Cuộc chiến trường kỳ và khát vọng thống nhất: Đôi bờ giới tuyến

Sau 9 năm gian khổ kháng chiến chống thực dân Pháp, dân tộc Việt Nam mong muốn được sống trong hòa bình, thống nhất, thế nhưng Mỹ lại muốn biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. Với ý chí và khát vọng thống nhất đất nước, nhân dân 2 miền Nam - Bắc đã vùng lên, chống lại ách thống trị hà khắc của Mỹ - ngụy.

Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ tiến hành ở Việt Nam là cuộc chiến tranh lớn nhất về quy mô, lực lượng tham gia, phương tiện chiến tranh và ngân sách được huy động. Không những thế Mỹ còn có 34 nước đồng minh tham gia đóng góp lực lượng, lương thực, thuốc men, trang bị kỹ thuật và huấn luyện, giúp Mỹ tiến hành chiến tranh. Với sức mạnh vượt trội như vậy, giới cầm quyền Nhà Trắng và Lầu Năm Góc tin chắc sẽ chiến thắng một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, sau 21 năm tiến hành cuộc chiến tranh hao người, tốn của ở Việt Nam, lần đầu tiên trong lịch sử 200 năm của nước Mỹ, họ đã phải hứng chịu thất bại. Dân tộc Việt Nam, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đánh thắng kẻ thù hùng mạnh nhất của loài người tiến bộ trong thế kỷ 20.

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Báo VOV.VN đăng tải loạt bài viết về những thất bại cay đắng của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa và cuộc chiến trường kỳ của dân tộc với khát vọng thống nhất đất nước.

Cầu Hiền Lương. Ảnh tư liệu
Cầu Hiền Lương. Ảnh tư liệu

Vĩ tuyến 17 chia cắt hai miền

Sau 9 năm trường kỳ, gian khổ chống thực dân Pháp xâm lược, dân tộc Việt Nam không mong muốn gì hơn là được sống trong hòa bình, tự do, thống nhất. Những tưởng ước mơ, khát vọng đó sẽ thành hiện thực khi Hiệp định Geveve được ký kết. Nhưng với ý đồ, dã tâm xâm lược và thống trị Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, Mỹ đã phớt lờ những điều khoản đã quy định của Hội nghị. Vỹ tuyến 17, con sông Bến Hải trở thành ranh giới, phân chia, ngăn cách hai miền đất nước. Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Dải đất hình chữ S Bắc - Nam một dải, núi sông nối liền. Vậy mà, các thế lực, các nước lớn đã vì những lợi ích toan tính của mình không để cho nhân dân Việt Nam được hưởng hòa bình trọn vẹn.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nhận định: “Vĩ tuyến 17 chia cắt giữa hai miền, chia cắt đất nước có thể nói là dài nhất, đau thương nhất trong những năm tháng chiến tranh ác liệt. Chúng ta đấu tranh trên cơ sở của Hiệp định Geneva. Nhưng chính phía bên kia đã phản bội nên giới tuyến của chúng ta không được thực hiện theo các điều quy định trong Hiệp định Geneva. Vì thế, chúng ta phải tiếp tục cuộc chiến đấu lâu dài, gian khổ, ác liệt nhất trong lịch sử”.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Còn Tiến sĩ Sử học Phạm Minh Thế cho rằng: “Phía Pháp đã đưa ra quan điểm lấy vĩ tuyến 18 làm ranh giới phân chia địa bàn tạm thời. Còn quan điểm của ta là lấy vĩ tuyến 13 hoặc chí ít là vĩ tuyến 16. Thế nhưng, ta gặp phải nhiều rào cản. Thứ nhất đó là sự ngoan cố của Pháp không chấp nhận yêu cầu của ta. Thứ hai là Mỹ đã can thiệp quá sâu vào vấn đề Đông Dương, gây sức ép nhằm phá vỡ Hội nghị Geneva để thực hiện âm mưu hất cẳng Pháp và tiếp tục cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Đông Dương”.

Tiến sĩ Sử học Phạm Minh Thế.
Tiến sĩ Sử học Phạm Minh Thế.

