Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021:

Công tác quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông tiết kiệm được 2.547 tỷ đồng

Bộ Thông tin và Truyền thông bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, chỉ đạo về tiết kiệm của Quốc hội, Chính phủ; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã được thực hiện nghiêm túc; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước. Nhờ vậy, giai đoạn 2016-2021, công tác quản lý tiết kiệm được 2.547 tỷ đồng.
Cần xây dựng các nhóm giải pháp riêng về thực hành tiết kiệm và phòng, chống lãng phí Nâng cao hiệu lực thực hiện các quy định của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành, tiết kiệm chống lãng phí tại 6 Bộ, ngành
 Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông.
Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông.

Sáng 01/8/2022, tại Nhà Quốc hội, Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tham dự buổi làm việc có Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường, Phó Trưởng Đoàn thường trực; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh, Phó Trưởng Đoàn giám sát; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, Phó Trưởng Đoàn giám sát; các Ủy viên, đại biểu và chuyên gia tham gia Đoàn giám sát.

Tham dự buổi làm việc còn có đại diện lãnh đạo các bộ: Thông tin và Truyền thông; Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước…

Phát biểu mở đầu buổi làm việc, Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Đoàn giám sát cho biết, sau thời gian làm việc với một số địa phương, Đoàn giám sát của Quốc hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 tiếp tục làm việc với các bộ, ngành. Đây là chuyên đề rộng, thực tiễn còn nhiều vấn đề khó lượng hóa về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Việc đánh giá khách quan, toàn diện về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, việc tham mưu cho Chính phủ, việc thực hiện nhiệm vụ thực hành, tiết kiệm, chống lãng phí do Bộ Thông tin và Truyền thông phụ trách rất rộng. Vì vậy, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị các thành viên Đoàn giám sát nghiên cứu làm rõ những ưu điểm nổi bật trong thực hiện thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Xem xét, đánh giá khách quan, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân chủ quan, bài học kinh nghiệm thực hiện trong giai đoan 2016-2021 và các thời kỳ trước để có cái nhìn tổng quan, xác định giải pháp trong thời gian tới. Đồng thời, phát hiện những vướng mắc, bất cập chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và pháp luật liên quan để tham mưu cho Nhà nước, Chính phủ đề xuất sửa đổi phù hợp với thực tiễn.

Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại buổi làm việc.
Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại buổi làm việc.

Giai đoạn 2016-2021, công tác quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông tiết kiệm được 2.547 tỷ đồng

Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn trình bày báo cáo việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 tại đơn vị. Báo cáo đã nêu khát quát các kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng nguồn lực giai đoạn 2016-2021 tại Bộ Thông tin và Truyền thông; Kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với việc tham mưu, ban hành tiêu chuẩn, định mức trong lĩnh vực công nghệ thông tin; công tác đặt hàng, giao nhiệm vụ báo chí, xuất bản; quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên tần số vô tuyến điện, kho số viễn thông, tài nguyên Internet…

Theo đó, giai đoạn 2016-2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành 230 văn bản quy phạm pháp luật góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Bộ Thông tin và Truyền thông bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, chỉ đạo về tiết kiệm của Quốc hội, Chính phủ; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã được thực hiện nghiêm túc; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước. Nhờ vậy, giai đoạn 2016-2021, công tác quản lý tiết kiệm được 2.547 tỷ đồng.

Về việc xây dựng, hoàn thiện xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, Bộ Thông tin và Truyền thông coi đây là một trong những giải pháp tạo đột phá thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực công nghệ do ngành trực tiếp quản lý. Bộ đã ban hành Thông tư 39/2017/TT-BTTTT quy định Danh mục tiêu chuẩn về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, góp phần bảo đảm kết nối thông suốt, đồng bộ và khả năng chia sẻ, trao đổi thông tin an toàn, thuận tiện giữa các cơ quan Nhà nước và giữa cơ quan Nhà nước với tổ chức, cá nhân.

