Công nghệ “giải cứu” nông sản

TH&SP Trong bối cảnh thị trường nông sản Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã sử dụng công nghệ JEVA như một giải pháp hữu hiệu để “giải cứu”.


Biến quả thành nước cô đặc

Theo PGS.TS Nguyễn Minh Tân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển ứng dụng các hợp chất thiên nhiên, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trước tình trạng nông sản ùn ứ, không thể xuất khẩu, người nông dân phải gánh lỗ, thậm chí nhiều nơi nông sản bị đổ bỏ, việc đưa ra một giải pháp công nghệ là rất cần thiết. Ngay từ năm 2018, các nhà khoa học thuộc ĐH Bách khoa Hà Nội đã nghiên cứu chế tạo thành công công nghệ cô đặc hoa quả có tên JEVA.

Theo PGS.TS Nguyễn Minh Tân, chế biến sâu các loại quả nhằm giải quyết vấn đề “được mùa mất giá” cho người nông dân lâu nay vẫn là đòi hỏi cấp bách nhưng rất khó được đáp ứng khi đại đa số địa phương ở Việt Nam còn đang trong tình trạng trồng trọt nhỏ lẻ, chưa xây dựng được vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn. Tuy nhiên, vướng mắc này có thể được khắc phục đáng kể nhờ công nghệ JEVA.

Công nghệ JEVA giúp doanh nghiệp thu mua các loại hoa quả với chất lượng đa dạng, để chế biến thành sản phẩm nước quả cô đặc, đạt chất lượng xuất khẩu vào thị trường khó tính châu Âu.

Điều đặc biệt của công nghệ là giúp các loại trái cây tươi không bảo quản được lâu trở thành mặt hàng có hạn sử dụng lâu dài, tiện dụng hàng ngày. Vừa qua, hơn 250 kg dưa hấu qua hệ thống JEVA đã được chế biến thành nước hoa quả cô đặc chất lượng cao.

JEVA (Juice EVAporation Technology) là công nghệ cô đặc đa giai đoạn tích hợp, cho phép chế biến nước quả tại điều kiện nhiệt độ thấp, áp suất thường nên tạo ra được sản phẩm có chất lượng tốt, giữ được hương vị tự nhiên trong khi vẫn đạt được lượng chất khô cao; hệ thống thiết bị và công nghệ được chế tạo, phát triển tại Việt Nam nên giá thành rẻ hơn so với thiết bị nhập ngoại.

Chế biến sâu, dễ xuất khẩu

Để rau quả Việt Nam có khả năng xuất khẩu vào những thị trường lớn, nhiều tiềm năng nhưng ở xa, cách duy nhất là giảm tỷ trọng xuất khẩu tươi, tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng qua chế biến sâu.

Rau quả chế biến sâu không chỉ tăng giá trị mà còn đem lại lợi thế cạnh tranh, giúp sản phẩm dễ dàng hơn trong việc vượt qua những rào cản kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu do không bị kiểm tra chặt về vệ sinh thực phẩm như sản phẩm ở dạng tươi. Mặt khác, việc phát triển công nghệ chế biến sâu sẽ tạo kênh tiêu thụ ổn định cho người nông dân, giải quyết được tình trạng “được mùa - mất giá” nan giải mà các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam thường gặp phải.

Một trong những sản phẩm chế biến từ các loại quả có giá trị cao và có tiềm năng xuất khẩu lớn vào các thị trường khó tính như châu Âu, Nhật Bản hay Mỹ là nước quả cô đặc. Sau khi được cô đặc tới trên 550 Brix, tuổi thọ sản phẩm nước quả tăng lên đáng kể trong khi giảm được nhiều chi phí năng lượng khi bảo quản và vận chuyển. Thêm vào đó, độ cô đặc càng cao thì càng giảm được thể tích của sản phẩm, vì thế giảm được chi phí vận chuyển và kho bãi bảo quản.

Theo các nhà khoa học, trên thế giới hiện nay, công nghệ bốc hơi chân không được ứng dụng rộng rãi dùng để sản xuất nước quả cô đặc. Ưu điểm của công nghệ này là hiệu suất bốc hơi cao, tạo ra dòng sản phẩm lớn.

Tuy nhiên, nhược điểm chính là tiêu thụ năng lượng lớn, thay đổi các tính chất cảm quan (thay đổi màu, mất mùi hương tự nhiên) và đặc tính dinh dưỡng của sản phẩm do tác dụng nhiệt. Ngoài ra, mỗi dây chuyền thiết bị của loại công nghệ này thường chỉ được thiết kế để chế biến một loại nguyên liệu nhất định và thích hợp với sản xuất quy mô rất lớn, gắn liền với vùng nguyên liệu tập trung.