Giết nhầm còn hơn bỏ sót

Hai miền bị chia đôi, đất nước bị chia cắt. Miền Bắc đã có hòa bình nhưng đồng bào miền Nam vẫn sống trong ách đô hộ của đế quốc Mỹ. Chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm ban hành đạo luật 10-59, thi hành chính sách tố Cộng, diệt Cộng, lê máy chém đi khắp miền Nam để khủng bố, giết hại nhân dân miền Nam. Những hình thức tra tấn man rợ, phi nhân tính như: chích điện, đốt dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt, đục răng, ném người vào chảo nước sôi, chôn sống, thiêu sống… Đồng thời, chúng tiến hành hàng loạt các vụ bắt bớ, chém giết không thương tiếc những người yêu nước. Chúng kết hợp các hình thức tra tấn, đánh đập dã man với việc truy bức về tinh thần và tư tưởng hòng làm nhụt ý chí chiến đấu của những người yêu nước.

Bà Lê Thị Thoại (79 tuổi) ở xã Phước Hiệp, huyện Mỏ Cày, Bến Tre không thể nào quên ngày quân thù giết hại hai người anh trai của mình: “Bọn thủy quân lục chiến càn quét, cướp bóc, đánh đập, giết chóc đồng bào ở đây. Tất cả là 39 người, trong đó có 2 anh tôi. Chúng bắt về, tra khảo, gò cổ rồi lôi đi. Chúng đào cái hố sẵn, bắn anh tôi rồi chôn 2 người một hố”.

Dưới chế độ tàn sát hà khắc của Ngô Đình Diệm, nhân dân miền Nam phải chịu bao nỗi thống khổ, nhà nào cũng có người bị bắt, xã nào cũng có trại giam. Số nhà tù không đủ, địch phải lấy cả chùa chiền, thánh thất, trường học để giam giữ. Không những vậy, chúng còn dùng xe bọc thép, xe ủi để phá nhà, phá làng, dồn dân lấy đất, xây dựng căn cứ quân sự. Trong khoảng thời gian từ năm 1954 -1960, chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm đã giết hại hơn 90 nghìn người yêu nước, bắt bớ, tra tấn, giam cầm hơn 800 nghìn người khác trong hơn 1 nghìn nhà tù. Do chính sách khủng bố dã man của chính quyền Ngô Đình Diệm, cả miền Nam tổn thất gần 9 phần 10 số cán bộ, đảng viên.

Cuộc chiến trường kỳ và khát vọng thống nhất: Đôi bờ giới tuyến
Nhân dân miền Nam Việt Nam vùng dậy đấu tranh chống "Tố Cộng, diệt Cộng" của chế độ Ngô Đình Diệm (Ảnh tư liệu)

Đại tá Nguyễn Văn Trường, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) cho rằng, dưới âm mưu của Mỹ đã dần biến miền Nam trở thành thuộc địa mới, thành trại tập trung khổng lồ. Sau khi Ngô Đình Diệm và chính quyền tay sai được dựng lên, chúng đã phản bội lại nội dung của Hiệp định Geneva. Chúng điên cuồng bắt bớ, chém giết những người kháng chiến, thực hiện tố Cộng, diệt Cộng và hình thành các khu trù mật, nhằm tách quần chúng với Đảng. Chúng nói đó là để tát nước bắt cá. Chúng còn ban hành luật 10-59 lê máy chém đi khắp miền Nam để khủng bố phong trào cách mạng và tàn sát những người kháng chiến. Sự đàn áp, khủng bố của kẻ thù đã đẩy cuộc sống của nhân dân miền Nam đến sự cùng cực.

Chuyên gia nghiên cứu lịch sử Đảng Phạm Xuân Mỹ cho rằng, chính sách dã man, tàn bạo, phản dân tộc của chính quyền Ngô Đình Diệm đã khiến nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác là phải đứng lên đấu tranh, giành quyền sống. Từ năm 1957-1958, Mỹ - Diệm tập trung đàn áp cách mạng miền Nam với khẩu hiệu “giết nhầm còn hơn bỏ sót”, đưa miền Nam vào tình trạng chiến tranh. Chúng đưa máy chém đi khắp miền Nam để chém đầu cộng sản và giết những người yêu nước. Sự đàn áp của Mỹ - Diệm làm cho cuộc sống của miền Nam nghẹt thở, không thể chịu đựng được.

