Độc quyền, thủ phạm đẩy giá vàng tăng phi mã

Dù không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua vàng, song giá vàng miếng trong nước vẫn bị doanh nghiệp vàng đẩy lên cao một cách vô lý so với giá thế giới. Những diễn biến này khiến dư luận lại đặc biệt chú ý tới định hướng sửa đổi Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và khả năng xóa bỏ độc quyền vàng miếng.
Giá vàng hôm nay 25/2/2024: Vàng trong nước tiến sát mức 79 triệu đồng/lượng Giá vàng hôm nay 26/2/2024: Vàng trong nước ổn định gần ngưỡng 79 triệu đồng/lượng Giá vàng hôm nay 27/2/2024: Vàng trong nước tăng lên mức 79 triệu đồng/lượng
giá vàng trong nước chứng kiến sự biến động không ngừng
Giá vàng trong nước biến động không ngừng.

Hơn 10 năm, Ngân hàng Nhà nước không cấp phép nhập khẩu vàng

Có thời điểm mức chênh vàng trong nước với vàng thế giới lên tới gần 20 triệu đồng/lượng. Vì sao lại có sự chênh lệch giá như vậy, đang là điều được quan tâm.

Điều này cũng đặt ra vấn đề có cần thiết duy trì sự độc quyền về vàng miếng SJC hay không? Nhất là khi Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước cần có các giải pháp quản lý thị trường vàng, trong bối cảnh chênh lệch giá vàng miếng trong nước và thế giới ở mức rất cao.

Hơn 10 năm nay, SJC vốn là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc Thành ủy TP Hồ Chí Minh, đã phải chuyển giao toàn bộ máy móc dập, cán vàng miếng cho Ngân hàng Nhà nước quản lý. Cũng từ đó, chỉ khi có lệnh của Ngân hàng Nhà nước thì doanh nghiệp mới triển khai gia công trước sự giám sát của cán bộ chuyên trách Ngân hàng Nhà nước.

Cũng hơn 10 năm nay, Ngân hàng Nhà nước không cấp phép nhập khẩu vàng về Việt Nam. Trong khi đó, nhu cầu mua vàng miếng lại gia tăng.

"Nguồn cung không đủ cho nhu cầu, chính vì vậy đã diễn ra việc khan hiếm, mà cái gì khan hiếm sẽ bị chênh lệch", bà Lê Thúy Hằng - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Vàng bạc Đá quý Sài Gòn SJC nói.

Ông Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho biết: "Kể từ khi có Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước tuyên bố rằng Ngân hàng Nhà nước độc quyền về kinh doanh vàng miếng và nhãn hiệu SIC là nhãn hiệu của Ngân hàng Nhà nước thì lập tức có chênh lệch đó".

Vậy việc xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC có giải quyết được chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới?

Theo ông Trương Văn Phước - Nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính tiền tệ quốc gia: "Nếu bây giờ chúng ta nhập hàng về, chúng ta chế tác ra SJC và nhiều nhãn hiệu khác như Bảo Tín Minh châu, Doji… chúng ta dùng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế để hạ dần dần thì chúng ta có thể dẫn dắt thị trường vàng theo ý của chúng ta hay không? Nhưng dứt khoát Nhà nước phải nắm độc quyền về vấn đề nhập khẩu vàng. Nhà nước có thể ủy thác cho các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp để nhập vàng…"

Độc quyền, thủ phạm đẩy giá vàng tăng phi mã

Đầu tuần này, giá vàng miếng SJC trong nước có thời điểm phá mốc 80 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng hơn 8% chỉ trong vòng 1 tháng và tăng 19% so với đầu năm. Trong khi đó, giá vàng thế giới chỉ tăng 1% trong vòng 1 tháng qua và tăng hơn 12% tính từ đầu năm.

Vậy đâu là nguyên nhân khiến giá vàng trong nước “một mình một chợ”, tăng phi mã so với giá vàng thế giới?