Về công tác đặt hàng, giao nhiệm vụ báo chí, xuất bản, ngoài việc ban hành các văn bản hướng dẫn, quản lý đặt hàng, giao nhiệm vụ trong lĩnh vực báo chí xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông còn chú trọng thực hiện Quy hoạch báo chí; triển khai công tác quản lý, sắp xếp các cơ quan báo chí theo quy hoạch báo chí; triển khai các đề án chương trình, đề án thông tin tuyên truyền được phân công

Đối với công tác quản lý, khai thác kho số viễn thông, này Bộ Thông tin và Truyền thông đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng ban hành các nghị định, thông tư nhằm tổ chức quản lý và khai thác hiệu quả kho số viễn thông theo tình hình thực tiễn tại Việt Nam và thông lệ thế giới, góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Về quản lý, khai thác tài nguyên Internet, Việt nam trước xu thế cạn kiệt của địa chỉ tài nguyên IpV4 đã sớm đi đầu trong việc thúc đẩy triển khai IpV6 tại Việt nam… góp phần thúc đẩy, phát triển tốt nguồn tài nguyên Internet được giao quản lý và điều này đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo nguồn lực tài nguyên số sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phát triển hạ tầng số cho kinh tế số, Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn trình bày báo cáo việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại đơn vị giai đoạn 2016-2021.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn trình bày báo cáo việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại đơn vị giai đoạn 2016-2021.

Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021, như việc ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí còn chung chung, chưa thực sự được quán triệt đầy đủ đến các đơn vị, đội ngũ cán bộ công chức, có năm không kịp ban hành; chưa có các tiêu chí kiểm tra, giám sát thực hiện các chỉ tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các tiêu chí thưởng phạt kịp thời.

Công tác ban hành, xây dựng và đề xuất ban hành một số văn bản pháp luật còn chưa kịp thời, chưa đồng bộ và theo kịp với thực tế phát triển của công nghệ; một số văn bản chưa đồng bộ với các văn bản chuyên ngành khác; công tác xây dựng và ban hành định mức kinh tế-kỹ thuật một số lĩnh vực còn chậm.

Công tác quản lý tài chính, khi triển khai tại một số đơn vị đôi khi còn thiếu chặt chẽ về trình tự thủ tục và thời gian điều chỉnh dự toán. Công tác quản lý tài nguyên viễn thông mặc dù đã được tăng cường, đi vào nề nếp, đảm bảo hiệu quả sử dụng, nhưng một số giải pháp thực thi nâng cao hiệu quả sử dụng còn bị chậm triển khai; chậm triển khia đấu giá kho số viễn thông và tên miền Internet…

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, như: Hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Tăng cường công tác tổ chức, thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước (đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, chống lãng phí trong sử dụng nguồn lực lao động, cơ cấu lại các doanh nghiệp); Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm…

Việc tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có lúc chưa kịp thời

Báo cáo kết quả làm việc bước đầu của Tổ công tác thuộc Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021” tại Bộ Thông tin và Truyền thông do Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Trần Văn Lâm trình bày cho biết, thực hiện Kế hoạch số 123/KH-ĐGS ngày 18/4/2022 của Đoàn giám sát chuyên đề, trong các ngày 10/6 và 23/6/2022, Tổ công tác của Đoàn giám sát đã làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông để rà soát, chuẩn bị tài liệu, thông tin, báo cáo phục vụ Đoàn giám sát làm việc với Bộ.

Theo đó, về thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ, cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan Bộ Thông tin và Truyền thông từng bước xác lập tương đối đầy đủ, toàn diện hệ thống tiêu chuẩn, định mức, đơn giá trên các lĩnh vực quản lý; đặc biệt trên các lĩnh vực tài nguyên viễn thông, ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử; quản lý, đặt hàng báo chí, xuất bản, thông tin, truyền thông, phát thanh, truyền hình...

Tuy nhiên, việc tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của ngành có lúc chưa kịp thời. Một số văn bản của Bộ chưa đồng bộ với các văn bản chuyên ngành khác. Việc ban hành tiêu chuẩn, định mức, đơn giá trong công tác đặt hàng báo chí, xuất bản có nội dung còn chưa cụ thể, chưa phù hợp với thực tế, khó áp dụng, cần phải tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung.

Đại biểu Trần Văn Lâm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội trình bày Báo cáo kết quả làm việc bước đầu của Tổ công tác thuộc Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021” tại Bộ Thông tin và Truyền thông.
Đại biểu Trần Văn Lâm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội trình bày Báo cáo kết quả làm việc bước đầu của Tổ công tác thuộc Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021” tại Bộ Thông tin và Truyền thông.