Chuyên gia nghiên cứu lịch sử Đảng Phạm Xuân Mỹ.
Chuyên gia nghiên cứu lịch sử Đảng Phạm Xuân Mỹ.

Trong giai đoạn này, cuộc đấu loa và xây cột cờ bên đôi bờ sông Hiền Lương là một trong những biểu tượng đặc biệt của thời kỳ chia cắt đất nước sau Hiệp định Geneva năm 1954. Sông Hiền Lương, cầu Hiền Lương, tỉnh Quảng Trị trở thành giới tuyến tạm thời chia cắt hai miền Nam - Bắc. Dù chỉ dài 100 mét, nhưng nơi đây từng là chiến tuyến căng thẳng nhất không tiếng súng. Ở hai đầu cầu, hai miền tiến hành cuộc đấu tranh bằng biểu ngữ, loa phóng thanh và cột cờ để thể hiện chính nghĩa và ý chí thống nhất đất nước. Bên bờ Bắc dựng cột cờ treo cờ đỏ, sao vàng. Bên bờ Nam treo cờ vàng ba sọc. Đặc biệt, miền Bắc đã xây dựng hệ thống loa công suất lớn, phát đi các bài tuyên truyền, ca khúc cách mạng, lời kêu gọi thống nhất đất nước, khiến chính quyền tay sai Sài Gòn phải dựng dàn loa đối kháng.

PGS.TS Hoàng Chí Hiếu, Phó Trưởng khoa Đại học Sư phạm Huế.
PGS.TS Hoàng Chí Hiếu, Phó Trưởng khoa Đại học Sư phạm Huế.

Theo PGS.TS Hoàng Chí Hiếu, Phó Trưởng khoa Đại học Sư phạm Huế, cuộc đấu loa ấy kéo dài suốt nhiều năm, không chỉ bằng âm thanh, mà còn là sự thể hiện của bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng hòa bình.

“Cuộc đấu tranh qua hệ thống phát thanh là một cuộc đấu tranh về mặt tư tưởng, chính trị rất lớn. Về phía ta, hệ thống loa phát thanh được đầu tư rất kỹ, công suất luôn át đối phương cả về độ vang xa của tiếng loa, cả về nội dung phát thanh. Tại đầu cầu Hiền Lương cũng diễn ra một cuộc đấu tranh nâng cao cột cờ mỗi bên. Trong toàn bộ cuộc chạy đua nhằm nâng cao cột cờ và mở rộng lá cờ thì lá cờ ở bờ Bắc luôn luôn cao hơn và rộng hơn lá cờ ở bờ Nam” - . PGS.TS Hoàng Chí Hiếu nhận định.

Dàn loa phóng thanh bên bờ Bắc cầu Hiền Lương, năm 1961 (nguồn ảnh : BTLSQG)
Dàn loa phóng thanh bên bờ Bắc cầu Hiền Lương, năm 1961 (nguồn ảnh : BTLSQG)

Và cũng bắt đầu từ đây, với ý chí và khát vọng thống nhất đất nước, nhân dân hai miền Nam - Bắc đã vùng lên, chống lại ách thống trị hà khắc của đế quốc Mỹ và chính quyền tai sai Ngô Đình Diệm. Trong khi đồng bào miền Nam tiếp tục củng cố, phát triển lực lượng thì nhân dân miền Bắc ra sức lao động sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội để cung cấp lực lượng, lương thực, vũ khí cho đồng bào miền Nam đấu tranh chống Mỹ.

