Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
Hội nghị Geneve bàn về lập lại hòa bình ở Đông Dương - Ảnh tư liệu Bộ Ngoại giao
Hội nghị Geneve bàn về lập lại hòa bình ở Đông Dương - Ảnh tư liệu Bộ Ngoại giao

Nhân tố quyết định đưa phái đoàn của Việt Nam đến bàn Hội nghị Geneve

Thượng tướng, PGS.TS. Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng cho biết, từ giữa năm 1953, khi Hiệp định đình chiến tại bán đảo Triều Tiên được ký kết, lúc này xu thế hòa hoãn trên thế giới phát triển mạnh mẽ, các nước lớn muốn giải quyết các xung đột và chiến tranh bằng thương lượng. Ngày 18/2/1954, tại Berlin, Hội nghị ngoại trưởng 4 nước Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp đã thống nhất triệu tập một hội nghị quốc tế ở Geneve (Thụy Sĩ) để giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Ngày 26/4/1954, Hội nghị Geneve bắt đầu họp. Cùng thời gian này, ở lòng chảo Điện Biên Phủ (Điện Biên, Việt Nam), quân viễn chinh Pháp đang ở tình thế hết sức khốn đốn trước sức tiến công mạnh mẽ của các đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam. Sau khi các cứ điểm Him Lam, Độc Lập bị tiêu diệt, quân viễn chinh Pháp ở Bản Kéo đã buộc phải đầu hàng. Đồng thời, hàng loạt cứ điểm ở khu phía đông Mường Thanh bị tiêu diệt, quân viễn chinh Pháp lâm vào thế bị động, lúng túng.

Tuy nhiên, do chiến sự ở Điện Biên Phủ chưa ngã ngũ nên quân Pháp vẫn nuôi hy vọng giành được một thắng lợi về quân sự, tạo ưu thế trên bàn đàm phán để kết thúc chiến tranh tại Việt Nam trong danh dự.

Và chỉ đến đầu tháng 5/1954, khi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của quân viễn chinh Pháp dần dần bị quân đội nhân dân Việt Nam bao vây, bóp nghẹt, không thể cứu vãn nổi thì thực dân Pháp và các nước đồng minh buộc phải ngồi vào bàn đàm phán với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (DCCH).

Chiều ngày 7/5/1954, Bộ Chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ chính thức đầu hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ của quân và dân Việt Nam toàn thắng, tạo nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ kéo dài 9 năm của chúng ta, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã kết thúc thắng lợi.

Có thể khẳng định, thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ với lực lượng nòng cốt là quân đội nhân dân Việt Nam chính là nhân tố quyết định đưa phái đoàn của Chính phủ Việt Nam DCCH đến bàn Hội nghị, buộc phía Pháp phải trực tiếp đàm phán với đại diện chân chính của nhân dân Việt Nam, phá âm mưu hợp thức hoá chính quyền bù nhìn Bảo Đại do Pháp dựng lên, đồng thời tạo ưu thế cho cuộc đấu tranh của phái đoàn ta trên bàn đàm phán.

Như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to, tiếng mới lớn". Chiến thắng Điện Biên Phủ chính là cái chiêng rất to phát ra tiếng vang lớn ngân vang toàn cầu, dội mạnh vào Hội nghị Geneve, đập tan hoàn toàn dã tâm xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp thô bạo của đế quốc Mỹ, buộc họ phải ngồi vào bàn đàm phán với Chính phủ Việt Nam DCCH.

Nói cách khác, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã làm thay đổi cục diện chiến tranh, là nhân tố quyết định thắng lợi của Hội nghị Geneve, đồng thời tạo thế để ta đấu tranh cho một giải pháp toàn diện về mặt chính trị và quân sự cho vấn đề Việt Nam trên bàn đàm phán.

Mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Ngay sau chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 thì hôm sau (8/5/1954), Hội nghị Geneve bàn về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương khai mạc.

Dự Hội nghị có các đoàn đại biểu của 9 bên: Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp, Việt Nam DCCH, Quốc gia Việt Nam (chính quyền Bảo Đại), Vương quốc Lào và Vương quốc Campuchia.

Trong đó, 5 đoàn nước lớn: Anh (do Thủ tướng Anthony Eden dẫn đầu), Mỹ (Trưởng đoàn: Tướng Walter Bedell Smith, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao); Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trưởng đoàn: Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chu Ân Lai); Liên Xô (Trưởng đoàn: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Vyacheslav Molotov); Pháp (Trưởng đoàn là các Thủ tướng Georges Bidault, Pierre Mendes-France).

Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng (áo khoác trắng, đứng giữa ảnh)-Trưởng đoàn đàm phán của Việt Nam DCCH tại Hội nghị Geneve - Ảnh tư liệu
Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng (áo khoác trắng, đứng giữa ảnh)-Trưởng đoàn đàm phán của Việt Nam DCCH tại Hội nghị Geneve - Ảnh tư liệu

4 đoàn còn lại gồm: Việt Nam DCCH do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn; chính quyền Bảo Đại do Nguyễn Quốc Định dẫn đầu; Vương quốc Lào do Phoui Sananikone dẫn đầu và Vương quốc Campuchia do Tep Phan dẫn đầu.

Khi tham dự Hội nghị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam DCCH đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".

Theo ông Nguyễn Minh Tâm, Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, ngay từ ngày Hội nghị bắt đầu, đoàn Việt Nam đã mềm dẻo, chủ động triển khai nhiều hoạt động ngoại giao và vận động quốc tế. Cụ thể, chúng ta đã kiên định trước mọi thử thách, chủ trương nhưng linh hoạt, khôn khéo trong sách lược.

Song song với đấu tranh trên bàn đàm phán, đoàn ta đã tích cực làm việc, xử lý mềm dẻo với các đoàn Liên Xô, Trung Quốc và Pháp, đã họp báo, gặp gỡ với hàng trăm đoàn thể nhân dân và chính giới Pháp để bày tỏ thiện chí và quyết tâm của ta, tố cáo hành động hiếu chiến và âm mưu phá hoại của các lực lượng thù địch. Các hoạt động này đã góp phần làm cho dư luận Pháp và quốc tế ủng hộ lập trường của Việt Nam, buộc Chính phủ Pháp phải chấp nhận phương án về một giải pháp toàn bộ đối với Việt Nam và Đông Dương.

Hội nghị Geneve về Đông Dương chia làm 2 giai đoạn chính.

Giai đoạn 1 (từ ngày 8/5/1954 - 23/6/1954): Đây là giai đoạn các bên trình bày lập trường của mình về cách giải quyết vấn đề Việt Nam và Đông Dương.

Trên thực tế, lập trường giữa các đoàn đại biểu tham dự Hội nghị đã có một khoảng cách khá lớn. Các cuộc đàm phán tiến triển rất chậm chạp. 9 đoàn đại biểu đưa ra đề xuất và sau đó tiến hành thảo luận chung. Tuy nhiên, sự nhân nhượng lẫn nhau chỉ xuất hiện trong các cuộc thảo luận riêng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự "xa cách" này là khác biệt về hệ tư tưởng, đặc biệt là giữa đại biểu Mỹ và Trung Quốc. Trưởng đoàn Liên Xô Molotov và trưởng đoàn Anh Anthony Eden đã phải làm nhiệm vụ của "trung gian" và thông tín viên cho hai phía.

Về thời điểm đàm phán, Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương trích dẫn báo cáo ngày 1/5/1954 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quán triệt: "Phải tranh thủ làm cho Hội nghị Geneve bắt đầu để đi đến các cuộc gặp khác".

Đáng chú ý trong giai đoạn này là đoàn đại biểu Pháp và Trung Quốc đã vài lần đàm phán trực tiếp với nhau. Cuộc đàm phán có tính chất quyết định diễn ra vào ngày 17 và 23/6/1954, trong đó hai bên thoả thuận một giải pháp khung cho vấn đề Đông Dương là giải quyết vấn đề quân sự trước, tách rời giải pháp chính trị tại 3 nước Đông Dương.

Về phía chúng ta, một mặt, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đại diện cho đoàn đại biểu Việt Nam DCCH kiên quyết đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương trên cơ sở các bên tham gia phải công nhận độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia; làm cho nhân dân Pháp thấy Chính phủ Pháp của Thủ tướng Laniel lúc bấy giờ hiểu là cần phải thay đổi thì Hội nghị Geneve mới thu được kết quả.

Mặt khác, Trưởng đoàn Việt Nam Phạm Văn Đồng cũng đã triệt để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ rộng rãi cả trong và ngoài Hội nghị, nhất là tranh thủ sự chia sẻ của Trưởng đoàn Liên Xô và Trưởng đoàn Trung Quốc là kịch liệt lên án thái độ hiếu chiến của đoàn Pháp và Mỹ.