Công tác quản lý phổ tần, băng tần được tăng cường, đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên viễn thông này, thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin vô tuyến điện tại Việt Nam và tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên, việc cấp phép thông qua đấu giá đối với băng tần dành cho thông tin di động chưa thực hiện được do phải chờ ban hành Nghị định về đấu giá tần số; việc thu hồi giấy phép sử dụng tần số còn khó khăn do chưa quy định chặt chẽ trong Luật Tần số vô tuyến điện.

Công tác quản lý, khai thác tài nguyên viễn thông phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia nhưng việc phát triển tài nguyên viễn thông với lượng thuê bao lớn chưa thật sự hiệu quả; dịch vụ viễn thông phát triển quá nhanh gây khó khăn cho công tác quản lý; việc đấu giá kho số viễn thông trong giai đoạn 2016-2021 gặp khó khăn do thực tế thời điểm này không có nhiều doanh nghiệp đề nghị phân bổ bổ sung mã mạng di động, vướng mắc khi đấu giá mã mạng và mâu thuẫn trong quy định về phân bổ mã viễn thông.

Đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, Chính phủ điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tham mưu cho Chính phủ xây dựng và triển khai kế hoạch chuyển đổi số quốc gia, từng bước hoàn chỉnh nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu giữa các Bộ, ngành, địa phương; hình thành trục liên thông văn bản quốc gia, hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ, hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, các hệ thống thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Tổ công tác cũng đánh giá, môi trường pháp lý cho phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số chưa hoàn thiện, còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Việc xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, cơ sở dữ liệu quốc gia nhìn chung còn chậm so với yêu cầu đề ra; các Cơ sở dữ liệu quốc gia quan trọng như: Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư và Cơ sở dữ liệu Đất đai quốc gia chưa được hình thành đầy đủ và liên thông phục vụ các lĩnh vực quản lý; hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến chưa cao, số lượng hồ sơ xử lý trực tuyến còn hạn chế.

Trong giai đoạn 2016 - 2021, để thực hiện quản lý, đặt hàng, giao nhiệm vụ trong lĩnh vực báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đã hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực báo chí. Ngoài việc ban hành các văn bản hướng dẫn, quản lý đặt hàng, giao nhiệm vụ trong lĩnh vực báo chí xuất bản, Bộ chú trọng công tác quản lý, sắp xếp các cơ quan báo chí theo quy hoạch; triển khai các đề án, chương trình, thông tin tuyên truyền được phân công một cách tích cực. Tuy nhiên, việc đặt hàng, giao nhiệm vụ cho báo chí đến nay hiệu quả chưa cao; một số chế độ liên quan quản lý nhuận bút, chi phí chưa được hoàn thiện, phù hợp; Còn thiếu công cụ hiệu quả để thúc đẩy thực hiện quy hoạch và xử lý vi phạm của báo chí…

Làm rõ kết quả, tồn tại và kiến nghị cụ thể trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại Bộ Thông tin và Truyền thông

Đại biểu Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội phát biểu ý kiến tại buổi giám sát.
Đại biểu Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội phát biểu ý kiến tại buổi giám sát.

Tham gia ý kiến tại buổi làm việc, đa số thành viên đoàn giám sát đánh giá cao báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông; báo cáo kết quả làm việc bước đầu của Tổ công tác của Đoàn giám sát chuyên đề được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, khái quát các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý và việc thực hiện nhiệm vụ tham mưu việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Góp ý vào những vấn đề cụ thể tại buổi giám sát, đại biểu Nguyễn Văn Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội nêu thực trạng thời gian qua có rất nhiều ứng dụng phần mềm về sức khỏe được cung cấp và triển khai, liệu có lãng phí hay không? Đại biểu khẳng định, những ứng dụng về sức khỏe rất cần thiết, tuy nhiên đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông có giải pháp định hướng, điều chỉnh để tiết kiệm, dễ sử dụng, tránh tình trạng mỗi cơ quan, địa phương có một ứng dụng riêng.