Tuy hai miền chia cách, ngăn đôi bằng con sông Hiền Lương nhưng tình Bắc - Nam vẫn chung chảy một dòng, không một ghềnh thác nào ngăn cản nước. Tất cả vì miền Nam thân yêu. Tất cả vì miền Nam ruột thịt. Vì thế đã có những đoàn quân: Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Lịch trình lễ diễu binh, diễu hành ngày 30/4 tại TP.HCM Lịch trình lễ diễu binh, diễu hành ngày 30/4 tại TP.HCM
Hơn 20 đoàn đại biểu quốc tế xác nhận tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam Hơn 20 đoàn đại biểu quốc tế xác nhận tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trong kỷ nguyên mới Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trong kỷ nguyên mới
Theo VOV.Vn

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đảm bảo liên kết, đồng bộ và thống nhất giữa các ngành trong Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Đảm bảo liên kết, đồng bộ và thống nhất giữa các ngành trong Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Về điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Ủy ban Kinh tế và Tài chính tán thành sự cần thiết trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về nội dung này.
Hoàn thiện hồ sơ sửa đổi Chương trình mục tiêu quốc gia trình Chính phủ trước ngày 25/4

Hoàn thiện hồ sơ sửa đổi Chương trình mục tiêu quốc gia trình Chính phủ trước ngày 25/4

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính giao Bộ Dân tộc và Tôn giáo khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa đổi Quyết định số 39 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất

Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất

Chính phủ trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại khoản 2, Điều 157, Luật Đất đai năm 2024.
Thị xã Bỉm Sơn triển khai lấy ý kiến Nhân dân về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thị xã Bỉm Sơn triển khai lấy ý kiến Nhân dân về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Ngày 18/4, ông Trịnh Tuấn Thành - Chủ tịch UBND thị xã Bỉm Sơn chủ trì Hội nghị triển khai lấy ý kiến Nhân dân về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi thư chúc mừng nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 - 20/4/2025)

Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi thư chúc mừng nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 - 20/4/2025)

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Chủ tịch Hội đồng THQG Việt Nam gửi thư chúc mừng nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 - 20/4/2025).
Ngày 19/4/1975: Ta bao vây chia cắt quân địch trong thị xã Xuân Lộc, Ủy ban quân quản vào tiếp quản Phan Thiết

Ngày 19/4/1975: Ta bao vây chia cắt quân địch trong thị xã Xuân Lộc, Ủy ban quân quản vào tiếp quản Phan Thiết

Ngày 19/4/1975, Ủy ban quân quản vào tiếp quản Phan Thiết. Ta bao vây chia cắt quân địch trong thị xã Xuân Lộc. Sư đoàn ô-tô 571 Bộ Tư lệnh Trường Sơn đưa toàn bộ đội hình Quân đoàn 1 tới vị trí tập kết Đồng Xoài.
Dự kiến tỉnh Thanh Hoá còn 166 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Dự kiến tỉnh Thanh Hoá còn 166 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thanh Hóa, sẽ thực hiện sắp xếp 529 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 435 xã, 63 phường, 31 thị trấn) thành 166 đơn vị hành chính cấp xã mới gồm: 18 phường và 148 xã (73 xã đồng bằng, 75 xã miền núi).
Thủ tướng: Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các dự án luật để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9

Thủ tướng: Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các dự án luật để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành tập trung chỉ đạo, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các dự án luật theo đúng quy định để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2025.
Sáp nhập tỉnh, thành: Có bắt buộc phải làm lại sổ đỏ?

Sáp nhập tỉnh, thành: Có bắt buộc phải làm lại sổ đỏ?

Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, không bắt buộc người dân thực hiện chỉnh lý đồng loạt sổ đỏ đã cấp, trừ trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu hoặc thực hiện đồng thời với thủ tục hành chính về đất đai.
Hoàn thiện, trình Quốc hội Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)

Hoàn thiện, trình Quốc hội Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 18/4/2025 về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tiếp xúc cử tri huyện Yên Định

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tiếp xúc cử tri huyện Yên Định

Chiều 17/4, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) gồm: Lê Thanh Hoàn, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội; Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Sở Y tế đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Yên Định, trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Ngày 18/4/1975: Giải phóng thị xã Phan Thiết