Ông Huỳnh Trung Khánh, cố vấn cấp cao Hội đồng Vàng thế giới tại Singapore, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam cho rằng, giá vàng SJC trong nước cao không phản ánh đúng xu hướng giá vàng quốc tế, do độc quyền vàng miếng SJC.

“Giá vàng SJC trong nước tăng cao do từ lâu không được sản xuất, nguồn cung khan hiếm, dẫn tới giá tăng, chênh lệch lớn với giá thế giới. Vàng trong nước tăng chủ yếu do tâm lý”, ông Huỳnh Trung Khánh nhận định.

Theo quan sát, sức mua vàng trên thị trường diễn ra bình thường, không có hiện tượng gom mua ào ạt. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng khẳng định, sức mua của người dân không diễn ra trên diện rộng. Như vậy, giá vàng trong nước tăng hoàn toàn do “nhà vàng” trong nước đẩy giá.

“Vàng trong nước tăng không phải do người dân tăng mua quá nhiều, mà chủ yếu do khan hiếm vàng SJC. Thực tế, vàng miếng SJC chênh lệch lớn với giá vàng thế giới, trong khi vàng nhẫn không cao đáng kể so với giá vàng thế giới”, ông Đinh Nho Bảng, Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam nhận định.

Từ năm 2012, khi Nghị định 24/2012/NĐ-CP (Nghị định 24) được ban hành, NHNN là đơn vị được giao tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất vàng miếng. Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) được chọn làm thương hiệu vàng miếng quốc gia, tức trên thị trường chỉ còn duy nhất thương hiệu này. Theo các chuyên gia, đây là nguyên nhân khiến giá vàng trong nước “một mình một chợ”, ngày càng chênh lệch lớn với giá vàng thế giới.

Ngoài độc quyền vàng miếng SJC, Nghị định 24 cũng không cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu vàng nguyên liệu, dẫn đến khan hiếm vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, một số doanh nghiệp thậm chí còn phải dùng vàng SJC để sản xuất vàng trang sức, nên càng làm giá vàng miếng SJC bị đẩy lên cao.

Đã đến lúc sửa Nghị định 24

Độc quyền, thủ phạm đẩy giá vàng tăng phi mã
Đã đến lúc sửa Nghị định 24 để vàng SJC hết "một mình một chợ".

TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, trong giai đoạn 2011-2012, nền kinh tế vĩ mô rối loạn, tình trạng vàng hóa nền kinh tế diễn ra khá đáng ngại. Trong bối cảnh đó, việc độc quyền vàng như Nghị định 24 là phù hợp. Nghị định này đã giúp hiện tượng vàng hóa nền kinh tế giảm mạnh. Tuy nhiên, hiện nay, tình hình kinh tế vĩ mô đã khác, việc độc quyền của NHNN là không cần thiết.

“Nghị định 24 ban hành hơn 10 năm trước đã phát huy nhiều tác dụng tốt, song cũng trở nên tương đối lỗi thời, cần chỉnh sửa cho phù hợp. Theo tôi, NHNN cần giảm bớt kiểm soát vàng nữ trang. Riêng với vàng miếng SJC, nhiều đơn vị kinh doanh vàng kiến nghị, NHNN cần bỏ độc quyền vàng miếng SJC, mà cho phép nhiều đơn vị tham gia sản xuất vàng miếng để thị trường trở lại bình thường”, ông Huỳnh Trung Khánh đề nghị.

Theo đại diện Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, việc NHNN độc quyền nhập khẩu vàng như hiện nay chẳng khác nào cơ quan này “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. “Cơ quan Chính phủ chỉ can thiệp thị trường bằng định hướng chính sách, chứ không nên can thiệp thị trường bằng vật chất. Không thể vì giá xăng cao, mà Bộ Công thương lại đi nhập xăng về bán. Vàng cũng như vậy”, ông Đinh Nho Bảng kiến nghị.