Đại biểu cũng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông làm rõ thực trạng sim rác vẫn phổ biến (một người sử dụng nhiều số điện thoại), gây lãng phí nguồn lực của xã hội trong khi trên thế giới nhiều quốc gia quản lý số điện thoại di động như số định danh cá nhân.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cho biết, giai đoạn 2016-2021, Bộ Thông tin và Truyền thông nêu con số tiết kiệm từ công tác quản lý 2.547 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo đại biểu cần xem lại cách đánh giá, bởi phần lớn số tiền này là nhờ tăng phí sử dụng mã số viễn thông nên tăng tỷ lệ điều tiết về ngân sách, chứ không phải do tiết kiệm trong chi tiêu.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cũng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông rà soát lại toàn bộ quỹ tài chính ngoài ngân sách, cụ thể là Quỹ dịch vụ viễn thông công ích. Hiện số dư và nguồn thu của quỹ tương đối lớn, đại biểu đề nghị Bộ báo cáo thêm về số thu, việc huy động nguồn lực, việc sử dụng và hiệu quả gắn với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Đối với công tác quản lý về hoạt động quảng cáo trực tuyến và quản lý nền tảng xuyên biên giới, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nêu thực tế quảng cáo trực tuyến chiếm tỷ trọng lớn (Năm 2018 tỷ trọng này chiếm 70%, đến nay tỷ lệ này tăng lên rất nhiều). Số thu hiện nay tập trung vào số tập đoàn lớn như Facebook, Google Youtube… nhưng kiểm soát doanh thu và số thuế và nhà nước thu được vẫn còn nhiều bất cập. Đại biểu đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá thực trạng quản lý, những khó khăn, bất cập hiện nay.

Đại biểu Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội phát biểu ý kiến tại buổi giám sát.
Đại biểu Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội phát biểu ý kiến tại buổi giám sát.

Khẳng định thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải là xương sống để xây dựng bản báo cáo, đại biểu Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cho rằng, mặc dù các nội dung thông tin trong báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông tương đối phong phú, đa dạng nhưng lại thiên về báo cáo chuyên môn, nghiệp vụ, chưa làm rõ kết quả thực hành tiết kiệm chống lãng phí của ngành.

Ngoài ra, Luật Viễn thông ban hành từ năm 2009, sửa đổi năm 2018, trong đó quy định đấu giá tài sản đối với lĩnh vực viễn thông, tuy nhiên hơn 10 năm qua vẫn chưa có cuộc đấu giá nào được tiến hành. Đai biểu Lê Thanh Vân đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông giải trình nguyên nhân do đâu, nếu là vướng mắc về cơ chế, chính sách, tại sao với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này không tham mưu trình Chính phủ, trình Quốc hội kịp thời tháo gỡ vướng mắc.

Cũng tại buổi giám sát, một số thành viên đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông thông tin thêm về kế hoạch, quy hoạch sử dụng tài nguyên viễn thông; công tác quản lý kho số mạng viễn thông, việc phân bổ băng tần di động mặt đất giá trị cao; quy hoạch phát triển báo chí, cơ chế đặt hàng vì sao chưa hiệu quả; công tác quản lý bản quyền nội dung số, nhất là bản quyền video trực tuyến; khó khăn vướng mắc trong thực hiện chuyển đổi số quốc gia… Ngoài ra, nhiều đại biểu cũng đề nghị bổ sung các kiến nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm góp phần sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và hệ thống pháp luật liên quan.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng giải trình một số vấn đề thành viên Đoàn giám sát nêu.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng giải trình một số vấn đề thành viên Đoàn giám sát nêu.

Tại buổi giám sát, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã giải trình các vấn đề thành viên Đoàn giám sát nêu liên quan đến công tác quản lý sim điện thoại di động; sử dụng quỹ ngoài ngân sách Nhà nước; tiến độ thực hiện đấu giá tần số vô tuyến điện; thực hiện chuyển đổi số quốc gia; kết nối chia sẻ dữ liệu; quản lý báo chí truyền thông; hản quyền nội dung số; các giải pháp thực hiện tinh giản biên chế…

Lượng hóa hành vi tiết kiệm, hành vi vi phạm gây lãng phí, chế tài khen thưởng và xử phạt

Phát biểu kết luận, Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội – Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 với Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định, Đoàn giám sát cơ bản nhất trí với các ý kiến bước đầu của Tổ công tác, các ý kiến, kiến nghị tại buổi làm việc.