Áp dụng được ở nhiều loại quả

TS Nguyễn Minh Tân cho biết, điểm cốt lõi của công nghệ JEVA là đưa ra cách kết hợp tối ưu giữa các quá trình màng khác nhau, ứng dụng tại các bước cô đặc khác nhau trong hệ thống chung, nhằm đưa ra được sản phẩm có chất lượng cao trong khi vẫn tiết kiệm năng lượng tiêu thụ và giảm chi phí thiết bị.

“Hiện tại, trên thế giới chưa ghi nhận có hệ thống tích hợp MF-RO-MD được ứng dụng ở quy mô công nghiệp và bán công nghiệp trong sản xuất nước quả cô đặc” - TS Minh Tân nói.

Ưu điểm của công nghệ JEVA là có thể cô đặc nước quả thông qua phương pháp tách nước từ dịch quả thực hiện tại nhiệt độ thấp (dưới 42 độ C) nên giữ được các vitamin, chất khoáng và hương vị tự nhiên của nguyên liệu đạt chất lượng xuất khẩu vào các thị trường khó tính châu Âu, Mỹ, Nhật…

Ngoài ra, sản phẩm nước quả cô đặc được sản xuất từ công nghệ JEVA có nồng độ chất khô cao (khoảng 700 Brix) nên giảm thể tích vận chuyển, có thể bảo quản ở nhiệt độ thường trong thời gian dài và không cần dùng bất cứ chất bảo quản nào. Đồng thời, hệ thống thiết bị có thể vận hành với nhiều quy trình khác nhau để chế biến nhiều loại nước quả khác nhau, vì vậy tăng được hiệu quả sản xuất, không lệ thuộc vào mùa vụ, có thể vận hành hệ thống quanh năm.

“Công nghệ JEVA có thể được triển khai trên quy mô vừa và nhỏ mà vẫn đảm bảo tính kinh tế, không nhất thiết gắn với vùng nguyên liệu một loại quả nhất định nào đó” - TS Nguyễn Minh Tân nói.

Ví dụ, với các sản phẩm có tính chất nguyên liệu khác nhau, như nước ép chanh dây thường có nồng độ chất tan nằm trong khoảng 12-170 Brix và tương đối đục do có chứa nhiều xơ từ ruột quả, trong khi nước ép vải có độ trong cao hơn và thường có nồng độ chất tan nằm trong khoảng 14 – 160 Brix, việc dùng công nghệ cô đặc nhiệt sẽ đòi hỏi các dây chuyền thiết bị cô đặc với kích thước khác nhau.

Tuy nhiên, nếu dùng công nghệ JEVA sẽ cho phép xử lý linh hoạt các nguồn nguyên liệu đầu vào trên cùng một hệ thống thiết bị.

Theo Giaoducthoidai.vn

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm tặng quà Tết sum vầy cho hộ nghèo tại huyện Hậu Lộc

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm tặng quà Tết sum vầy cho hộ nghèo tại huyện Hậu Lộc

Ngày 24/1/2025, Văn phòng đại diện Bắc Trung bộ tại Thanh Hóa của Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm đã có chuyến thăm và tặng 42 suất quà Tết với tổng giá trị lên tới gần 150 triệu đồng cho các hộ nghèo, cận nghèo, người già neo đơn thuộc xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Những kết quả nổi bật trong năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025 của Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VANPS)

Những kết quả nổi bật trong năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025 của Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VANPS)

Năm 2024, Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VANPS) đã hoạt động tích cực và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận; trong đó, nổi bận Hội VANPS đã thành lập thành công Chi hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên khu vực miền núi phía Bắc tại Thái Nguyên.
Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam chúc mừng năm mới 2025 và đón Xuân Ất Tỵ

Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam chúc mừng năm mới 2025 và đón Xuân Ất Tỵ

Nhân dịp Năm mới 2025 và đón Xuân Ất Tỵ, Ban Thường vụ Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam xin gửi đến toàn thể các hội viên tổ chức, hội viên cá nhân trên mọi miền đất nước những lời chúc tốt đẹp nhất.
Lễ kỷ niệm “Ngày phòng, chống hàng giả, hàng nhái – 29/11” và “20 năm ngày thành lập Hiệp hội VATAP”

Lễ kỷ niệm “Ngày phòng, chống hàng giả, hàng nhái – 29/11” và “20 năm ngày thành lập Hiệp hội VATAP”

Sáng 29/11, tại Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vương, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái (29/11) và 20 năm thành lập Hiệp hội VATAP.
Mô hình dịch vụ công ở các Hội nghề nghiệp: Thực trạng và giải pháp

