Giá xăng dầu hôm nay 16/8: Tiếp tục giảm mạnh Giá xăng dầu hôm nay 15/8: Một tuần khởi sắc Giá xăng dầu hôm nay 14/8: Lao dốc |
Tính đến đầu giờ sáng ngày 17/8, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2021 đứng ở mức 67,27 USD/thùng, tăng 0,20 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 16/8, giá dầu WTI giao tháng 10/2021 đã giảm 0,46 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 10/2021 đứng ở mức 79,73 USD/thùng, tăng 0,12 USD/thùng trong phiên nhưng đã giảm 0,30 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 16/8.
![]() |
Giá xăng dầu hôm nay 17/8 quay đầu tăng nhẹ |
Giá dầu ngày 17/8 quay đầu tăng nhẹ khi thị trường dầu thô tiếp tục ghi nhận nhận định kinh tế toàn cầu tiếp đà phục hồi, tuy không được kỳ vọng, đặc biệt là các nền kinh tế có mức tiêu thụ dầu thô hàng đầu như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ…
Việc các nước châu Âu tiếp tục nới lỏng, mở cửa trở lại nhiều hoạt động kinh tế, xã hội được kỳ vọng sẽ tạo cú hích lớn với nhu cầu tiêu thụ dầu thô toàn cầu. Những sân bóng trật kín khán giả trong các trận đấu mở màn giải Ngoại hạng Anh 2021 – 2022 chính là cơ sở để giới đầu tư đặt niềm tin vào giai đoạn phục hồi kinh tế mạnh mẽ của các quốc gia châu Âu cũng như toàn cầu.
Ở một diễn biến khác, giá được hồi phục nhẹ sau khi nguồn tin từ OPEC+, trong đó gồm các Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, cho biết không cần giải phóng thêm dầu ra thị trường bất chấp áp lực của Mỹ để thêm nguồn cung cấp để kiểm tra mức tăng giá dầu.
Tháng 7, OPEC+ đã đồng ý tăng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày bắt đầu từ tháng 8 cho đến khi thoả thận giảm sản lượng dầu hiện tại là 5,8 triệu thùng/ngày được loại bỏ hoàn toàn.
Hai trong số các nguồn tin từ OPEC+ cho biết các dữ liệu mới nhất từ OPEC và từ cơ quan giám sát năng lượng của phương Tây - Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) - cũng cho thấy thị trường không cần thêm dầu.
Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu hôm nay cũng bị hạn chế khi mà các dữ liệu kinh tế cho thấy bức tranh tăng trưởng của 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới có dấu hiệu chậm lại.
Theo dữ liệu vừa được Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố, doanh số bán lẻ của nền kinh tế Trung Quốc trong tháng 7 tăng trưởng 8,5% so với cùng kỳ năm 2020, thấp hơn mức kỳ vọng 11,5% được Reuters đưa ra sau một cuộc thăm dò trước đó. Sản xuất công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 7 cũng tăng thấp hơn con số kỳ vọng 7,8%, chỉ tăng 6,4%.
Tại Mỹ, các số liệu về kỳ vọng tiêu dùng và tâm lý tiêu dùng Michigan tháng 8 vừa được công bố cũng thấp hơn các dự báo được đưa ra trước đó, trong đó: Kỳ vọng tiêu dùng của Michigan chỉ đạt mức 65,2 điểm, thấp hơn nhiều mức dự báo 85,0 của Investing và con số 79,0 của tháng 7; Tâm lý tiêu dùng của Michigan tháng 8 sơ bộ ở mức 70,2, thấp hơn mức dự báo 81,2 của Michigan và số liệu 81,2 của tháng 7.
Ngoài ra, giá dầu ngày 17/8 tiếp tục chịu áp lực giảm giá bởi các dự báo tiêu cực về nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu cũng nhưng rủi ro về dịch Covid-19.
Giá xăng dầu trong nước
Ngày 11/8, theo chu kỳ điều hành giá xăng dầu, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu trong nước.
Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 20.498 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 21.681 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 16.173 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 15.179 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 15.405 đồng/kg.