Giá cao su hôm nay 20/8: Sàn châu Á lại phủ sắc đỏ Giá cao su hôm nay 19/8: Sàn giao dịch châu Á giữ đà đi lên Giá cao su hôm nay 18/8: Giữ đà đi lên |
Giá cao su thế giới
Tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 8/2021 trên sàn Osaka giao dịch ở mức 201,0 Yen/kg, giảm 12,5 Yen so với phiên giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 9/2021 đạt mức 204,4 Yen/kg, giảm 11,7 Yen so với phiên giao dịch trước đó; kỳ hạn tháng 10/2021 đạt mức 206,7, giảm 12,8 Yen so với phiên giao dịch trước đó.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su giao kỳ hạn tháng tháng 8/2021 ghi nhận mức 13.250 Nhân dân tệ/tấn, giảm 40 Nhân dân tệ so với phiên giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 9/2021 ở mức 13.320 Nhân dân tệ/tấn, giảm 45 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó, kỳ hạn tháng 10/2021 ở mức 13.345 Nhân dân tệ/tấn, giảm 60 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó.
![]() |
Giá cao su hôm nay 21/8: Sàn giao dịch châu Á vẫn giữ sắc đỏ |
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản quay đầu giảm do nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 gia tăng nhanh chóng. Điều này ngăn chặn hoạt động và nhu cầu đối với các mặt hàng công nghiệp như cao su.
Nền kinh tế Nhật Bản mở rộng hơn dự kiến trong quý II/2021 nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng tăng trưởng sẽ duy trì ở mức khiêm tốn trong quý III/2021 do tình trạng hạn chế khẩn cấp được áp dụng để chống lại sự gia tăng đột biến về số ca nhiễm Covid-19, đè nặng lên chi tiêu của các hộ gia đình.
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ kéo dài tình trạng khẩn cấp ở các khu vực bao gồm Tokyo đến giữa tháng 9 cũng như mở rộng thêm một số khu vực khác.
Giá cao su trong nước
Từ đầu tháng 8/2021 đến nay, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước không có nhiều biến động.
Theo khảo sát, giá mủ cao su tươi hôm nay tại Bình Phước được các thương lái thu mua giao động từ 300 - 315 đồng/ độ mủ.
Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng (Bình Phước) niêm yết ở mức 325 đồng/độ mủ.
Tại Đắk Lắk, giá mủ chén đầu cũng ghi nhận mức 16.000-18.000 đồng/kg tùy loại.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thông tin, giá xuất khẩu cao su bình quân 7 tháng đạt 1.677,4 USD/tấn, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.
Đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) thông tin thêm, trong các tháng đầu năm 2021, nhập khẩu cao su của hầu hết các thị trường lớn trên thế giới đều tăng so với cùng kỳ năm 2020; trong đó tăng mạnh nhất là khối thị trường Liên minh châu Âu (EU), Malaysia, Ấn Độ.
Đáng chú ý hơn, nhập khẩu cao su từ Việt Nam của các thị trường này đều tăng so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, ngoài Trung Quốc thì thị phần cao su của Việt Nam tại các thị trường này vẫn ở mức thấp.
Trong báo cáo do Tổ chức Forest Trends phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam và Hiệp hội Cao su Việt Nam thực hiện mới đây đề cập tới thông tin rất đáng chú ý trong xuất khẩu “vàng trắng” của Việt Nam.
Cụ thể, mặc dù trị giá xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao ngày càng tăng nhưng trị giá xuất khẩu các nguyên liệu thô là cao su thiên nhiên vẫn lớn, chiếm gần 1/3 trong tổng lượng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành.
Hiện, chưa có tín hiệu cho thấy trị giá và kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên sẽ giảm trong tương lai.
Bên cạnh đó, mặc dù các sản phẩm của ngành cao su, đặc biệt là cao su thiên nhiên chủ yếu được tiêu thụ tại Trung Quốc - thị trường hiện không có những đòi hỏi khắt khe về chất lượng và tính hợp pháp cũng như nguồn gốc, song nhiều tín hiệu gần đây cho thấy yêu cầu của các thị trường xuất khẩu đang và tiếp tục thay đổi nhanh trong tương lai, ngay cả thị trường Trung Quốc.
Để đáp ứng yêu cầu của thị trường, không ít chuyên gia nông nghiệp cho rằng, ngành cao su cần hướng tới mục tiêu sản xuất cao su bền vững theo tiêu chuẩn của FSC (hệ thống các tiêu chuẩn về chứng nhận nguồn gốc gỗ cho các nhà khai thác).
Lý do là bởi tiêu chuẩn này được nhiều thị trường và khách hàng chấp nhận, có thể đem giá trị gia tăng cao nhất cho sản phẩm, trong khi đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về môi trường và xã hội.