Các thành viên của Đoàn giám sát và đại diện các bộ, ngành đã phát biểu nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, có cơ sở chính trị pháp lý và thực tiễn, là cơ sở quan trọng để Đoàn giám sát tiếp tục làm việc với Chính phủ cũng như chuẩn bị báo cáo giám sát, chuẩn bị dự thảo nghị quyết và chuẩn bị Quốc hội giám sát tối cao tại Kỳ họp thứ 4…

Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội – Trưởng Đoàn giám sát khẳng định, đây là chuyên đề giám sát khó, phạm vi rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều lĩnh vực, then chốt và xương sống của nền kinh tế, đến mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, chuyên đề giám sát chỉ tập trung vào lĩnh vực công, quá trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá cần có sự vào cuộc của các Bộ, ngành trong lĩnh vực tham mưu, quản lý nhà nước.

Mối quan hệ tiết kiệm, lãng phí trong mỗi hoàn cảnh, điều kiện khác nhau có cách đánh giá chuẩn xác, nên việc lượng hóa việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí còn khó khăn.

Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội phát biểu kết luận buổi làm việc.
Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội phát biểu kết luận buổi làm việc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cũng cho biết, chuyên đề giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng là chuyên đề được Quốc hội, cử tri và Nhân dân quan tâm. Qua làm việc với một số bộ, ngành, địa phương có nhiều vấn đề về pháp luật, chính sách, tổ chức thực hiện cần sửa đổi, bổ sung.

Đoàn giám sát đánh giá cao sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Bộ Thông tin và Truyền thông, tích cực chuẩn bị báo cáo công phu, với nhiều nội dung cụ thể, rõ ràng, bám sát nội dung, mục đích, yêu cầu, phạm vi, đối tượng giám sát. Phát biểu giải trình của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thẳng thắn, cung cấp nhiều thông tin có giá trị và những vấn đề Đoàn giám sát quan tâm.

Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông còn một số hạn chế cần khắc phục, bổ sung, trong đó có việc ban hành văn bản; quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước; quản lý sử dụng tài sản Nhà nước; công tác quản lý, khai thác tài nguyên viễn thông; quản lý, sử dụng quỹ ngoài ngân sách; quản lý, đặt hàng báo chí…

Thượng tướng Trần Quang Phương đề nghị sau buổi làm việc này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan tiếp thu tối đa ý kiến của các thành viên Đoàn giám sát, hoàn thiện báo cáo bổ sung gửi Đoàn giám sát.

Trong đó, tiếp tục cập nhật, bổ sung thông tin, số liệu, tài liệu đánh giá theo đề xuất của các thành viên Đoàn giám sát; phản ánh những kinh nghiệm, cách làm hay trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhất là việc thực hiện chuyển đổi số quốc gia; đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế, kinh nghiệm, nguyên nhân khách quan, chủ quan, đặc biệt là nguyên nhân chủ quan. Từ đó, quy rõ trách nhiệm từng cấp, của người đứng đầu, đề xuất giải pháp khắc phục; đồng thời lượng hóa tối đa kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông rà soát 52 hành vi gây lãng phí trong Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để nhận định, đánh giá việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại Bộ Thông tin và Truyền thông.

Việc ban hành các nghị định, thông tư cần lượng hóa được hành vi tiết kiệm, hành vi vi phạm gây lãng phí, có chế tài khen thưởng và xử phạt. Bộ Thông tin và Truyền thông cần bổ sung những đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và hệ thống pháp luật liên quan.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cũng lưu ý, với chức năng, nhiệm vụ của mình, đối với những vấn đề đã được thực tiễn kiểm nghiệm, chứng minh là đúng, đã rõ, đã chín, đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo sửa ngay trong quá trình giám sát, chứ không đợi đến khi có Nghị quyết của Quốc hội về chuyên đề này.

