Chợ phiên @ BMT lần đầu tiên xuất hiện tại TP Buôn Ma Thuột

Sáng 9/12, UBND thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã tổ chức Lễ khánh thành Chợ phiên @ BMT. Tham dự buổi lễ có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Trung, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương, đại diện lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố Buôn Ma Thuột và du khách đến tham quan.
Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk gặp gỡ, giao thương với Thương Vụ Việt Nam tại Hàn Quốc Đắk Lắk: Ông Lưu Tiến Quang được bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hội thảo quốc tế lần thứ V về kinh tế, kinh doanh và tài chính tại Đắk Lắk
Đại biểu cắt băng khánh thành Chợ phiên @ BMT.
Đại biểu cắt băng khánh thành Chợ phiên @ BMT.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP. Buôn Ma Thuột Trần Đức Nhật cho biết, Chợ phiên nông sản, sản phẩm OCOP TP. Buôn Ma Thuột hay còn gọi là "Chợ phiên @ BMT" được tổ chức với mục đích giúp nông dân, người sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố có địa điểm trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm và xúc tiến thương mại; kết nối cung cầu, hợp tác liên kết, liên doanh trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận thông tin, công nghệ mới trong lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Trung quét mã QR thanh toán trực tuyến để mua các sản phẩm OCOP tại Chợ phiên @ BMT.
Lãnh đạo Sở Công thương Đắk Lắk quét mã QR thanh toán trực tuyến mua sản phẩm OCOP

Đối tượng tham gia Chợ phiên là các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp, các chủ thể sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu, các sản phẩm làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố. Các hội ngành nghề và doanh nghiệp tham gia với hàng hóa đạt chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, giá cả phù hợp, đảm bảo yêu cầu của Ban tổ chức đề ra….

Sản phẩm chủ đạo của Chợ phiên là nông sản, cà phê và các sản phẩm nông nghiệp đạt chứng nhận OCOP, VietGAP, GlobalGAP, sản phẩm được cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý, sản phẩm tiêu biểu của địa phương, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm... Ngoài ra, Ban tổ chức cũng sẽ tổ chức các hoạt động giới thiệu về sản xuất, chế biến cà phê; hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian trong khu vực Chợ phiên…

Phó Chủ tịch UBND TP. Buôn Ma Thuột Trần Đức Nhật phát biểu tại lễ khánh thành Chợ phiên @ BMT.
Phó Chủ tịch UBND TP. Buôn Ma Thuột Trần Đức Nhật phát biểu tại lễ khánh thành Chợ phiên @ BMT.

Chợ phiên nông sản, sản phẩm OCOP TP. Buôn Ma Thuột sẽ được tổ chức định kỳ 1 lần/tuần, vào ngày thứ bảy và chủ nhật bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ do Hội Doanh nhân Thành phố Buôn Ma Thuột đảm nhận khâu tổ chức.

Địa điểm tổ chức tại vỉa hè 2 bên tuyến đường Tôn Đức Thắng (khu vực nhà thi đấu thành phố, giới hạn giữa các đường Trần Khánh Dư – Tôn Đức Thắng – Trần Nhật Duật), phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột.

Quy mô phiên chợ với tổng số 40 gian hàng, trong đó: 20 gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu, sản phẩm OCOP của các 21 xã phường, các đơn vị huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh, mở rộng quy mô tỉnh bạn tham gia giới thiệu quảng bá tại Chợ phiên; 10 gian hàng trưng bày, giới thiệu các dịch vụ, công nghệ, mặt hàng bổ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, người tiêu dùng; 10 gian hàng phục vụ dịch vụ ẩm thực, giải khát, cà phê…

Chợ phiên @ BMT lần đầu tiên xuất hiện tại TP Buôn Ma Thuột

Du khách tìm hiểu sản phẩm tại phiên chợ.