Mô hình dịch vụ công ở các Hội nghề nghiệp: Thực trạng và giải pháp

Chiều 22/11, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Mô hình dịch vụ công ở các Hội nghề nghiệp: Thực trạng và giải pháp”.
Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm chúc mừng Học viện Phụ nữ Việt Nam nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm chúc mừng Học viện Phụ nữ Việt Nam nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), chiều ngày 19/11 đại diện Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm đã đến thăm và tặng hoa chúc mừng cán bộ, giảng viên Học viện Phụ nữ Việt Nam.
Thành lập Chi Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam Khu vực miền núi phía Bắc

Thành lập Chi Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam Khu vực miền núi phía Bắc

Ngày 7/11, tại Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VANPS) đã trao quyết định thành lập Chi Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam khu vực miền núi phía Bắc và công nhận Hội viên chính thức.
Chương trình vinh danh “Thương hiệu Vàng thời đại số” lần thứ I, năm 2024

Chương trình vinh danh “Thương hiệu Vàng thời đại số” lần thứ I, năm 2024

Chương trình Vinh danh “Thương hiệu Vàng thời đại số” lần thứ I, năm 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 10/10/2024 tại Nhà hát Quân đội và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTC10 - Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC, phản ánh đậm nét trên báo chí trung ương và địa phương.
Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam và Công ty cổ phần mỹ phẩm Vimac ký kết Biên bản hợp tác chiến lược

Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam và Công ty cổ phần mỹ phẩm Vimac ký kết Biên bản hợp tác chiến lược

Ngày 18/9/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản hợp tác chiến lược - Lễ kết nạp hội viên giữa Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VANPS), Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên (INPC) thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (HLKH&CNVN) với Công ty cổ phần mỹ phẩm Vimac (Vimac).
Tạp chí Thương hiệu & Sản phẩm gặp mặt sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam đến kiến tập

Tạp chí Thương hiệu & Sản phẩm gặp mặt sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam đến kiến tập

Sáng ngày 19/08 tại tòa soạn TC Thương hiệu & Sản phẩm đã diễn ra buổi gặp mặt giữa Ban Biên tập Tạp chí với sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam đến kiến tập tại tòa soạn.
Chi bộ Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm tổ chức Lễ kết nạp đảng viên mới

Chi bộ Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm tổ chức Lễ kết nạp đảng viên mới

Được sự nhất trí của Ban thường vụ Đảng ủy phường Phúc La, sáng ngày (5/8) Chi bộ Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm long trọng tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên cho quần chúng Nguyễn Văn Tuệ vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam

Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam

Theo Quyết định số 419/QĐ-BNV ngày 14/6/2024, tên viết tắt của Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam sẽ được điều chỉnh từ VNPS sang VANPS.
Công ty Cổ phần Cấp nước Đắk Lắk cùng “Tiếp sức mùa thi” năm 2024

Công ty Cổ phần Cấp nước Đắk Lắk cùng “Tiếp sức mùa thi” năm 2024

Đồng hành với chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024, Công ty cổ phần Cấp nước Đắk Lắk đã tài trợ nước uống đóng chai cho các thí sinh, người nhà thí sinh trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột.
Lãnh đạo Hội VANPS chúc mừng Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Lãnh đạo Hội VANPS chúc mừng Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), đoàn Lãnh đạo Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên (VANPS) đã đến chúc mừng Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm.
Ký kết Quy chế phối hợp hành động, bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống thực phẩm giả

Ký kết Quy chế phối hợp hành động, bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống thực phẩm giả

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Chống hàng giả Việt Nam và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) và Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam (VINAFOSA) tổ chức Lễ ký kết Quy chế phối hợp hành động, bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống thực phẩm giả.
Sẽ thành lập Chi hội trực thuộc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam

Sẽ thành lập Chi hội trực thuộc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam

Sáng ngày 9/5/2024 tại Hà Nội, Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS) tổ chức họp Thường trực và Thường vụ Hội.
Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm tuyển dụng Phóng viên, Biên tập viên

Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm tuyển dụng Phóng viên, Biên tập viên

Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm trải thảm đỏ tìm kiếm ứng viên tài năng, có đam mê, yêu thích lĩnh vực báo chí, truyền thông vào làm việc các vị trí: Biên tập viên, Phóng viên.
Cây quế - một sản phẩm thiên nhiên quý hiếm của Việt Nam

Cây quế - một sản phẩm thiên nhiên quý hiếm của Việt Nam

Hiện nay, tổng diện tích quế của Việt Nam đạt gần 170.000 ha, chiếm gần 17% diện tích trồng quế trên toàn thế giới.
Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm tuyển dụng nhân sự

Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm tuyển dụng nhân sự

Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm trải thảm đỏ tìm kiếm ứng viên tài năng, có đam mê, yêu thích lĩnh vực báo chí, truyền thông vào làm việc các vị trí: Biên tập viên, MC, Content Creator, Content Marketing.
Phân công nhiệm vụ Thường trực và các Ủy viên Ban Thường vụ Hội VNPS

Phân công nhiệm vụ Thường trực và các Ủy viên Ban Thường vụ Hội VNPS

Ngày 19/3, tại Hà Nội, Thường vụ Hội khoa học Hội Khoa học các sản phẩm thiên Việt Nam (VNPS) đã tổ chức cuộc họp Phân công nhiệm vụ khóa II, nhiệm kỳ 2023 – 2028.
Tạp chí Thương hiệu & Sản phẩm trao quà Tết cho người già neo đơn, tàn tật, chất độc màu da cam

Tạp chí Thương hiệu & Sản phẩm trao quà Tết cho người già neo đơn, tàn tật, chất độc màu da cam

Đại diện Tạp chí Thương hiệu & Sản phẩm cùng Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Lifestyle Việt Nam đã trao quà Tết cho người già neo đơn, tàn tật, chất độc màu da cam ở thôn Vạn Thắng, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Những sự kiện tiêu biểu của Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm năm 2023

Những sự kiện tiêu biểu của Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm năm 2023

Bằng sự nỗ lực của tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, trong năm 2023, Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm đã thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền cho cơ quan chủ quản, tạo sức lan tỏa tích cực tới bạn đọc cũng như thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện xã hội. Những thành quả, điểm sáng đó là niềm vui, niềm tự hào đồng thời cũng là động lực cho những người làm báo tại Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trong năm qua và những năm tiếp theo.
Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam và những hoạt động nổi bật trong năm 2023

Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam và những hoạt động nổi bật trong năm 2023

Năm 2023 là năm khó khăn, thách thức, điều đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội đất nước nói chung và lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói riêng. Song, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của tập thể Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam vẫn đạt được những thành tích đáng ghi nhận trong năm qua.
Quản lý, xác nhận sản phẩm thiên nhiên

Quản lý, xác nhận sản phẩm thiên nhiên

Sản phẩm thiên nhiên là sản phẩm có một hoặc nhiều thành phần thiên nhiên. Thành phần thiên nhiên là thành phần được tạo ra từ toàn bộ hoặc một phần của sinh vật (thực vật, động vật, vi sinh vật, tảo, nấm) và khoáng có trong tự nhiên.
Toàn văn Dự thảo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam lần thứ hai

Toàn văn Dự thảo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam lần thứ hai

Ngày 16/12/2023 tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam lần thứ hai, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm xin trân trọng giới thiệu toàn văn Dự thảo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam lần thứ hai, nhiệm kỳ 2023 – 2028.
Th.S, Nhà báo Nguyễn Viết Hưng làm Phó Chủ tịch Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam

Th.S, Nhà báo Nguyễn Viết Hưng làm Phó Chủ tịch Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam

Trong khuôn khổ Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam lần thứ II, nhiệm kỳ 2023 – 2028, Th.S, Nhà báo Nguyễn Viết Hưng - Tổng biên tập Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm đã được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam trong nhiệm kỳ mới này. Ngoài ra Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm và cá nhân Th.S, Nhà báo Nguyễn Viết Hưng cũng được nhận Bằng khen do có thành tích xuất sắc trong công tác Hội nhiệm kỳ 2019 – 2023.
Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam lần thứ II, nhiệm kỳ 2023 – 2028 thành công tốt đẹp

Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam lần thứ II, nhiệm kỳ 2023 – 2028 thành công tốt đẹp

Sáng 16/12 tại Hà Nội, Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam đã long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam lần thứ II, nhiệm kỳ 2023 – 2028. GS.TS. Phạm Văn Thiêm được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam.
Công nghệ sau thu hoạch trong bảo quản, chế biến các SPTN

Công nghệ sau thu hoạch trong bảo quản, chế biến các SPTN

Mục tiêu đến năm 2030: Ngành công nghiệp chế biến nông sản Việt Nam phấn đấu đứng trong tốp 10 nước hàng đầu thế giới; Việt Nam là một trung tâm chế biến sâu của nông nghiệp thế giới và logistics của thương mại nông sản toàn cầu.
Một số vấn đề về nghiên cứu thuốc từ dược liệu

Một số vấn đề về nghiên cứu thuốc từ dược liệu

Hiện nay, cả nước có hàng trăm cơ sở sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trong đó có nhiều cơ sở sản xuất qui mô công nghiệp, đạt tiêu chuẩn WHO-GMP, sử dụng trên 300 loại dược liệu khác nhau với khoảng 80 loại dược liệu được dùng phổ biến.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động