Giá vàng hôm nay 22/7/2023: Vàng trong nước lao dốc cùng vàng thế giới |
Giá vàng trong nước
Cập nhật giá vàng lúc 9h00, giá vàng miếng trong nước đảo chiều giảm. Cụ thể, giá vàng DOJI tại khu vực Hà Nội đã được điều chỉnh giảm 50.000 đồng ở cả 2 chiều xuống còn 66,5 triệu đồng/lượng mua vào và 67,2 triệu đồng/lượng bán ra. Tại TP Hồ Chí Minh, vàng thương hiệu này được điều chỉnh giảm xuống còn 66,6 triệu đồng/lượng mua vào và 67,1 triệu đồng/lượng bán ra. .
Vàng SJC ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng đang mua vào mức 66,5 triệu đồng/lượng và bán ra mức 67,02 triệu đồng/lượng. Tại TP Hồ Chí Minh, vàng SJC đang mua vào cao hơn 100.000 đồng so với khu vực Hà Nội và Đà Nẵng nhưng bán ra thấp hơn 100.000 đồng. Như vậy, so với rạng sáng ngày trước đó, giá vàng SJC đã được điều chỉnh giảm 150.000 đồng ở cả 2 chiều.
Giá vàng PNJ niêm yết ở mức 66,45 triệu đồng/lượng mua vào giảm 250.000 đồng so với rạng sáng ngày hôm qua và xuống 100.000 đồng ở chiều bán ra xuống còn 67,1 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, Bảo Tín Minh Châu điều chỉnh giảm 100.000 đồng ở chiều mua và 170.000 đồng ở chiều bán xuống lần lượt 66,5 triệu đồng/lượng và 67,03 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới hôm nay
Giá vàng quốc tế (XAU) hôm nay là 1,961.85 USD (cập nhật lúc 09:07:46 22/07/2023).
Giá vàng thế giới nhìn chung có giảm -0.53% trong 24 giờ qua, tương ứng với giảm -10.44 USD/Ounce.
Giá vàng thế giới bằng bao nhiêu Việt Nam Đồng? Quy đổi 1 Ounce = 45.122.550 VNĐ.
1 Ounce = 0.829426027 Lượng vàng (cây vàng), vậy 1 cây vàng theo giá thế giới là 54.402.139 VNĐ.
Nhận định giá vàng
Thị trường vàng trong phiên giao dịch cuối của tuần tương đối yên ắng khi chờ đợi cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 7 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ diễn ra vào tuần tới. Hiện tại, thị trường dường như chắc chắn Fed sẽ quyết định mức tăng 25 điểm cơ bản và kỳ vọng đây sẽ là lần tăng cuối cùng trong chu kỳ thắt chặt này. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng, với lạm phát cơ bản vẫn còn cao, Fed có thể vẫn sẽ phải duy trì quan điểm “diều hâu”, ngay cả khi cuộc họp này có thể là lần tăng lãi suất cuối cùng trong chu kỳ thắt chặt.
Nhấn mạnh sự phục hồi mạnh mẽ của đồng USD trong thời gian gần đây, các chuyên gia nói rằng, sẽ không bất ngờ nếu đồng USD tiếp tục tăng sau cuộc họp lần này và điều đó sẽ đè nặng lên vàng trong thời gian tới. Tuy nhiên, chuyên gia phân tích Neils Christensen lưu ý rằng, vàng vẫn trong xu hướng tăng và bất kỳ đợt giảm giá lớn nào của vàng đều là cơ hội mua vào. Ông cũng nói thêm rằng, tuần tới sẽ là tuần sôi động đối với vàng.
Trong những tuần qua, có những đồn đoán xung quanh việc nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) với Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi là thành viên sẽ công bố loại tiền tệ giao dịch mới được hỗ trợ bởi vàng. Điều đó đã làm gia tăng tâm lý lạc quan trên thị trường vàng khi các chuyên gia cho rằng bước đi phi đô la hóa này sẽ thúc đẩy thị trường vàng trong dài hạn. Thế nhưng, thị trường có vẻ đã vui mừng quá sớm. Mới đây nhất, Đại sứ Nam Phi tại BRICS Anil Sooklal đã nói rằng, không có công bố nào như thế được lên kế hoạch.
Mặc dù vậy, nhiều nhà phân tích và kinh tế vẫn kỳ vọng vàng sẽ tiếp tục đóng vai trò thiết yếu như một kim loại tiền tệ. Trong cuộc họp báo, ông Sooklal nói rằng, hơn 40 quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm đến việc gia nhập khối các nền kinh tế lớn này. Điều này được xem là 1 sự đe dọa đối với đồng USD bởi nếu được chấp nhận gia nhập BRICS, các quốc gia thành viên có thể giao dịch với nhau mà không cần phải sử dụng đồng USD.
Trong khi đó, vàng được đánh giá là sẽ có lợi khi không thuộc về bất kỳ một chính phủ hay tổ chức nào và là một tài sản trú ẩn an toàn đáng tin cậy. Nếu thế giới thực sự bắt đầu chứng kiến sự sụp đổ của đồng USD, các quốc gia sẽ phải giữ nhiều vàng hơn trong kho dự trữ của mình để mang lại giá trị và sự ổn định cho đồng tiền của họ.
Với giá vàng trong nước giảm nhẹ và giá vàng thế giới neo ở mức 1.960,9 USD/ounce (tương đương gần 56,3 triệu đồng/lượng nếu quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, chưa thuế, phí), chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới hiện trên 10 triệu đồng/lượng./.