Còn luật sư Phạm Thành Tài, Công ty Luật Phạm Danh cho biết: "Sau 10 năm triển khai Nghị định 24 thì hiện bối cảnh nền kinh tế nhiều thay đổi. Một số quy định của Nghị định 24 trở nên bất cập, cần xem xet đánh giá cho phù hợp tình hình kinh tế mới . Các cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu, đưa vào nội dung phù hợp từ đó tạo ra sự cạnh tranh với vàng SJC hiện nay, từ đó giảm giá vàng, phù hợp hơn với giá vàng thế giới".

Đồng quan điểm, GS.TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội phân tích, cho rằng, nguyên nhân khiến giá vàng trong nước “một mình một chợ” là do tình trạng độc quyền sản xuất vàng miếng, độc quyền trong quản lý xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.

Thực tế những năm qua, hầu như Nhà nước lấy một thương hiệu vàng SJC là thương hiệu vàng quốc gia. Mặc dù SJC và các vàng miếng khác có thể cùng chất lượng như nhau, nhưng đây là vàng thương hiệu quốc gia nên đương nhiên được tin cậy, tích lũy đảm bảo an toàn nhất nên người dân đều mong muốn mua, tích lũy, sở hữu. Song khi cung không có mà cầu có thực sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối cung cầu và giá vàng sẽ tăng.

"Rất cần có sự thay đổi về phương thức quản lý, sửa đổi Nghị định số 24, không nhất thiết phải độc quyền Nhà nước về một thương hiệu vàng. Có thể cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất vàng miếng để đáp ứng nhu cầu của người dân, nguồn cung được tự do được cạnh tranh bình đẳng thì sẽ không còn tình trạng kham hiếm nữa. Cùng với đó cần có liên thông giữa thị trường trong nước và quốc tế", GS.TS. Hoàng Văn Cường nói.

Đưa ra quan điểm về giải pháp để bình ổn thị trường vàng, GS.TS Trần Thọ Đạt, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, đã đến lúc phải liên thông với thị trường thế giới, loại bỏ chênh lệch giá, đặc biệt là chênh lệch giá vàng SJC như hiện nay bằng các giải pháp thị trường, việc sản xuất vàng miếng phải trao cho thị trường.

“Chính sách quản lý thị trường vàng cần tiến tới tự do hoá xuất nhập khẩu thông qua quản lý thị trường hàng hoá, Nhà nước chỉ điều tiết về chính sách như các nước khác trên thế giới. Đồng thời, phải sớm chuyển đổi thị trường vàng vật chất sang thị trường vàng kỳ hạn, giao dịch thông qua các hợp đồng”, vị chuyên gia nói.

Giá vàng hôm nay 22/2/2024: Vàng trong nước giảm nhẹ Giá vàng hôm nay 22/2/2024: Vàng trong nước giảm nhẹ
Giá vàng hôm nay 23/2/2024: Vàng trong nước bất ngờ tăng mạnh Giá vàng hôm nay 23/2/2024: Vàng trong nước bất ngờ tăng mạnh
Chuyên gia nhận định giá vàng có thể lao dốc khi sửa đổi Nghị định 24 Chuyên gia nhận định giá vàng có thể lao dốc khi sửa đổi Nghị định 24
Phạm Khải

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá cà phê đang ở mức thấp nhất trong 3 tháng qua

Giá cà phê đang ở mức thấp nhất trong 3 tháng qua

Giá cà phê trong nước và thế giới giảm rất mạnh trong tuần qua, hiện đang ở mức thấp nhất trong 3 tháng kể từ tháng 1/2025.
Giá heo hơi bật tăng tại nhiều địa phương