Minh Kiệt

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Công an Thanh Hoá thu nhận hơn 3.400 hồ sơ cấp căn cước trong 5 ngày nghỉ lễ

Công an Thanh Hoá thu nhận hơn 3.400 hồ sơ cấp căn cước trong 5 ngày nghỉ lễ

Cùng với việc tập trung lực lượng tăng cường công tác bảo đảm ANTT, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5 vừa qua, Công an các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã tổ chức thu nhận hồ sơ cấp căn cước và cấp, kích hoạt tài khoản định danh điện tử cho công dân...
Từ ngày 6/5, lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Từ ngày 6/5, lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chỉ đạo bắt đầu từ ngày (06/5/2025) sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến Nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và các tài liệu kèm theo trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Quốc hội, các cơ quan báo chí.
Ban hành Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân

Ban hành Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW (Nghị quyết số 68) ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Thủ tướng Chính phủ xác định 11 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ xác định 11 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, với mục tiêu năm 2025 tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD (dự kiến đứng thứ 30 trên thế giới, tăng 2 bậc), GDP bình quân đầu người đạt trên 5.000 USD.
Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga

Ngày 5/5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga.
Thủ tướng: Việt Nam đàm phán phiên đầu tiên với Mỹ về chính sách thuế vào 7/5

Thủ tướng: Việt Nam đàm phán phiên đầu tiên với Mỹ về chính sách thuế vào 7/5

Đó là thông tin được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV diễn ra sáng 5/5.
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc vào sáng 5/5. Đây là Kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn Cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề “Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình”. Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.
Chương trình từ thiện hướng về cộng đồng nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025)

Chương trình từ thiện hướng về cộng đồng nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025)

Ngày 27/4, Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ông Dương Ngọc Thoả – Đảng uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, TP. Hà Nội – đã phối hợp cùng Công ty Tây Trường Sơn và các nhà hảo tâm tổ chức chương trình từ thiện tại xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam

Tối 3/5, tại Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình nghệ thuật chính luận "Kỷ niệm 50 năm Giải phóng Côn Đảo (1/5/1975 - 1/5/2025)" với chủ đề "Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam".
Bộ Chính trị, Ban Bí thư họp triển khai thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Bộ Chính trị, Ban Bí thư họp triển khai thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng 3/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp, cho ý kiến về tình hình, tiến độ thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 khóa XIII, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng Nghĩa trang Hàng Dương, thăm cựu tù Côn Đảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng Nghĩa trang Hàng Dương, thăm cựu tù Côn Đảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác Trung ương đã dự lễ viếng, dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại tại nghĩa trang Hàng Dương, Nghĩa trang Hàng Keo, Đền thờ Côn Đảo,...
Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Việt Nam đã giao thiệp và trao công hàm phản đối các quốc gia liên quan về các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với đá Hoài Ân và các thực thể liên quan khác của Trường Sa.
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Kazakhstan, Azerbaijan, Nga và Belarus

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Kazakhstan, Azerbaijan, Nga và Belarus

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 5 đến 12/5/2025.
Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức cấp thẻ căn cước cho công dân xuyên suốt 05 ngày lễ

Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức cấp thẻ căn cước cho công dân xuyên suốt 05 ngày lễ

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/2025) và ngày Quốc tế lao động (01/5/2025), cán bộ công chức, viên chức được nghỉ liên tiếp 05 ngày, từ thứ tư (ngày 30/4/2025) đến hết chủ nhật (ngày 4/5/2025).
Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Bộ Chính trị vừa ban hành Quyết định số 288-NQ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật do Tổng Bí thư Tô Lâm làm trưởng ban.
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2025

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2025

Từ tháng 5/2025, nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực, như: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp; sửa đổi quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tổ chức tín dụng Việt Nam…
Thủ tướng yêu cầu khởi công dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng ngày 19/12

Thủ tướng yêu cầu khởi công dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng ngày 19/12

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành các thủ tục, khởi công dự án vào ngày 19/12. Trường hợp cần thiết huy động nhân lực từ Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội để tăng cường, hỗ trợ trong quá trình tổ chức thực hiện.
Truyền thông thế giới đưa tin đậm nét về đại lễ 30/4 của Việt Nam