Phó Chủ tịch UBND TP. Buôn Ma Thuột Trần Đức Nhật cũng nhấn mạnh, Chợ phiên @ BMT là sự kết nối giữa hiện đại và bản sắc, vừa là nơi giao thương, giới thiệu những sản phẩm, sản vật đặc trưng của TP. Buôn Ma Thuột và các vùng miền trên cả nước, vừa là sân chơi của người dân, góp phần thắt chặt và làm bền vững các mối quan hệ trong cộng đồng. Chợ phiên @ BMT không chỉ là sự tổng hòa những nét đặc trưng của mỗi cộng đồng dân cư, mà còn là nơi bảo tồn và giao lưu bản sắc văn hóa các dân tộc.

Sự tham gia và lan tỏa của mỗi cá nhân, cộng đồng, du khách khi đến với Chợ Phiên @ BMT sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng TP. Buôn Ma Thuột: Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp – Thông minh – Bản sắc trong tương lai.

Ngay sau Lễ khánh thành, các đại biểu cũng đã tham quan, thưởng thức sản phẩm trưng bày ở các gian hàng tại phiên chợ.

Hàng trăm suất quà Trung Thu cho trẻ em dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk Hàng trăm suất quà Trung Thu cho trẻ em dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk
Đắk Lắk: Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tặng quà cho trẻ em vùng khó khăn nhân dịp tết Trung Thu Đắk Lắk: Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tặng quà cho trẻ em vùng khó khăn nhân dịp tết Trung Thu
Đắk Lắk: Trao học bổng và tặng quà Trung Thu cho trẻ em dân tộc thiểu số vùng sâu Đắk Lắk: Trao học bổng và tặng quà Trung Thu cho trẻ em dân tộc thiểu số vùng sâu
Thanh Hải

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sầu riêng Việt Nam tái cấu trúc để phát triển bền vững

Sầu riêng Việt Nam tái cấu trúc để phát triển bền vững

Năm 2025, ngành sầu riêng Việt Nam chứng kiến xuất khẩu sụt giảm nghiêm trọng, trong khi nhập khẩu tăng mạnh. Trước nghịch lý này, ngành đang đẩy mạnh tái cấu trúc, nâng cao chất lượng và mở rộng thị trường nhằm hướng tới phát triển bền vững.
Phát huy giá trị OCOP trong giai đoạn mới

Phát huy giá trị OCOP trong giai đoạn mới

Việc sửa đổi Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá OCOP là bước đi chiến lược, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, chuẩn hóa thương hiệu và tạo hành lang pháp lý minh bạch. Đây là nền tảng để sản phẩm OCOP vươn xa hơn trên thị trường toàn cầu.
Chuẩn hóa chất lượng, nâng tầm sầu riêng Việt

Chuẩn hóa chất lượng, nâng tầm sầu riêng Việt

Trước những yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường Trung Quốc, ngành sầu riêng Việt Nam đang đẩy mạnh kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc và đầu tư chế biến sâu. Đây là bước đi chiến lược nhằm xây dựng thương hiệu nông sản vững chắc, đủ sức cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Sáp nhập tỉnh mở lối mới cho sản phẩm OCOP

Sáp nhập tỉnh mở lối mới cho sản phẩm OCOP

Sau khi sáp nhập tỉnh, sản phẩm OCOP không còn chỉ xoay quanh không gian nhỏ lẻ, mà phải bước vào sân chơi lớn hơn – nơi đòi hỏi sự chuyên nghiệp, bản sắc rõ nét và năng lực cạnh tranh bền vững để thích ứng và phát triển lâu dài.
Gạo Việt vươn xa nhờ chất lượng và bản sắc

Gạo Việt vươn xa nhờ chất lượng và bản sắc

Không chỉ là nông sản chiến lược, gạo Việt cần được định vị là sản phẩm mang giá trị văn hóa và trách nhiệm xã hội. Đầu tư vào thương hiệu, chế biến và truy xuất nguồn gốc là chìa khóa mở rộng thị phần tại các thị trường tiêu dùng cao cấp.
Khai mở “mỏ vàng xanh” dược liệu Tây Bắc bằng tư duy chuỗi giá trị và thương hiệu