Giá heo hơi bật tăng tại nhiều địa phương

Giá heo hơi hôm nay 6/4, đồng loạt tăng và lấy lại đà phục hồi tại nhiều tỉnh miền Bắc. Theo khảo sát, heo hơi trên toàn quốc đang được mua bán trong khoảng 67.000 - 73.000 đồng/kg.
Giá tiêu giảm kỷ lục từ 6.000 đến 6.500 đồng/kg

Giá tiêu giảm kỷ lục từ 6.000 đến 6.500 đồng/kg

Giá tiêu trong nước có mức giảm kỷ lục từ 6.000 đến 6.500 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 150.500 – 152.000 đồng/kg.
Thị trường heo hơi tăng giảm không đồng nhất

Thị trường heo hơi tăng giảm không đồng nhất

Giá heo hơi hôm nay 5/4 tiếp tục điều chỉnh trái chiều. Theo khảo sát, heo hơi tại ba miền đang được mua bán trong khoảng 65.000 - 75.000 đồng/kg.
Đến lượt thị trường cà phê chao đảo vì thuế đối ứng của Mỹ

Đến lượt thị trường cà phê chao đảo vì thuế đối ứng của Mỹ

Trong nước, giá cà phê giảm rất mạnh từ 2.300 đến 2.500 đồng/kg, hiện giao dịch trong khoảng 130.200 - 131.200 đồng/kg. Trên thế giới, thị trường cà phê có một phiên chao đảo do lo ngại các mức thuế đối ứng của Mỹ đối với các nước xuất khẩu cà phê hàng đầu.
Ông Trump nêu điều kiện đàm phán để giảm thuế đối ứng

Ông Trump nêu điều kiện đàm phán để giảm thuế đối ứng

Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẵn sàng giảm thuế đối ứng nếu các quốc gia có thể đưa ra một điều gì đó “thật sự phi thường” có lợi cho Mỹ.
Những hàng hoá nào của Việt Nam không phải chịu thuế đối ứng?

Những hàng hoá nào của Việt Nam không phải chịu thuế đối ứng?

Một số hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ không phải chịu mức thuế đối ứng 46% là thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...
Giá vàng rớt khỏi mốc 102 triệu đồng/lượng

Giá vàng rớt khỏi mốc 102 triệu đồng/lượng

Sáng nay 4/4, giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt lao dốc sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức công bố chính sách thuế đối ứng với nhiều quốc gia ở mức cao vượt ngoài dự báo của các chuyên gia kinh tế.
Thị trường heo hơi tiếp tục biến động trái chiều

Thị trường heo hơi tiếp tục biến động trái chiều

Giá heo hơi hôm nay 4/4, tiếp tục biến động, với sự tăng nhẹ tại miền Bắc và miền Trung, giảm nhẹ tại miền Nam. Theo khảo sát, heo hơi tại ba miền đang được mua bán trong khoảng 65.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá cà phê diễn biến kịch tính trên sàn

Giá cà phê diễn biến kịch tính trên sàn

Giá cà phê trong nước nằm ở mức 132.500 - 133.600 đồng/kg. Mức thuế đối ứng 46% đối với hàng xuất khẩu từ Việt Nam có thể làm gián đoạn dòng chảy cà phê robusta và làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung.
Giá tiêu ổn định sau khi Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam

Giá tiêu ổn định sau khi Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam

Thị trường tiêu trong nước hôm nay 4/4 ổn định, ít biến động, đi ngang so với phiên giao dịch hôm qua. Hiện giá tiêu thu mua trung bình tại các địa bàn trọng điểm dao động quanh mốc 157.000 – 158.000.
Giá xăng RON 95 tăng lên gần 21.000 đồng/lít

Giá xăng RON 95 tăng lên gần 21.000 đồng/lít

Giá xăng RON 95 tăng gần 500 đồng/lít lên sát 21.000 đồng/lít. Đây là lần thứ 3 liên tiếp, giá xăng dầu tăng.
Bình quân mỗi người Việt tiêu thụ 37kg thịt heo/năm