Truyền thông thế giới đưa tin đậm nét về đại lễ 30/4 của Việt Nam

Nhiều hãng thông tấn và các tờ báo lớn trên thế giới đã đồng loạt đưa tin về sự kiện này, trong đó nổi bật là lễ diễu binh, diễu hành trang trọng diễn ra sáng ngày 30/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh, với sự tham gia của hàng nghìn quân nhân, máy bay chiến đấu và đông đảo người dân trong nước.
Truyền thông quốc tế ca ngợi thông điệp của Việt Nam về việc cùng xây dựng một tương lai hòa bình

Truyền thông quốc tế ca ngợi thông điệp của Việt Nam về việc cùng xây dựng một tương lai hòa bình

Ngày 30/4, các hãng truyền thông lớn trên thế giới, cùng nhiều trang tin điện tử của các nước như tờ Bưu điện Hoa Nam (South China Morning Post) của Trung Quốc, channelnewsasia.com của Singapore, abc.net.au của Australia đã đồng loạt đăng tải nhiều bài viết và hình ảnh nổi bật về Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái: Chiến tranh giúp tôi thấu hiểu giá trị của hoà bình

Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái: Chiến tranh giúp tôi thấu hiểu giá trị của hoà bình

Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1963-1964) là một nhân chứng lịch sử của ngày 30/4/1975 khi ông có mặt trong lúc Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng và là một trong những người lên tiếng sớm nhất trên Đài phát thanh Sài Gòn để đón chào đoàn quân giải phóng. Với ông, ngày hôm đó là thời khắc cảm nhận rõ giá trị của hòa bình khi Sài Gòn không còn tiếng súng.
Trang trọng Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trang trọng Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 30/4, tiết trời tại Thành phố Hồ Chí Minh dịu mát. Trong không khí hân hoan, tự hào của hàng triệu người dân trên mọi miền Tổ quốc, Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) cấp quốc gia được Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể.
Lễ chào cờ đặc biệt chào mừng 50 năm thống nhất đất nước tại Quảng trường Ba Đình

Lễ chào cờ đặc biệt chào mừng 50 năm thống nhất đất nước tại Quảng trường Ba Đình

Sáng 30/4, Quảng trường Ba Đình đón hàng nghìn người dân về dự lễ chào cờ nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngày 30/4/1975: Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng

Ngày 30/4/1975: Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng

Ngày 30/4/1975, ta tổng công kích vào nội thành, đánh chiếm các mục tiêu chiến lược đã định. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Sài Gòn và phần lớn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long được giải phóng.
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tô Lâm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đàm phán thuế trên tinh thần bình tĩnh, kiên định nhưng rất linh hoạt

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đàm phán thuế trên tinh thần bình tĩnh, kiên định nhưng rất linh hoạt

Sáng 29/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để rà soát các công việc chuẩn bị đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ.
Khát vọng hoà bình, thống nhất đất nước qua tâm sự của các chiến sỹ Thành cổ Quảng Trị

Khát vọng hoà bình, thống nhất đất nước qua tâm sự của các chiến sỹ Thành cổ Quảng Trị

“K3 Tam Đảo còn - Thành cổ Quảng Trị còn, dù phải hy sinh đến người lính cuối cùng” lời thề quyết tử của cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 3 - Tỉnh đội Quảng Trị là minh chứng hùng hồn cho khát vọng hoà bình, thống nhất đất nước của bao thế hệ chiến sĩ cách mạng, người dân Việt Nam.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 29/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
30/4 – ngày Đất nước trọn niềm vui

30/4 – ngày Đất nước trọn niềm vui

Những ngày này, trên khắp mọi miền đất nước, hàng triệu lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió, nhuộm đỏ rực những con phố, những bản làng, thôn xóm. Giữa tiếng nhạc rộn rã, tiếng hò reo náo động là những khuôn mặt rạng rỡ xen lẫn ánh mắt rưng rưng niềm xúc động. Một lần nữa, ký ức và khát vọng của dân tộc Việt Nam cùng trào dâng, như dòng sông cuộn chảy. Ngày 30/4 không chỉ là ngày đất nước liền một dải, mà hơn thế nữa, đó là ngày lòng người Việt Nam cùng thống nhất trong tự hào, trong yêu thương và khát vọng dựng xây một tương lai tươi sáng – ngày Đất nước trọn niềm vui.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động