Chủ động ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở ĐBSCL

TH&SP Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 36/CT-TTg về chủ động triển khai các biện pháp ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô 2020-2021 ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Chỉ thị nêu rõ, từ đầu mùa lũ năm 2020 đến nay, lượng mưa trên lưu vực sông Mekong thiếu hụt từ 30-40% so với trung bình nhiều năm, dòng chảy sông Mekong ở mức rất thấp.

Biển Hồ (Campuchia), nơi cung cấp nguồn nước quan trọng bổ sung cho Đồng bằng sông Cửu Long trong các tháng mùa khô hiện mới trữ được khoảng gần 9 tỷ m3, thấp hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ khoảng 23 tỷ m3, thấp hơn năm 2015 khoảng 8 tỷ m3 và thấp hơn năm 2019 khoảng 2 tỷ m3.

Theo nhận định của các cơ quan nghiên cứu khoa học và cơ quan khí tượng thủy văn trong nước và thế giới, lượng mưa trên lưu vực sông Mekong những tháng cuối năm 2020 có khả năng ở mức cao hơn trung bình nhiều năm.



Chủ động ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở ĐBSCL

Tuy nhiên, lượng nước trữ trong các hồ chứa thủy điện thượng nguồn hiện đang ở mức thấp, các hồ thủy điện sẽ tăng cường tích nước, cùng với sự gia tăng nhu cầu sử dụng nước của các nước thượng nguồn sông Mekong nên tổng lượng dòng chảy về ĐBSCL trong các tháng đầu mùa khô 2020-2021 có khả năng thiếu hụt từ 20-35% so với trung bình nhiều năm.

Năm 2020, được dự báo tiếp tục là năm ít nước, dòng chảy lũ về ĐBSCL nhỏ, nguy cơ tiếp tục xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vào các tháng mùa khô năm 2020-2021, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh ở mức cao đến nghiêm trọng.

Về lâu dài, tác động của biến đổi khí hậu - nước biển dâng, sự gia tăng khai thác nguồn nước ở các nước thượng nguồn hệ thống sông quốc tế và gia tăng nhu cầu sử dụng nước cho phát triển nội tại sẽ làm tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn diễn ra thường xuyên và khốc liệt hơn.

Trước tình hình trên, để chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh, trước hết là trong các tháng mùa khô năm 2020-2021Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh thành ở ĐBSCL theo dõi sát tình hình, lên các kịch bản ứng phó với hạn mặn, thiếu nước phù hợp với thực tế địa phương, gồm cả các kịch bản ứng phó với xâm nhập mặn cực đoan như đã xảy ra các năm 2015-2016, 2019-2020.

Trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn nghiêm trọng, cần ưu tiên nguồn nước để cấp nước sinh hoạt cho người dân, chăn nuôi gia súc và tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao; quán triệt phương châm không để hộ dân nào thiếu nước sinh hoạt.

Các địa phương hướng dẫn người dân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chủ động có giải pháp phù hợp để dự trữ nước ngọt ngay từ cuối mùa mưa, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, triệt để chống thất thoát, lãng phí nước.

Tập trung rà soát, khoanh vùng cây ăn trái có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn. Bố trí cơ cấu mùa, vụ gieo trồng phù hợp, bảo đảm xuống giống sớm vụ Đông Xuân 2020-2021 ở các vùng ven biển để hạn chế ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Ưu tiên sử dụng các giống lúa thơm, đặc sản, chất lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn, nhóm giống chịu mặn, phèn để thuận tiện cho việc cung cấp nước tưới, bảo đảm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

Tăng cường sử dụng trang thiết bị phục vụ cấp và trữ nước hộ gia đình ở những khu vực bị hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, như: bể, bồn, lu, túi đựng nước và các hình thức khác…

Thủ tướng lưu ý các địa phương ĐBSCL tập trung nguồn vốn để đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung lồng ghép vào Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Với các bộ ngành, Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT theo dõi diễn biến và dự báo chuyên ngành về nguồn nước, chất lượng nước và xâm nhập mặn; kịp thời thông tin, cảnh báo cho các địa phương, cơ quan liên quan và người dân vùng ảnh hưởng để phục vụ công tác chỉ đạo, triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp.