Bên cạnh đó, trong Hội nghị, vấn đề khó khăn nhất là giới tuyến phân vùng và thời hạn tuyển cử ở Việt Nam. Về vấn đề này, chấp hành chỉ đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Phạm Văn Đồng đã kiên trì đề xuất lấy vĩ tuyến 16 làm giới tuyến tạm thời và tiến hành tổng tuyển cử sớm. Tuy nhiên phía Pháp không đồng ý và vẫn đề xuất lấy vĩ tuyến 18 làm giới tuyến. Cuối cùng, với sự khéo léo và cương quyết, tại cuộc họp đêm ngày 20/7/1954, đồng chí Phạm Văn Đồng và 4 trưởng đoàn Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc vào phút chót đã thỏa thuận được là lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến phân vùng giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, đồng thời cũng ấn định thời hạn tổng tuyển cử là 2 năm.

Đặc biệt, thay mặt đoàn Việt Nam DCCH, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã sáng suốt, kiên định trình bày lập trường 8 điểm của Việt Nam tại Hội nghị. Đây là những quan điểm có ảnh hưởng rất lớn đến nhân dân các nước thuộc địa và các nước thực dân, nhất là đối với nhân dân và Chính phủ Pháp.

Đó là: 1- Pháp công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia; 2- Ký một hiệp định về việc rút quân đội nước ngoài ra khỏi 3 nước trong thời hạn do các bên tham chiến ấn định. Trước khi rút quân, đạt thoả thuận về nơi đóng quân của lực lượng Pháp hay Việt Nam trong một số khu vưc hạn chế; 3- Tổ chức tổng tuyển cử tự do trong 3 nước nhằm thành lập Chính phủ duy nhất cho mỗi nước; 4- Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tuyên bố ý định xem xét việc tự nguyện gia nhập Liên hiệp Pháp và những điều kiện của việc gia nhập đó; 5- Ba nước thừa nhận các quyền lợi kinh tế, văn hoá của Pháp tại mỗi nước. Sau khi Chính phủ duy nhất được thành lập, các quan hệ kinh tế và văn hoá được giải quyết theo đúng các nguyên tắc bình đẳng và củng cố; 6- Hai bên cam kết không truy tố những người hợp tác với đối phương trong thời gian chiến tranh; 7- Trao đổi tù binh; 8- Các biện pháp nói trên sẽ được thực hiện sau khi đình chỉ chiến sự.

Những đề nghị hợp tình, hợp lý do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đưa ra đã được dư luận tiến bộ ở chính nước Pháp và trên thế giới đồng tình ủng hộ.

Giai đoạn 2 (từ ngày 24/6/1954 - 20/7/1954): Trưởng đoàn Pháp và Trưởng đoàn Việt Nam DCCH đã đàm phán trực tiếp để giải quyết các vấn đề cụ thể. Đoàn đại biểu Việt Nam DCCH kiên trì đấu tranh cho mấy vấn đề cơ bản bao gồm: Quyền tham gia Hội nghị của các đại biểu Chính phủ kháng chiến Lào và Chính phủ kháng chiến Campuchia; chọn vĩ tuyến để khẳng định giới tuyến quân sự tạm thời ở Việt Nam và thời hạn tổ chức tổng tuyển cử tự do thống nhất nước ta. Hai vấn đề chủ chốt phía sau mãi đến gần lúc Hội nghị kết thúc mới được giải quyết.

Như vậy, sau 75 ngày thương lượng, đám phán khéo léo, cương quyết nhưng hết sức kiên định, sáng suốt, qua 31 phiên họp (8 phiên họp rộng và 23 phiên họp hẹp) cùng các hoạt động tiếp xúc ngoại giao dồn dập đằng sau các hoạt động công khai, ngày 20/7/1954, Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào và Campuchia được ký kết.

Theo Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Nguyễn Minh Tâm, mỗi lần nhân nhượng, thỏa hiệp, Đoàn ta đều cân nhắc kỹ, thực hiện phương châm "Dĩ bất biến, ứng vạn biến", "kiên định về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược, luôn giữ đúng mục tiêu".

Ngày 21/7, Hội nghị Geneva kết thúc. Hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung bao gồm những nội dung quan trọng như đình chỉ chiến sự, lập lại, duy trì và củng cố hòa bình; tổng tuyển cử thống nhất đất nước; và các vấn đề thi hành hiệp định cho toàn bộ Đông Dương. Sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta bước sang một giai đoạn mới.