Ngày 18/4/1975: Giải phóng thị xã Phan Thiết

Ngày 18/4/1975, ta giải phóng thị xã Phan Thiết. Bộ Tư lệnh Miền giao nhiệm vụ Tổng tiến công và nổi dậy cho Quân khu 9.
UBND tỉnh Thanh Hóa họp báo thường kỳ quý I/2025

UBND tỉnh Thanh Hóa họp báo thường kỳ quý I/2025

Chiều 17/4, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức họp báo thường kỳ quý I, năm 2025 để thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh quý I, nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025; thông tin về các hoạt động, sự kiện du lịch biển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025. Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chủ trì hội nghị.
Tổng Bí thư Tô Lâm gợi ý Hà Nội miễn phí bữa trưa cho học sinh từ tháng 9

Tổng Bí thư Tô Lâm gợi ý Hà Nội miễn phí bữa trưa cho học sinh từ tháng 9

Sáng 17/4, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đại biểu Quốc hội thuộc đoàn TP Hà Nội tiếp xúc cử tri Đơn vị bầu cử số 1 (các quận: Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng) trước kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV.
Thanh Hóa: Đặc sắc chương trình “Tri ân đồng đội”

Thanh Hóa: Đặc sắc chương trình “Tri ân đồng đội”

Tối 16/4, Hiệp hội Doanh nghiệp - doanh nhân (DNDN) cựu chiến binh (CCB) tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp giao lưu nghệ thuật “Tri ân đồng đội” nhân kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

Sáng 16/4, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương.Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển là hành động bản lĩnh, đáng tự hào

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển là hành động bản lĩnh, đáng tự hào

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn. Tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.
Ngày 16/4/1975: Giải phóng thị xã Phan Rang và toàn tỉnh Ninh Thuận

Ngày 16/4/1975: Giải phóng thị xã Phan Rang và toàn tỉnh Ninh Thuận

Ngày 16/4/1975, ta đập tan tuyến phòng thủ Phan Rang của địch, giải phóng thị xã Phan Rang và toàn tỉnh Ninh Thuận. Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp gửi điện khen toàn thể cán bộ, chiến sĩ đã giành chiến thắng tại Phan Rang.
Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ máy

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ máy

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031".
Thanh Hóa cắt giảm 60 thủ tục hành chính "làm khó" người dân và doanh nghiệp

Thanh Hóa cắt giảm 60 thủ tục hành chính "làm khó" người dân và doanh nghiệp

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 29/4/2023 của Chính phủ về việc cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn 2025–2026.
Khai mạc Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11

Khai mạc Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11

Sáng 16/4, tại Hội trường Diên Hồng, Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Thanh Hóa tổ chức 2.038 tổ bảo vệ an ninh, trật tự tại 10 đơn vị cấp huyện

Thanh Hóa tổ chức 2.038 tổ bảo vệ an ninh, trật tự tại 10 đơn vị cấp huyện

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 38/2025/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 29/2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh về số lượng tổ bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) cùng số lượng thành viên tại các thôn, tổ dân phố thuộc địa bàn tỉnh.
Chính phủ cho ý kiến về 06 dự án luật, nghị quyết

Chính phủ cho ý kiến về 06 dự án luật, nghị quyết

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 15/4/2025 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4 năm 2025.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4/2025, Lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam

Chiều 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc đã rời Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4 theo lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam ra sân bay tiễn đoàn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 -15/4/2025, sáng 15/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình cùng Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày 15/4/1975: Chiến dịch Xuân Lộc-Long Khánh giành nhiều thắng lợi

Ngày 15/4/1975: Chiến dịch Xuân Lộc-Long Khánh giành nhiều thắng lợi

Ngày 15/4/1975, cuộc chiến đấu ở Phan Rang tiếp tục diễn ra ác liệt. Chiến dịch Xuân Lộc-Long Khánh giành nhiều thắng lợi.
Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới

Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới

Ngày 14/4, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới (Kết luận số 150-KL/TW). Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm giới thiệu nội dung Kết luận số 150.
Phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Đề án).
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chiều 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành hội đàm với đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động