Tiếp tục tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng các công trình thủy lợi, công trình cấp nước sinh hoạt để xây dựng giải pháp và bản đồ trực tuyến cảnh báo hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Hướng dẫn cụ thể lịch thời vụ, cơ cấu, giống cây trồng phù hợp cho từng khu vực trên cơ sở dự báo về nguồn nước, nguy cơ xâm nhập mặn; khuyến cáo, hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc đối với cây ăn quả tại các vùng có nguy cơ nhiễm mặn cao…

Hướng dẫn thực hiện các giải pháp cấp nước hộ gia đình và công trình cấp nước tập trung; rà soát quy định về quản lý chất lượng nước sinh hoạt nông thôn, kiểm tra tình hình cấp nước khu vực nông thôn; vận động tổ chức trong nước, quốc tế hỗ trợ người dân ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn;

Thủ tướng cũng giao Bộ TN&MT thu thập thông tin về nguồn nước và điều tiết các hồ chứa thủy điện ngoài lãnh thổ Việt Nam để phục vụ công tác dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn ở ĐBSCL, đề xuất cấp thẩm quyền xem xét đề nghị tăng cường xả nước từ hồ chứa thủy điện thượng nguồn để góp phần đẩy mặn cho Đồng bằng sông Cửu Long trong trường hợp cần thiết và hiệu quả.

Bộ KH&ĐT, Tài chính phối hợp với Bộ NN&PTNT ưu tiên cân đối nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công trình cấp bách và hỗ trợ các giải pháp trong phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn theo quy định...

Minh Kiệt

Minh Kiệt

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng đồng ý nghỉ 5 ngày liên tục dịp lễ 30/4-1/5

Thủ tướng đồng ý nghỉ 5 ngày liên tục dịp lễ 30/4-1/5

Thủ tướng đồng ý việc hoán đổi ngày làm việc bình thường dịp lễ 30/4-1/5 để người lao động được nghỉ liên tục 5 ngày từ 27/4 đến hết 1/5 và làm bù vào ngày 4/5.
Khơi dậy văn hóa đọc trong cộng đồng tại Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 tại Lâm Đồng

Khơi dậy văn hóa đọc trong cộng đồng tại Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 tại Lâm Đồng

Hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nhằm phát huy giá trị của sách, văn hóa đọc trong cộng đồng, xác định trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương đối với việc phát triển văn hóa đọc.
Thủ tướng yêu cầu "xử lý ngay và luôn" tình trạng chênh lệch giá vàng quá cao

Thủ tướng yêu cầu "xử lý ngay và luôn" tình trạng chênh lệch giá vàng quá cao

Trước tình trạng giá vàng trong nước cao hơn thế giới chục triệu đồng, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước theo dõi sát diễn biến giá vàng thế giới, trong nước, xử lý ngay chênh lệch giá vàng.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 33/CĐ-TTg ngày 7/4/2024 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.
Ngân hàng sẽ bị xử lý nghiêm nếu không công khai lãi suất cho vay trước 10/4

Ngân hàng sẽ bị xử lý nghiêm nếu không công khai lãi suất cho vay trước 10/4

“Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công khai mặt bằng lãi suất cho vay, việc triển khai các gói tín dụng trước ngày 10/4. Tổ chức nào không thực hiện thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý nghiêm theo thẩm quyền và công khai theo quy định của pháp luật”, công điện nêu.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Sáng 7/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 7 - 12/4/2024.
Bộ Nội vụ nhất trí với đề xuất nghỉ 5 ngày liên tiếp dịp lễ 30/4 và 1/5

Bộ Nội vụ nhất trí với đề xuất nghỉ 5 ngày liên tiếp dịp lễ 30/4 và 1/5

Ngày 5/4, Bộ Nội vụ đã gửi công văn trả lời về đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 mà Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nêu ra.
Bảo tàng Điện Biên Phủ tăng giờ mở cửa phục vụ khách tham quan

Bảo tàng Điện Biên Phủ tăng giờ mở cửa phục vụ khách tham quan

Nhằm đáp ứng nhu cầu khách tham quan, đặc biệt là dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ sẽ tổ chức đón tiếp, phục vụ khách tham quan thêm một số buổi tối.
Rộn ràng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Rộn ràng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Sáng 5/4, Sở Thông tin-Truyền thông tỉnh Đắk Lắk phối hợp Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn, Hội Văn học nghệ thuật và Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột tổ chức khai mạc "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk".
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động