Trong "Lời kêu gọi sau khi Hội nghị Geneve thành công" ngày 22/7/1954 của mình, Hồ Chủ tịch đã viết: "Hội nghị Geneve đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng lợi to". Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, các nước lớn đã phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam gồm độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Chính phủ Pháp phải rút quân khỏi Việt Nam. Các văn kiện Hội nghị cũng nêu rõ giới tuyến chia cắt 2 miền Việt Nam là tạm thời và sau 2 năm thì 2 miền tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất đất nước.

Chia sẻ tại Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024) diễn ra sáng nay 25/4, Thiếu tướng Phạm Sơn Dương (con trai cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng) cho biết ông may mắn được sống cùng ba của ông là cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Bác Hồ trong Phủ Chủ tịch, nên ông được kể cho nghe những câu chuyện về Bác Hồ kính yêu, trong đó có câu chuyện về bài học ngoại giao tại Hội nghị Geneve.

"Ba nói với tôi, Bác Hồ là người chín chắn, giàu kinh nghiệm, Bác đã dự đoán, Việt Nam tham dự Hội nghị Geneve sẽ gặp những áp lực rất lớn, mặc dù chiến thắng Điện Biên Phủ và sự chuyển hóa trong Chính phủ, Quốc hội Pháp là cơ hội thuận lợi cho ta nhưng khó khăn lớn nhất là sự can thiệp của các nước lớn vào Hội nghị", Thiếu tướng Dương nói.

Nhắc lại chủ trương của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là vừa đánh vừa đàm phán để kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, Thiếu tướng Dương đúc kết Hiệp định Geneve là một giải pháp đồng bộ về chính trị và quân sự để thực hiện mục tiêu đó.

"Bác căn dặn ba của tôi, trong đàm phán phải kiên quyết bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc, kiên định về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược và bước đi để đạt được mục đích là buộc Pháp phải công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt nam, Lào và Campuchia", con trai cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng kể lại.

Từ thắng lợi ở Hội nghị Geneve, dân tộc ta đã đi qua nhiều chặng đường lịch sử: 21 năm kháng chiến trường kỳ để đất nước sạch bóng quân xâm lược, giang sơn thu về một mối; 10 năm đấu tranh phá bao vây cấm vận; và gần 40 năm đổi mới, đưa đất nước vững bước trên con đường phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Theo baochinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chiến thắng mùa Xuân 1975: Thắng lợi của lòng yêu nước nồng nàn và thống nhất đất nước

Chiến thắng mùa Xuân 1975: Thắng lợi của lòng yêu nước nồng nàn và thống nhất đất nước

Hôm nay, kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975 - 30/4/2024.
Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử - chiến dịch quyết chiến, chiến lược trong tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 - là mốc son chói lọi, đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã kết thúc thắng lợi và nhân dân Việt Nam đã thực hiện trọn vẹn tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào"; giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngày vui thống nhất non sông

Ngày vui thống nhất non sông

Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!
Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Nắng nóng kéo dài kèm theo thiếu hụt lượng mưa, dẫn đến nguy cơ xảy ra cháy rừng là rất cao, gây thiệt hại về rừng, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe, tài sản, tính mạng và đời sống của người dân.
Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT trong 6 tháng cuối năm

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT trong 6 tháng cuối năm

Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT trong 6 tháng cuối năm, kéo dài 6 tháng so với quyết định chốt cuối năm ngoái của Quốc hội.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 49 năm thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 49 năm thống nhất đất nước

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 333/QĐ-TTg ngày 23/4/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội nằm trong danh sách 100 thành phố thông minh nhất thế giới năm 2024

Hà Nội nằm trong danh sách 100 thành phố thông minh nhất thế giới năm 2024

Việt Nam có 2 thành phố là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh góp mặt trong bảng xếp hạng, trong đó Hà Nội đứng ở vị trí thứ 97 (tăng 3 bậc so với năm 2023) và TP Hồ Chí Minh xếp ở vị trí thứ 105.
Thủ tướng: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Thủ tướng: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh và chỉ rõ các nhiệm vụ, giải pháp với từng khâu trong việc bảo đảm cung ứng điện.
Diễn đàn “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”

Diễn đàn “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”

Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm phối hợp với Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS); Hội đào tạo và phát triển nghề làm đẹp Việt Nam (VNBA); Công ty Cổ phần Adpex tổ chức Diễn đàn trực tuyến với chủ đề: “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”.
Sắp diễn ra Diễn đàn trực tuyến: “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững"

Sắp diễn ra Diễn đàn trực tuyến: “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững"

