soạn thảo và Cơ quan thẩm tra dự án Luật, các ý kiến thống nhất cần thiết tách vụ án nhằm thể chế hóa các yêu cầu của Đảng về “phát triển hệ thống tư pháp thân thiện và bảo vệ trẻ em”, đảm bảo thực thi đầy đủ, hiệu quả các chính sách nhân văn, thân thiện, tiến bộ của dự thảo Luật.
Khát vọng xưa thôi thúc khát vọng nay!

Khát vọng xưa thôi thúc khát vọng nay!

Hôm nay 2/9, người Việt Nam tự hào kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh. Càng tiến xa trong dòng chảy lịch sử, mỗi người Việt lại càng thấu đáo ý nghĩa thiêng liêng của một nước có chủ quyền hoàn toàn gắn với một thể chế chính trị được lựa chọn khách quan bởi lịch sử.
Chuyện về những thước phim tư liệu về Quốc khánh 2/9/1945

Chuyện về những thước phim tư liệu về Quốc khánh 2/9/1945

Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự kiện này là dấu mốc lịch sử chói lọi của dân tộc Việt Nam, được lưu giữ trong nhiều tư liệu điện ảnh.
Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024), Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu bài viết của GS.TS Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tựa đề "Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới".
Khắc phục bất cập trong quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

Khắc phục bất cập trong quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES).
Tạo điều kiện cho các chuyên gia, doanh nghiệp FDI vào xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Tạo điều kiện cho các chuyên gia, doanh nghiệp FDI vào xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Nhằm góp phần đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam có thể đảm bảo đáp ứng các tiêu chí của các nước trên thế giới đưa ra khi hội nhập kinh tế quốc tế và xuất nhập khẩu hàng hóa, nhiều chuyên gia, đại biểu Quốc hội cho rằng, cần tạo điều kiện và quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức tham gia vào xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật…
Tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9

Tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 84/CĐ-TTg ngày 30/8/2024 về tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy và an toàn thực phẩm dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9.
Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9: Thắm tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam và các nước

Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9: Thắm tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam và các nước

Trong những ngày qua, Đại sứ quán Việt Nam tại nhiều nước đã tổ chức lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024).
Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 9/2024

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 9/2024

Trong tháng 9/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: quy định mới của Chính phủ về số lượng cấp phó của các cơ quan, đơn vị; Chính sách tín dụng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn...
Đề xuất bãi bỏ 9 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đất đai

Đề xuất bãi bỏ 9 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đất đai

Bộ Tài chính đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đất đai.
Có bắt buộc phải cấp đổi "sổ đỏ" sang mẫu mới?

Có bắt buộc phải cấp đổi "sổ đỏ" sang mẫu mới?

Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của pháp luật đất đai qua các thời kỳ vẫn có giá trị pháp lý và không bắt buộc phải cấp đổi sang Giấy chứng nhận được cấp theo mẫu mới.
Hoàn thiện dự án sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8

Hoàn thiện dự án sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có văn bản thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 79 năm Quốc khánh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 79 năm Quốc khánh

Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2024), sáng 30/8/2024, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cùng các bộ, ngành và thành phố Hà Nội đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Phát triển công nghiệp văn hóa cần sáng tạo, bản sắc, độc đáo, chuyên nghiệp

Phát triển công nghiệp văn hóa cần sáng tạo, bản sắc, độc đáo, chuyên nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 919/QĐ-TTg phân công nhiệm vụ các phó thủ tướng.
Việt Nam ký kết văn kiện hợp tác về y dược cổ truyền với Trung Quốc

Việt Nam ký kết văn kiện hợp tác về y dược cổ truyền với Trung Quốc

Trong khuôn khổ chương trình chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Bộ Y tế Việt Nam và Cục Quản lý Trung y dược Quốc gia Trung Quốc đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực y dược cổ truyền.
Ông Rah Lan Chung được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai

Ông Rah Lan Chung được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai

Ông Rah Lan Chung – Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai nhiệm kỳ 2020-2025, đại biểu HĐND tỉnh, được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2021- 2026.
Công tác nhân sự được thực hiện chặt chẽ, đạt sự đồng thuận, thống nhất cao

Công tác nhân sự được thực hiện chặt chẽ, đạt sự đồng thuận, thống nhất cao

Sau 01 ngày làm việc với tinh thần nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành nội dung chương trình đề ra và bế mạc vào chiều 26/8.
Ông Nguyễn Hải Ninh giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Ông Nguyễn Hải Ninh giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Ngày 26/8, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội Khóa XV đã phê chuẩn bổ nhiệm ông Nguyễn Hải Ninh, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Ông Đỗ Đức Duy giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ông Đỗ Đức Duy giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm ông Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thay ông Đặng Quốc Khánh.
Ông Bùi Thanh Sơn được bổ nhiệm giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ

Ông Bùi Thanh Sơn được bổ nhiệm giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ

Quốc hội Khóa XV đã phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động