Khai mở “mỏ vàng xanh” dược liệu Tây Bắc bằng tư duy chuỗi giá trị và thương hiệu

Vùng núi phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh Tây Bắc, được đánh giá có tiềm năng lớn để phát triển ngành dược liệu trở thành kinh tế mũi nhọn nhờ lợi thế khí hậu, thổ nhưỡng và sự đa dạng sinh học. Tuy nhiên, để “mỏ vàng xanh” thực sự tạo ra giá trị gia tăng bền vững, đòi hỏi sự thay đổi mạnh mẽ về tư duy chuỗi giá trị và chiến lược xây dựng thương hiệu vùng cho các sản phẩm đặc hữu.
Mực nhảy Cửa Lò – Đặc sản tươi rói làm nên thương hiệu biển Nghệ

Mực nhảy Cửa Lò – Đặc sản tươi rói làm nên thương hiệu biển Nghệ

Đến Cửa Lò mà chưa ăn mực nhảy là coi như bỏ lỡ nửa hồn của biển. Món đặc sản tươi roi rói này không chỉ ngon mà còn mang đến trải nghiệm ẩm thực độc đáo khó quên.
Từ sáp nhập đơn vị hành chính đến xây dựng vùng OCOP liên kết: Hướng đi tất yếu cho phát triển bền vững

Từ sáp nhập đơn vị hành chính đến xây dựng vùng OCOP liên kết: Hướng đi tất yếu cho phát triển bền vững

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang bước vào giai đoạn phát triển mới khi Việt Nam tiến hành sáp nhập đơn vị hành chính trên quy mô toàn quốc. Đây không chỉ là cuộc cách mạng bộ máy hành chính mà còn là bước ngoặt tạo đà cho việc xây dựng các vùng OCOP liên kết, chuyên nghiệp hơn, bền vững hơn.
Chuyển đổi tư duy canh tác trong trồng trọt

Chuyển đổi tư duy canh tác trong trồng trọt

Chuyển đổi xanh trong nông nghiệp không thể chỉ bắt đầu từ kỹ thuật, mà phải xuất phát từ thay đổi tư duy sản xuất – hành trình dài nhưng bắt buộc nếu muốn nông sản Việt phát triển bền vững và chinh phục thị trường quốc tế.
Xem thêm

Tin đọc nhiều

Cà phê tăng giá mạnh, chạm mốc 94.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước hôm nay 19/7: Giảm nhẹ nhưng vẫn giữ vùng cao kỷ lục

Mắm Lê Gia – Hành trình khẳng định mình trên “bản đồ nước mắm truyền thống”

Giá hồ tiêu sáng nay giảm nhẹ, doanh nghiệp cần khơi thông thủ tục xuất khẩu

Bão Wipha tiến vào Biển Đông: "Chủ động" với những thiết bị sinh tồn cần có trong mỗi gia đình

Rau quả Việt Nam lấy lại đà tăng: Sầu riêng hồi phục, chanh leo và dừa bứt tốc

Dứa Việt được giá ở châu Âu: Cơ hội hay giấc mơ tỷ đô?

Hành trình tri ân mang tên Thanh Hóa – Tỏa sáng đạo lý, lan tỏa thương hiệu tỉnh nghĩa tình

Giá vàng hôm nay đảo chiều giảm nhẹ, chuyên gia vẫn lạc quan về tuần tới

Tiêu dùng thông minh, an toàn khi bão đến

Giá tiêu sáng nay 20/7: Quay đầu giảm nhẹ, thị trường thận trọng trước biến động

Bão Wipha tiến vào Biển Đông: Những các món đồ cha mẹ cần sắm ngay để bảo vệ trẻ nhỏ

Công an xã Vạn Lộc (Thanh Hoá): Chủ động ứng phó bão Wipha – Xứng đáng niềm tin nơi tuyến đầu

Thanh Hóa đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng: Không có vùng cấm, không có ngoại lệ

Từ ổ dịch liên cầu lợn Hưng Yên: Lời cảnh báo từ các chuyên gia về 'tử thần' trên bàn nhậu

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động