Bình quân mỗi người Việt tiêu thụ 37kg thịt heo/năm

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), tiêu thụ thịt heo của Việt Nam có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Năm 2023 khoảng 33,8 kg/người/năm. Năm 2024 ước đạt 37,04 kg/người/năm. Việt Nam đứng thứ 4 trong top 10 nước tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới.
Giá vàng tăng dựng đứng sau tuyên bố áp thuế đối ứng của ông Trump

Giá vàng tăng dựng đứng sau tuyên bố áp thuế đối ứng của ông Trump

Sáng nay 3/4, giá vàng trong nước và thế giới lập kỷ lục chưa từng có sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố thuế đối ứng gây sốc cho thị trường.
Giá heo hơi tăng giảm trái chiều tại ba miền

Giá heo hơi tăng giảm trái chiều tại ba miền

Giá heo hơi hôm nay 3/4, bất ngờ tăng trở lại tại nhiều tỉnh miền Bắc sau chuỗi ngày giảm sâu, trong khi miền Nam tiếp tục đà giảm nhẹ. Theo khảo sát, heo hơi tại ba miền đang được mua bán trong khoảng 65.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá tiêu bất động ở mức cao

Giá tiêu bất động ở mức cao

Giá tiêu hôm nay 3/4 không thay đổi so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 157,000 - 158,000 đồng/kg.
"Sắc xanh" bao phủ thị trường cà phê trong nước

"Sắc xanh" bao phủ thị trường cà phê trong nước

Giá cà phê hôm nay 3/4 tăng mạnh trở lại 1100 đến 1300 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 132,300 - 133,600 đồng/kg.
Quy định mới nhất về khung giá bán lẻ điện bình quân

Quy định mới nhất về khung giá bán lẻ điện bình quân

Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký ban hành quyết định số 07 ngày 31/3 quy định về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân.
Giá heo hơi tiếp tục giảm sâu, có nơi 65.000 đồng/kg

Giá heo hơi tiếp tục giảm sâu, có nơi 65.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 2/4, vẫn tiếp tục giảm sâu trong sáng nay. Theo khảo sát, giá heo hơi tại ba miền đang được mua bán trong khoảng 65.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá tiêu tiếp tục giảm, rời xa mốc 160.000 đồng/kg

Giá tiêu tiếp tục giảm, rời xa mốc 160.000 đồng/kg

Giá tiêu tiếp tục giảm 1.000 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 157.000 - 158.000 đồng/kg.
Giá cà phê trong nước ngược chiều thế giới

Giá cà phê trong nước ngược chiều thế giới

Giá cà phê hôm nay 2/4 giảm trở lại 600 đến 800 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 131.200 - 132.300 đồng/kg. Trong khi đó, giá cà phê trên thị trường thế giới đồng loạt tăng trở lại.
Giá vàng áp sát mức 103 triệu đồng/lượng, chuyên gia cảnh báo "nóng"

Giá vàng áp sát mức 103 triệu đồng/lượng, chuyên gia cảnh báo "nóng"

Giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh trong phiên giao dịch chiều 1/4, kéo giá vàng trong nước tăng thêm từ 200 đến 900 nghìn đồng/lượng, hiện đang áp sát mức 103 triệu đồng/lượng.
Giá dừa tăng vùn vụt, vì sao doanh nghiệp xuất khẩu chưa vui?

Giá dừa tăng vùn vụt, vì sao doanh nghiệp xuất khẩu chưa vui?

Việt Nam có nhiều loại dừa: dừa xiêm, dừa lửa, dừa dứa… Tuy nhiên chưa có quy hoạch vùng trồng, thu mua không đồng bộ, năng lực cạnh tranh dừa tươi Việt Nam trên thị trường thế giới còn yếu nên các doanh nghiệp chưa hẳn vui khi dừa đang có thế mạnh về đầu ra.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

Phiên bản di động