Giá xăng dầu hôm nay 14/8: Lao dốc Giá xăng dầu hôm nay 13/8: Giảm mạnh Giá xăng dầu hôm nay 12/8: Quay đầu giảm nhẹ |
Giá xăng dầu thế giới
Chốt tuần giao dịch, giá dầu ngày 15/8 ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2021 đứng ở mức 67,83 USD/thùng, giảm 1,07 USD/thùng trong phiên.
Trong khi giá dầu Brent giao tháng 10/2021 đứng ở mức 70,23 USD/thùng, giảm 1,08 USD/thùng trong phiên.
![]() |
Giá xăng dầu hôm nay 15/8: Một tuần khởi sắc |
Giá dầu giảm nhưng tính chung cả tuần, giá mặt hàng này vẫn tăng mạnh, bất chấp Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) liên tục cảnh báo về sự lây lan của các biến thể virus SARS-CoV-2 đang làm chậm nhu cầu dầu mỏ.
Tuần trước, giá dầu Brent giảm 6%, đánh dấu tuần giảm lớn nhất trong 4 tháng, giá dầu WTI cũng giảm gần 7%, mức giảm mạnh nhất trong 9 tháng.
Ngày 12/8 trong bài phát biểu Tổng thống Joe Biden cũng đã kêu gọi các Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng mình (OPEC+) tăng sản lượng để hạn chế giá xăng dầu.
Giới phân tích nhận định, phát biểu kêu gọi của ông Joe Biden sẽ yếu tố quan trọng tác động đến việc xem xét, quyết định chính sách sản lượng của OPEC+ vào cuộc họp thường kỳ tháng tới. Lời kêu gọi này chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ của nhiều nước thành viên OPEC+.
Áp lực giảm giá đối với dầu thô tiếp tục có chiều hướng gia tăng khi thị trường ghi nhận dự báo tiêu cực về triển vọng tiêu thụ dầu thô.
Theo báo cáo hàng tháng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu sẽ tăng thêm 5,3 triệu thùng/ngày, lên mức trung bình 96,2 triệu thùng ngày trong nửa cuối năm 2021, giảm 500.000 thùng/ngày so với các dự báo trước đó.
Cũng tại báo cáo trên, IEA cho biết, nhu cầu dầu toàn cầu đã “đột ngột đảo chiều” vào tháng trước và giảm nhẹ sau khi tăng 3,8 tiệu thùng/ngày vào tháng 7. Nguyên nhân của hiện tượng này là do dịch Covid-19 diễn biến lan mạnh làm gián đoạn hoạt động của nhiều nước châu Á.
Tuy nhiên, dầu mỏ vẫn được hỗ trợ bởi nhu cầu được cải thiện ở Mỹ và các quốc gia khác, nơi tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 cao hơn.
Mặc dù báo cáo về nhu cầu của IEA khá ảm đạm, nhưng trong thời gian tới, rõ ràng có sự thâm hụt nguồn cung và điều đó có thể sẽ tiếp tục khi các hạn chế di chuyển bằng hàng không được dỡ bỏ ở Mỹ, ông John Kilduff, đối tác của Again Capital, nhận định.
Trong khi đó, các ngân hàng lớn Goldman Sachs và JPM Commodities Research không mấy lạc quan về dầu mỏ do số ca nhiễm COVID-19 tăng cao.
Goldman ước tính lượng dầu thiếu hụt trên toàn cầu xuống 1 triệu thùng/ngày từ 2,3 triệu thùng/ngày trong ngắn hạn, do sự sụt giảm nhu cầu dầu mỏ trong tháng 8 và tháng 9. JPM đánh giá sự phục hồi nhu cầu toàn cầu đình trệ trong tháng này với nhu cầu vẫn tương đương với 98 triệu thùng/ngày trung bình cho tiêu thụ toàn cầu trong tháng 7.
Ngược lại OPEC giữ dự báo nhu cầu dầu toàn cầu phục hồi trong năm nay và tiếp tục tăng trong năm 2022, mặc dù lo ngại ngày càng tăng về số ca nhiễm COVID-19.
Giá xăng dầu trong nước
Ngày 11/8, theo chu kỳ điều hành giá xăng dầu, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu trong nước.
Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 20.498 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 21.681 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 16.173 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 15.179 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 15.405 đồng/kg.