Vào lúc 13h:30 chiều ngày mai (19/4/2024) Tạp chí điện tử Thương hiệu và sản phẩm phối hợp với Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS); Các Hiệp hội/ Hội trong ngành làm đẹp, cùng sự tham gia của lãnh đạo Ban ngành liên quan tổ chức Diễn đàn trực tuyến với chủ đề: “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Đảng bộ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các vua Hùng.
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
Ngày mai, khai mạc Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ngày mai, khai mạc Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Theo dự kiến, Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong 04 ngày, từ chiều 15/4 đến sáng 22/4/2024, tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự, phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Ai có gì góp nấy" phấn đấu xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Ai có gì góp nấy" phấn đấu xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025

Thủ tướng kêu gọi ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít, tạo phong trào, xu thế vì người nghèo, vì phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Phát huy tốt các giá trị tổng hợp của hệ sinh thái rừng

Phát huy tốt các giá trị tổng hợp của hệ sinh thái rừng

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) đề nghị các địa phương sớm xác định cụ thể khu vực, loại rừng, diện tích rừng, đối tượng rừng, trạng thái rừng... Phát huy tốt các giá trị tổng hợp của hệ sinh thái rừng
Thủ tướng đồng ý nghỉ 5 ngày liên tục dịp lễ 30/4-1/5

Thủ tướng đồng ý nghỉ 5 ngày liên tục dịp lễ 30/4-1/5

Thủ tướng đồng ý việc hoán đổi ngày làm việc bình thường dịp lễ 30/4-1/5 để người lao động được nghỉ liên tục 5 ngày từ 27/4 đến hết 1/5 và làm bù vào ngày 4/5.
Khơi dậy văn hóa đọc trong cộng đồng tại Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 tại Lâm Đồng

Khơi dậy văn hóa đọc trong cộng đồng tại Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 tại Lâm Đồng

Hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nhằm phát huy giá trị của sách, văn hóa đọc trong cộng đồng, xác định trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương đối với việc phát triển văn hóa đọc.
Thủ tướng yêu cầu "xử lý ngay và luôn" tình trạng chênh lệch giá vàng quá cao

Thủ tướng yêu cầu "xử lý ngay và luôn" tình trạng chênh lệch giá vàng quá cao

Trước tình trạng giá vàng trong nước cao hơn thế giới chục triệu đồng, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước theo dõi sát diễn biến giá vàng thế giới, trong nước, xử lý ngay chênh lệch giá vàng.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 33/CĐ-TTg ngày 7/4/2024 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.
Ngân hàng sẽ bị xử lý nghiêm nếu không công khai lãi suất cho vay trước 10/4

Ngân hàng sẽ bị xử lý nghiêm nếu không công khai lãi suất cho vay trước 10/4

“Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công khai mặt bằng lãi suất cho vay, việc triển khai các gói tín dụng trước ngày 10/4. Tổ chức nào không thực hiện thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý nghiêm theo thẩm quyền và công khai theo quy định của pháp luật”, công điện nêu.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Sáng 7/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 7 - 12/4/2024.
Bộ Nội vụ nhất trí với đề xuất nghỉ 5 ngày liên tiếp dịp lễ 30/4 và 1/5

Bộ Nội vụ nhất trí với đề xuất nghỉ 5 ngày liên tiếp dịp lễ 30/4 và 1/5

Ngày 5/4, Bộ Nội vụ đã gửi công văn trả lời về đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 mà Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nêu ra.
Bảo tàng Điện Biên Phủ tăng giờ mở cửa phục vụ khách tham quan

Bảo tàng Điện Biên Phủ tăng giờ mở cửa phục vụ khách tham quan

Nhằm đáp ứng nhu cầu khách tham quan, đặc biệt là dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ sẽ tổ chức đón tiếp, phục vụ khách tham quan thêm một số buổi tối.
Rộn ràng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Rộn ràng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Sáng 5/4, Sở Thông tin-Truyền thông tỉnh Đắk Lắk phối hợp Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn, Hội Văn học nghệ thuật và Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột tổ chức khai mạc "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk".
Bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Hoa giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa và Phát triển

Bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Hoa giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa và Phát triển

Chiều ngày 3/4, tại Trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển tổ chức hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm Tổng Biên tập Tạp chí Điện tử Văn hóa và Phát triển.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 1/4/2024 yêu cầu tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2024

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2024

Quy định mới về tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; điểm mới trong quy chế thi tốt nghiệp THPT 2024; quy chuẩn quốc gia mới về phương tiện phòng cháy, chữa cháy; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực đăng kiểm... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2024.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động